Người Sài Gòn hào hứng “check in” ở đường mai vàng, Phố ông đồ

Khai mạc chiều 5/1, đường mai vàng và phố ông đồ tại Nhà Văn hóa Thanh Niên (đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, TP.HCM), nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Tết Việt 2023, thu hút đông đảo người dân Sài Gòn, trong đó có nhiều bạn trẻ đến vui chơi, tham quan chụp ảnh trong dịp Tết.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 1.

Năm nay, với chủ đề “Thành phố tôi yêu”, Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023 diễn ra sớm hơn so với mọi năm, không khí Tết tràn ngập hơn bao giờ hết.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 2.

Lễ hội Tết Việt là một trong những hoạt động thường niên của Nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM và được người dân trong đó có cả Việt kiều mong chờ mỗi khi năm hết Tết đến. Dịp này, nhiều bạn trẻ, gia đình thường diện áo dài truyền thống, áo bà ba… để chụp ảnh với không gian rực rỡ, đậm chất Tết nơi đây.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 3.

Không gian Lễ hội Tết Việt năm nay được trang trí bằng 100 gốc mai.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 4.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 5.

Mặc dù 12 giờ trưa nhưng nhiều chị em vẫn rất vui và hào hứng đến đường mai chụp ảnh kỷ niệm.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 6.

Ngoài mai vàng, nhiều tiểu cảnh là lúa, bắp cũng được bày trí bắt mắt.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 7.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động dân gian ngày tết được tái hiện như: nặn tò he, làm tranh nghệ thuật xoắn giấy, thủ công mỹ nghệ…, là điểm đến hấp dẫn cho người dân, du khách Việt kiều và người nước ngoài vui chơi trong ngày Tết.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 8.

Sau ngày đầu mở cửa đón khách, rất nhiều người dân đã đến vui chơi “check in”. Vào dịp cuối tuần, số lượng người đến tham quan, chụp ảnh tăng lên nhiều lần. Tại đây cũng có dịch vụ cho thuê áo dài Tết để khách chụp hình với giá 100.000/2 tiếng/bộ người lớn và trang phục trẻ em có giá 50.000 đồng.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 9.

Mặc dù là giữa trưa, vẫn rất đông người đến vườn mai tạo dáng chụp ảnh, trong đó có cả những du khách người Ấn Độ…

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 10.

Cụ già hào hứng và phấn khởi được con gái đưa đến Lễ hội Tết Việt tham quan và chụp ảnh.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 11.

Bé trai được mẹ dỗ dành để chụp ảnh tại Lễ hội Tết Việt 2023.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 12.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 13.

Xen lẫn không gian đường mai, phố ông đồ năm nay có thêm hệ thống sân khấu to rộng.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 14.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 15.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 16.

Ngoài đường hoa mai, phố ông đồ,… còn có nhiều không gian truyền thống và hiện đại để chụp ảnh.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 17.

Cặp vợ chồng “phiêu” với tiểu cảnh trang trí tại Lễ hội Tết Việt 2023.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 18.

Tiểu cảnh làng nghề thủ công khiến nhiều người thích thú, dừng lại chụp hình.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 19.

Bên cạnh đường mai là phố ông đồ cũng nhộn nhịp khách tham quan và xin chữ.

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 20.

Ngoài lề đường Phạm Ngọc Thạch rực rỡ mai vàng khiến nhiều người thích thú chụp hình

Người Sài Gòn hào hứng "check in" ở đường mai vàng, Phố ông đồ - Ảnh 21.

Được biết, đường mai và Phố ông đồ chính thức mở cửa phục vụ người dân và du khách từ chiều ngày 5/1 đến hết ngày 26/1/2023 (mùng 5 Tết).

Phố ông Đồ hắt hiu ngày cận TếtPhố ông Đồ hắt hiu ngày cận Tết

Dù Thứ bảy, Chủ nhật là ngày cuối tuần nhưng phố ông Đồ cho chữ cạnh Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội vẫn chẳng có mấy khách đến xin chữ. Dường như năm nay kinh tế khó khăn, người ta cũng hạn chế những thú chơi vốn được coi là tao nhã bấy lâu.