Nguyên tắc vàng trong kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp
Khi bắt đầu làm việc tại một môi trường, không phải ai cũng có những kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp đúng mực. Đã nói là kỹ năng thì không phải nghiễm nhiên là có, mà nó được hình thành trong quá trình học hỏi. Để dung hòa được mối quan hệ khi bất đồng thì bạn hãy thuộc lòng những nguyên tắc vàng trong bài viết này nhé.
1. Đôi lời chia sẻ về kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp
Kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp
Xã hội thì ngày càng phát triển, con người dường như cũng chính vì thế mà bị quấn vào luồng công việc hăng say hơn. Chính vì thế mà đôi lúc họ đánh mất những mối quan hệ xung quanh, đánh mất đi những kỹ năng mềm cần thiết nhất tại nơi làm việc.
Đồng nghiệp chính là những người đồng hành cùng chúng ta trong suốt quá trình làm việc, có khi cùng thành công, có khi cùng thất bại. Đi cùng nhau trong cả quá trình dài như vậy, thì không thể tránh khỏi những cãi vã, những lần tranh luận đến nảy lửa và những lần bất hòa với nhau. Cái tôi của chúng ta rất lớn nên đôi khi sẽ bỏ lỡ cơ hội làm hòa với đồng nghiệp. Đôi khi cũng chỉ vì cái tính nóng nảy, cái sĩ diện cao mà phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp. Nhưng cũng chính vì thế mà bạn thường quên mất những kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp.
Có thể bạn không biết chính những kỹ năng ấy lại làm cho cuộc tranh luận của bạn và đồng nghiệp hạ xuống. Nói chính xác hơn đó chính là cái “bình chữa cháy” mà bạn nên trang bị cho mình mỗi khi giao tiếp với đồng nghiệp.
2. Làm sao để dung hòa mối quan hệ với đồng nghiệp
Làm sao để dung hòa mối quan hệ với đồng nghiệp
2.1. Nguyên tắc khi giao tiếp bằng lời với đồng nghiệp
– Luôn tuân theo tuổi tác, mặc dù là đồng nghiệp cùng chỗ làm, hay cho dù bạn vào trước hay vào sau thì bạn cũng nên tuân thủ theo tuổi tác. Nếu gần tuổi nhau bạn có thể xưng hô theo tên, nhưng tuyệt đối nói trống không cho dù đó là ai nhé. Bạn hãy học cách tôn trọng người khác ngay từ cái tên xưng hô nhé. Điều này sẽ không làm cho bạn mất mặt, cũng không lấy bớt của bạn cái gì cả, mà nó chỉ giúp bạn trong việc nâng cao uy tín của mình và sự tôn trọng ngược lại của đồng nghiệp thôi.
– Không nói mỉa mai khi giao tiếp với đồng nghiệp, trong công việc cũng như trong giao tiếp với đồng nghiệp bạn không được có những giọng nói mỉa mai, nói mát đồng nghiệp vì chính những lối nói như thế này sẽ luôn tạo ra ấn tượng xấu cho người nghe, đặc biệt là chính đồng nghiệp của bạn. Lối nói mỉa mai sẽ thể hiện bạn luôn có những thái độ đố kỵ, thù địch với đồng nghiệp.
Xem thêm: Kỹ năng sống là gì
2.2. Kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp
– Luôn nói chuyện bằng thái độ chân thành và tự nhiên với đồng nghiệp. Chúng ta không nên tỏ ra thái độ khó chịu, không hài lòng cho dù đồng nghiệp của mình có đang làm sai đi chăng nữa. Bạn cũng không nên tỏ ra gượng ép phải vui vẻ với đồng nghiệp khi nói chuyện, chính như thế sẽ làm cho người đối diện cảm thấy giả tạo. Nếu không vui thì bạn có thể ít giao tiếp lại một chút.
– Không nên nói lấp lửng câu chuyện, nếu đã nói thì phải nói cho hết câu chuyện, không nên làm người nghe phải tò mò về câu chuyện đó của bạn. Đây cũng là cách thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với người nghe. Nếu bạn làm họ mất hứng, cụt hứng trong câu chuyện thì rất có khả năng lần sau họ sẽ không còn muốn nghe câu chuyện của bạn, cũng không muốn chia sẻ với bạn nữa.
– Nếu người đối diện không muốn nghe thì hãy dừng câu chuyện lại, một số người cứ thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối mà không hề để tâm đến người nghe có muốn lắng nghe nữa hay không, chính như thế mà có thể sẽ gây ra cho họ cảm giác bị ép lắng nghe. Kỹ năng trong ứng xử với đồng nghiệp mà bạn cần có đó chính là vừa nói chuyện vừa xem thái độ của người đối diện xem họ có thực sự muốn nghe hay không.
– Luôn giữ một khoảng cách vừa đủ để bạn và đồng nghiệp của mình có thể truyền tải thông tin đến nhau. Bạn biết không khoảng cách lý tưởng nhất đó chính là 1m. Những kỹ năng giao tiếp như vậy bạn cần phải nắm chắc và thuộc lòng trong đầu để áp dụng hàng ngày với đồng nghiệp, vừa thể hiện sự tôn trọng vừa thể hiện sự chuyên nghiệp của mình.
– Một trong những kỹ năng nữa đó chính là bạn không nên nói dối đồng nghiệp của mình, bởi vì không ai muốn mình bị người khác nói dối cả. Ví dụ, người đồng nghiệp của bạn mới mua một cái gì đó và hỏi bạn có đẹp hay không, nếu không thấy đẹp thì đừng giả vờ khen đẹp trước mặt họ rồi lại nói với người khác rằng nó thật tệ. Nhưng bạn cũng không nên trả lời thẳng thừng là nó thật tệ, hãy cho đồng nghiệp của bạn một câu trả lời khéo léo rằng nó thật sự không phù hợp. Như vậy vừa có thể tránh được những hiểu lầm cho bạn và đồng nghiệp của mình, dung hòa mối quan hệ không quá khó đúng không nào.
2.3. Hãy sử dụng ánh mắt trong khi giao tiếp
Người ta thường nói, ánh mắt là cửa sổ tâm hồn. Mỗi khi nói chuyện với đồng nghiệp thì bạn hãy sử dụng ánh mắt của mình, nhìn thẳng vào người đối diện để cho họ thấy bạn đang rất tập trung và thực sự nghiêm túc trong cuộc trò chuyện này.
Nhưng cũng chính ánh mắt sẽ khiến cho đồng nghiệp của bạn có những ác cảm với bạn, trong giao tiếp khi sử dụng ánh mắt, hãy nói không với những điều sau:
– Thứ nhất, bạn hãy nói không với đảo mắt liên tục, nhìn xéo sang một người trong khi đang nói chuyện với một người, hành động này sẽ làm cho đối phương cảm thấy không được tôn trọng.
– Thứ hai, không nhìn chằm chằm vào khuyết điểm trên cơ thể của người khác, mặc dù đôi khi bạn không cố ý, nhưng ánh mắt của bạn sẽ làm cho họ thực sự có ác cảm với chính bạn, vì những khuyết điểm trên cơ thể ấy họ đã không muốn cho ai nhìn thấy rồi.
– Thứ ba, chính là không đá lông mày với người đối diện, hành động này tuy chỉ là những hành động thói quen của bạn nhưng cũng có thể khiến cho người đối diện cảm thấy khó chịu đấy. Bạn hãy chú ý những hành động nhỏ như thế này nhé.
Có thể trên đây là một số những nguyên tắc để bạn có thể giao tiếp tốt hơn và giữ được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, nhưng nếu giữa bạn và đồng nghiệp của bạn xảy ra vấn đề tranh luận không trùng quan điểm thì bạn sẽ làm gì?
3. Làm gì khi bạn và đồng nghiệp không cùng quan điểm
Làm gì khi bạn và đồng nghiệp không cùng quan điểm
Đây là một trong những vấn đề mà không hiếm gặp, trong công việc hay cả trong cuộc sống, mỗi người một quan điểm khác nhau. Chính vì thế mà vấn đề không cùng quan điểm là một điều rất bình thường. Nhưng làm sao để có thể dung hòa được những quan điểm đó, làm sao để những quan điểm đó không lớn lên thành xung đột. Chính vì thế mà bạn hãy tham khảo ngay phần sau đây, vì chúng tôi sẽ mách cho bạn cách tốt nhất để xung đột không xảy ra.
3.1. Không cố gắng tranh luận tiếp
Một khi đã bất đồng quan điểm, cả bạn và đồng nghiệp đều đang rất cố gắng để bảo vệ quan điểm đó của chính mình. Lúc này, nếu không cẩn thận trong việc tranh luận thì sẽ dẫn đến những xung đột không nên có. Chính vì thế điều bạn cần làm là không nên cố gắng bảo vệ quan điểm của mình ngay lúc đó. Mà hãy tìm một thời điểm khác thích hợp hơn để nói chuyện lại với nhau khi cả hai đã bình tĩnh trở lại. Người xưa đã có câu “giận quá mất khôn” trong lúc nóng giận thì có thể chính bạn cũng không thể kiểm soát được những ngôn từ mà mình nói ra.
Xem thêm: Interpersonal skills là gì
3.2. Không tranh luận khi đang nóng giận
Nóng giận luôn làm cho con người mất hết lý trí, lúc đó bạn chỉ nghĩ đến sự tức giận của mình mà lại không để ý đến quan điểm của đồng nghiệp, biết đâu bạn lại là người sai thì sao. Chính vì thế trong những lúc nóng giận thì bạn không nên tiếp tục cuộc tranh luận nữa, hãy tìm lúc khác để nói chuyện nhưng thật khéo léo nhé. Hãy thực hiện theo nguyên tắc này “nếu bạn đúng bạn không nên nổi giận, nếu bạn sai bạn không có quyền nổi giận”.
3.3. “Ngồi xuống nói cùng nhau”
Đây là một điều mà có lẽ ít ai có thể làm được vì khi đã bất đồng quan điểm và dẫn đến những tranh luận thì chứng tỏ là có những ý nghĩ xấu và tiêu cực về nhau. Chính vì thế mà bạn không nên im lặng bỏ đi mà hãy cùng đồng nghiệp của mình ngồi xuống và nói chuyện với nhau một cách thẳng thắn, chia sẻ quan điểm rõ ràng để đối phương hiểu rõ. Chỉ có như vậy thì bạn và đồng nghiệp mới có thể tháo gỡ được những vấn đề chung. Trong trường hợp nếu không thể nói chuyện được với nhau thì hãy nhờ đến người thứ ba để giải quyết vấn đề thôi nhé.
4. Lợi ích của việc vận dụng thành thạo những nguyên tắc này
Lợi ích của kỹ năng trong giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp
Không phải những kỹ năng này đều có sẵn ở mỗi chúng ta, những kỹ năng này bạn phải tích lũy trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng mềm tốt cũng chính là nhân tố giúp bạn thành công trong cuộc sống và công việc. Hơn nữa điều quan trọng là khi bạn vận dụng thành thạo những kỹ năng mềm này vào trong mối quan hệ với đồng nghiệp thì dường như việc bất đồng hay xung đột với đồng nghiệp là không có. Nếu tôn trọng họ trước thì bạn sẽ nhận lại được sự tôn trọng từ chính đồng nghiệp của mình.
Tuy nhiên những nguyên tắc này không quá cần gượng ép cũng không cần phải áp dụng cứng nhắc vào trong mối quan hệ với đồng nghiệp. Bạn hãy vận dụng những kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp một cách thật linh hoạt để cho mối quan hệ của mình ngày càng tốt hơn nhé.
Với những thông tin mà timviec365.vn hy vọng bạn đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp tốt nhất.
Chia sẻ: