Nhiệm vụ của các thành viên của UBND xã Cổng thông tin điện tử xã Yên Phong – Huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hóa

Nhiệm vụ của các thành viên của UBND xã

Page Content

 

Mục lục bài viết

 

Phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức UBND xã Yên Phong

­

          Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ;

Căn cứ vào quy chế làm việc của UBND xã ban hành theo quyết định số            75/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2016.

UBND xã họp thống nhất và phân công công việc cho các cán bộ, công chức như sau:

1. Chủ tịch UBND xã

– Phụ trách chung công tác của UBND xã;

– Phụ trách công tác tổ chức cán bộ; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác Nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thuỷ lợi; công tác quy hoạch, phát triển kinh tế-xã hội, công tác ngân sách;

– Trực tiếp ký báo cáo, tờ trình, công văn trình UBND huyện, Thường trực Đảng uỷ, thường trực HĐND xã;

– Ký các văn bản pháp quy, các văn bản thuộc thẩm quyền quyết định của UBND xã, các quyết định khen thưởng;

– Làm chủ tài khoản Ngân sách xã;

– Giữ mối liên hệ với các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội.

– Phụ trách chỉ đạo trực tiếp: Công tác Tài chính, Địa chính, Quân sự, Công an, Văn phòng HĐND-UBND.

– Phụ trách cơ sở thôn 1 +2 +3 + 4 +5

2. Phó Chủ tịch UBND xã.  

– Phụ trách trực tiếp công tác văn hoá – xã hội, Tư pháp, bộ phận một cửa; phụ trách lĩnh vực vay vốn của các tổ chức Hội và trực tiếp làm trưởng ban thu hồi công nợ.

– Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã quản lý công tác tài chính; tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại – tố cáo thuộc lĩnh vực phụ trách;

– Ký các văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách. Ký các văn bản pháp quy được uỷ quyền của Chủ tịch UBND khi Chủ tịch đi vắng;

– Điều hành các công việc của UBND xã khi Chủ tịch đi vắng và uỷ quyền lại;

– Phụ trách cơ sở thôn 6 + 7+ 8+ 9 +10.

3. Uỷ viên UBND xã.

3.1. Trưởng công an xã:

– Tổ chức lực lượng công an xã, năm trắc tình hình an ninh trật tự trên địa bàn; tham mưu đề xuất với Đảng ủy, UBND xã và cơ quan công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp để bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Phối hợp với các chuyên môn khác và đoàn thể tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến an ninh trật tự cho nhân dân.

– Tổ chức phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của công an cấp trên.

– Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy, giữ trật tự công cộng và an toàn giao thông.

– Quản lý vũ khí trang bị, cơ sở vật chất của ban công an, kiểm tra các quy định về an ninh trật tự trên địa bàn theo thẩm quyền.

– Quản lý hộ khẩu của địa phương.

– Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định; quản lý, giáo dục các đối tượng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

– Bảo vệ hiện trường, bắt người  phạm tội quả tang, người có lệnh truy nã.

– Phụ trách lĩnh vực vệ sinh môi trường; quản lý việc khai thác tài nguyên khoáng sản và chỉ đạo công tác Thú y trên địa bàn xã.

– Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất với UBND xã.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã và Công an cấp trên giao cho.

3.2. Chỉ huy trưởng Quân sự:

– Tham mưu đề xuất với Đảng uỷ, UBND xã về chủ trương biện pháp lãnh đạo chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác Quân sự, Quốc phòng địa phương.

– Nắm tình hình, báo cáo kịp thời với UBND xã về lĩnh vực công tác của mình và công việc khác có liên quan.

– Xây dựng các kế hoạch về giáo dục, huấn luyện, hoạt động chiến đấu lực lượng dân quân, dự bị động viên, tuyển chọn công dân nhập ngũ.

– Quản lý và tổ chức đăng ký công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự.

          – Thực hiện chính sách hậu phương quân đội; các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cho dân quân, tự vệ, quân nhân dự bị theo quy định.

– Giữ gìn, bảo quản vũ khí trang thiết bị, quản lý các công trình quốc phòng trên địa bàn.

          – Phối hợp với các đoàn thể trên địa xã giáo dục toàn dân ý thức quốc phòng quân sự và thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến quốc phòng, quân sự.

– Kết phối hợp với Ban công an tuần tra canh gác giữ gìn trật tự, an ninh chính trị, phòng chống cháy nổ, thiên tai cứu hộ cứu nạn.

– Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, trực ban, báo cáo và tổng kết công tác quốc phòng quân sự.

– Phụ trách quản lý lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý hành lang đê, hành lang giao thông trên địa bàn xã.

– Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất với UBND xã.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã và Cơ quan quân sự cấp trên giao cho.

4. Công chức Văn hoá – Xã hội:

4.1. Công chức Văn hoá – Xã hội phụ trách văn hóa, thể dục – thể thao, thông tin tuyên truyền.

– Giúp UBND xã quản lý, thực hiện công tác Văn hoá – Xã hội;

– Làm công tác thông tin tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương;

– Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ quần chúng; câu lạc bộ, quản lý các di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí, cơ sở vật chất trang thiết bị ngành văn hoá, nhà truyền thống, hệ thống truyền thanh xã;

– Hướng dẫn, kiểm tra đối với tổ chức và công dân chấp hành pháp luật trong hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.

– Lập chương trình kế hoạch công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao trình UBND xã và tổ chức thực hiện Chương trình, kế hoạch được phê duyệt.

– Tham mưu và quản lý tốt hoạt động của làng văn hóa, thôn văn hóa.

– Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất với UBND xã.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã và Cơ quan cấp trên giao cho.

4.2. Công chức Văn hoá – Xã hội phụ trách lĩnh vực lao động thương binh & xã hội.

– Giúp UBND xã quản lý thực hiện công tác Lao động thương binh và Xã hội;

– Lập chương trình kế hoạch công tác Lao động thương binh và xã hội trình UBND xã và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;

– Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn xã, quản lý hồ sơ đối tượng hưởng chính sách lao động thương binh và xã hội;

– Hướng dẫn và nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìm việc làm, hưởng chế độ chính sách ưu đãi, chính sách xã hội trình UBND xã giải quyết theo thẩm quyền.

– Theo dõi và chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách và đối tượng bảo trợ xã hội. Phối hợp với các đoàn thể trong việc chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách; Quản lý khu vực nhà bia tưởng niệm liệt sỹ.

– Theo dõi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã.

– Giúp UBND xã thực hiện sơ kết tổng kết công tác Lao động thương binh và xã hội ở xã.

– Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất với UBND xã.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã và Cơ quan cấp trên giao cho.

5. Công chức Tư pháp – Hộ tịch:

– Giúp UBND xã quản lý về công tác Tư pháp – Hộ tịch;

– Quản lý tủ sách pháp luật; Chịu trách nhiệm chính trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Trợ giúp pháp lý cho nhân dân theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức hoà giải các vụ việc thuộc thẩm quyền.

– Kiểm tra, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của các Ban ngành được UBND xã phân công soạn thảo.

– Thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch theo đúng thẩm quyền.

– Giúp UBND xã về công tác thi hành án theo nhiệm vụ được phân cấp.

– Thực hiện việc chứng thực theo thẩm quyền đối với các công việc thuộc nhiệm vụ được pháp luật quy định.

– Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất với UBND xã.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã và Cơ quan cấp trên giao cho.

6. Công chức Địa chính-Xây dựng – Nông nghiệp& Môi trường:

6.1. Công chức phụ trách lĩnh vực Địa chính – xây dựng:

– Tham mưu cho UBND xã quản lý về công tác Địa chính – Xây dựng.

– Lập sổ địa chính đối với chủ sử dụng đất hợp pháp, lập số mục kê toàn bộ đất của cấp xã.

          – Chịu trách nhiệm hướng dẫn thủ tục, thẩm tra để xác định việc tổ chức, hộ gia đình đăng ký đất ban đầu, thực hiện các quyền công dân liên quan đến đất trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất các thủ tục thì có trách nhiệm chỉnh lý sự biến động đất đai trên sổ và bản đồ địa chính đã được phê duyệt.

– Thống kê số lượng, chất lượng đất đai. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

– Thẩm tra, lập văn bản để UBND xã trình UBND cấp trên quyết định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đối với hộ gia đình, tổ chức và cá nhân thực hiện quyết định đó.

          – Tham mưu cho UBND xã quản lý công tác xây dựng, giám sát kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương.

– Tham mưu tuyên truyền, giải thích, hoà giải tranh chấp đất đai; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo về đất đai . Quản lý đất thổ cư và đất công ích trong khu dân cư.

– Tham gia tuyên truyền phổ biến về chính sách pháp luật đất đai.

– Quản lý, thường xuyên kiểm tra, lập kế hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông và kênh mương trong khu dân cư.

          – Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ địa giới hành chính,  giải phóng mặt bằng.

– Bảo quản hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới, địa chính, bản đồ chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, số liệu thống kê, kiểm kê, quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, các mốc địa giới…

– Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất với UBND xã.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã và Cơ quan cấp trên giao cho.

6.2. Công chức phụ trách lĩnh vực Địa chính-Nông nghiệp& Môi trường:

– Phụ trách công tác nông nghiệp và môi trường.

– Phụ trách công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nông nghiệp trên địa bàn xã;

– Quản lý việc sử dụng đất nông nghiệp; thường xuyên theo dõi biến động đất nông nghiệp; phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích;

– Phụ trách công tác giao thông, thuỷ lợi; công tác thú y trên địa bàn xã;

– Thường xuyên kiểm tra rác thải, nước thải, vệ sinh môi trường trong khu dân cư, các hộ gia đình kinh doanh và doanh nghiệp.

– Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất với UBND xã.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã và Cơ quan cấp trên giao cho.

7. Công chức Văn phòng – Thống kê:   

7.1. Công chức Văn phòng HĐND-UBND:

– Giúp UBND xã quản lý về công tác văn phòng – thống kê.

– Đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các kỳ họp của HĐND, cho công việc của UBND xã.

– Làm công tác tổ chức các kỳ họp của HĐND và UBND, giúp UBND tiếp khách.

– Quản lý cơ sở vật chất của cơ quan; quản lý việc thực hiện quy chế văn hóa công sở, giờ giấc làm việc, tinh thần trách nhiệm, tác phong, lề lối làm việc của CBCC xã.

– Giúp HĐND và UBND thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật và công tác được giao.

– Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ; Quản lý hồ sơ lưu trữ, theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ công chức.

– Chuẩn bị hội trường, khánh tiết, loa máy phục vụ các hội nghị của Đảng, HĐND, UBND xã.

– Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất với UBND xã.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã và Cơ quan cấp trên giao cho.

7.2. Công chức Văn phòng phụ trách lĩnh vực thống kê:

Phụ trách công tác thống kê của UBND xã; công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

– Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất với UBND xã.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã và Cơ quan cấp trên giao cho.

7.3. Công chức Văn phòng tổng hợp, tiếp dân.

b) Giúp UBND xã xây dựng chương trình công tác, lịch làm việc và theo dõi thực hiện Chương trình, lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế – xã hội, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân trong việc chỉ đạo thực hiện.

– Giúp Ủy ban nhân dân dự thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền; làm báo cáo gửi lên cấp trên.

– Phụ trách công tác thi đua khen thưởng; công tác tiếp dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

– Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất với UBND xã.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã và Cơ quan cấp trên giao cho.

  8. Công chức Tài chính – Kế toán:

– Giúp UBND xã quản lý về công tác tài chính-ngân sách xã;

– Xây dựng các dự toán thu-chi ngân sách, tổ chức thực hiện dự toán thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách; Kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách theo quy định;

– Quản lý các dự án xây dựng cơ bản, tài sản công tại xã theo quy định;

– Tham mưu cho UBND xã khai thác nguồn thu; thực hiện các hoạt động tài chính ngân sách đúng theo quy định của pháp luật.

– Kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách theo đúng quy định, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên.

– Thực hiện chi tiền theo lệnh chuẩn chi; thực hiện theo quy định về quản lý quỹ tiền mặt và giao dịch với kho bạc Nhà nước về xuất nhập quỹ.

          –  Báo cáo tài chính, ngân sách đúng quy định.

          – Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã và Cơ quan cấp trên giao cho.

 9. Phó Chỉ huy trưởng Quân sự:

– Cùng với Chỉ huy trưởng Quân sự phụ trách công tác Quân sự Quốc phòng của địa phương. Chịu sự chỉ đạo điều hành phân công nhiệm vụ trực tiếp của Chỉ huy trưởng Quân sự xã.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã và Cơ quan cấp trên giao cho.

10. Phó trưởng Công an xã:

– Cùng với Trưởng Công an phụ trách công tác Công an, an ninh trật tự của địa phương. Chịu sự chỉ đạo điều hành phân công nhiệm vụ trực tiếp của Trưởng Công an xã.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã và Cơ quan cấp trên giao cho.

Cán bộ, công chức UBND xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, phát huy tính năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

 

Nơi nhận:

– TT Đảng uỷ;

– TT HĐND xã;

– UB MTTQ xã;

– CT, Phó CT UBND;

– CB, CC UBND;

– Các thôn;

– Lưu: VP.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

TRỊNH HOÀNG HANH