Nghiên cứu di sản văn hóa dân gian thời Lý — 1000 Years Thang Long (VietNamPlus)
Mục lục bài viết
Văn hóa
::
Khám phá Việt Nam
::
Văn hóa
|
08:58:00
Nghiên cứu di sản văn hóa dân gian thời Lý
Đền Đô – nơi thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý. (Ảnh: Internet)
Chào mừng kỷ niệm 1.000 năm thiết lập vương triều Lý (1009 – 2009), 1.000 năm
Thăng Long-Hà Nội (1010 – 2010), Tiến sĩ khoa học lịch sử (hội viên Hội Văn học
nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh) Trần Đình Luyện đã thực hiện việc nghiên cứu, biên
soạn, quảng bá báo cáo khoa học “Tìm hiểu di sản văn hóa, văn nghệ dân gian thời
Lý “.
Báo cáo khoa học tập trung nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ những điều
kiện lịch sử xã hội trên quê hương nhà Lý – một địa bàn trọng yếu để nhà Lý khai
mở, xây dựng nền văn minh Đại Việt trong đó có văn hóa, văn nghệ dân gian.
Những di sản có nội dung phong phú, phản ánh về cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược nhà Tống thế kỉ 11, tập trung ở vùng ven sông Cầu thuộc các huyện
Yên Phong, Quế Võ; phản ánh về những hình thức sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng
tâm linh, lễ hội ở những làng quê nhiều vùng như Từ Sơn, Tiên Du và thành phố
Bắc Ninh.
Riêng lĩnh vực văn hóa văn nghệ dân gian thời Lý hết sức đa dạng, bao gồm
nhiều loại hình truyền thuyết, giai thoại, truyện kể dân gian, sấm kí, ca dao,
tục ngữ, dân ca… có đề tài gắn liền với nguồn gốc quê hương nhà Lý, các vị
vua, hoàng tộc, các vị thiền sư nổi tiếng có công đóng góp vào sự ra đời tồn tại
phát triển của vương triều này.
Giá trị lịch sử của văn hóa văn nghệ dân gian thời Lý còn giúp tìm hiểu,
làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử, danh nhân thời Lý như xác định địa vực, không
gian văn hóa, cuộc đời và gia đình thân mẫu Lý Công Uẩn, thiền sư Vạn Hạnh, cuộc
đời của các vị vua Lý Nhân Tông, Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Chiêu Hoàng…
Từ những vấn đề có ý nghĩa và giá trị nhiều mặt của đề tài khoa học, tác
giả đặt ra những yêu cầu cần thiết, giúp các nhà lãnh đạo, quản lí, các
cấp, chính quyền và cơ quan chức năng đề xuất những chủ trương, chính sách, xây
dựng và thực hiện các chương trình, dự án bảo tồn, phát huy các giá trị của di
sản văn hóa, thực hiện có hiệu quả Luật Di sản văn hóa.
Việc nghiên cứu cũng sẽ làm sáng tỏ vị trí và vai trò của Bắc Ninh trong
lịch sử triều Lý, trong sự nghiệp xây dựng, bảo tồn, phát triển những giá trị
tinh thần của nền văn minh Đại Việt và nền văn hóa Việt Nam mang bản sắc dân tộc
hiện nay.
Đây là một đề tài có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giúp
tìm hiểu một bộ phận trọng yếu của nền văn minh Đại Việt được khai mở và xây
dựng từ thời Lý, đưa nước ta ngay từ những năm đầu đầu của thiên niên kỉ thứ hai
trở thành một nước văn hiến./.
Các tin khác
- Giữ hồn Việt trong những đồ chơi dân gian
- Lễ Sen Dolta – Nét đẹp tín ngưỡng Khmer Nam bộ
- Gốm Phù Lãng – hồi sinh hồn đất
- Kỷ lục trống đồng đúc mới lớn nhất Việt Nam
- Ninh Bình chuẩn bị cho Lễ hội Cố đô Hoa Lư