Nhiều vướng mắc cho hoạt động của Nhà văn hóa Lao động

Nam Dương

  –  

Thứ bảy, 27/06/2020 16:05 (GMT+7)

Ngày 27.6, đoàn công tác của Tổng LĐLĐVN do đồng chí Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN dẫn đầu đã làm việc với LĐLĐ TPHCM và LĐLĐ tỉnh Bình Dương về việc kiểm tra thực hiện các đề án của Thủ tướng Chính phủ và kiểm tra, sắp xếp tổ chức lại Nhà Văn hóa Lao động của tổ chức công đoàn.

Nhiều vướng mắc cho hoạt động của Nhà văn hóa Lao động   Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh Nam Dương

Báo cáo của LĐLĐ TPHCM cho biết,  hệ thống công đoàn TPHCM đang quản lý Cung văn hóa Lao động và 17 Nhà văn hóa Lao động quận, huyện, khu công nghệ cao với nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, chăm lo đời sống tinh thần cho CNVCLĐ trên toàn thành phố.

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải (người đứng) phát biểu chỉ đạo buổi làm việc. Ảnh Nam DươngPhó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải (người đứng) phát biểu chỉ đạo buổi làm việc. Ảnh Nam Dương

Các Nhà Văn hóa Lao động đã tập trung tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình của đơn vị, thành lập và đưa vào sinh hoạt các câu lạc bộ năng khiếu, tổ chức phục vụ CNVCLĐ đến sinh hoạt, tập luyện thể dục, thể thao, tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ và học tập các kỹ năng, nghiệp vụ… đáp ứng nhu cầu của nhiều CNVCLĐ. Còn riêng Cung văn hóa Lao động TPHCM, trung bình mỗi năm thu hút trên 1,2 triệu lượt CNVCLĐ, người dân đến sinh hoạt.

CNVCLĐ TPHCM sinh hoạt thể thao tại Cung văn hóa Lao động TPHCM. Ảnh Đức LongCNVCLĐ TPHCM sinh hoạt thể thao tại Cung văn hóa Lao động TPHCM. Ảnh Cung văn hóa Lao động cung cấp.

Còn tại Bình Dương, Trung tâm Văn hóa Lao động tỉnh (kinh phí đầu tư xây dựng giai đoạn 1 gần 62 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước 70%, ngân sách công đoàn 30%) bắt đầu hoạt động từ tháng 10.2017, với các hạng mục gồm: Trung tâm hội nghị và sự kiện, Nhà thi đấu đa năng, sân quảng trường và các công trình phụ trợ, nơi làm việc… bình quân mỗi tháng thu hút trên 20.000 ngàn lượt người đến tham gia sinh hoạt và vui chơi với chi phí dịch vụ được giảm giá 15% – 30% dành cho đoàn viên, con đoàn viên.

Bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh Nam DươngBà Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh Nam Dương

Mặc dù có nhiều hiệu quả thiết thực như thế, nhưng đến nay hoạt động của nhiều Nhà văn hóa Lao động đang gặp nhiều khó khăn. Ông Lê Hồng Triều, Giám đốc Cung Văn hóa Lao động TPHCM, nêu thực tế đáng buồn: “Các công trình chính như tòa nhà, hồ bơi… sau hơn 120 năm xây dựng, hoạt động không được đầu tư mới, mà chỉ cải tạo, duy tu, bảo trì, do đó đã xuống cấp nghiêm trọng, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân, CNVCLĐ đến sinh hoạt.

Nhiều cơ sở vật chất của Cung Văn hóa Lao động không được đầu tư xây dựng mới. mà chỉ được cải tạo, sửa chữa nhỏ. Ảnh Cung Văn hóa Lao động TPHCM cung cấp.Nhiều cơ sở vật chất của Cung Văn hóa Lao động không được đầu tư xây dựng mới mà chỉ được cải tạo, sửa chữa nhỏ. Ảnh Cung Văn hóa Lao động TPHCM cung cấp.

Ngoài ra, do là đơn vị sự nghiệp của tổ chức Công đoàn, vừa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, lại phải vừa kiếm tiền để tự chủ hoạt động, nên gặp nhiều rất khó khăn. Bởi nếu tập trung kiếm tiền để tự chủ thì dễ lơ là, khó hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Còn nếu tập trung cho nhiệm vụ chính trị thì lại không bảo đảm chỉ tiêu kinh tế, cũng không hoàn thành nhiệm vụ”.

Ông Triều nêu thực tế, có nhiều lần, nhiều người, đơn vị đến ký hợp đồng thuê sân bãi, cơ sở vật chất dài hạn, trả tiền ngay một lần cả năm, nhưng Cung Văn hóa Lao động không dám nhận. “Nhiều người vì thế chê tôi “dở”, vì nếu ký hợp đồng xong như thế thì giám đốc “ngon lành”, yên tâm đi chơi cả năm vì đã xong nhiệm vụ kinh tế. Nhưng ngược lại, nếu cho thuê như thế, đến khi có nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn, chẳng lẽ lại “đuổi” người đã trả tiền thuê cơ sở của mình, để tổ chức hoạt động cho công đoàn? Làm thế đâu có được”, ông Triều giãi bày.

CNVCLĐ sinh hoạt, tập luyện thể thao tại Cung Văn hóa Lao động. Ảnh Cung Văn hóa Lao động cung cấp.CNVCLĐ sinh hoạt, tập luyện thể thao tại Cung Văn hóa Lao động. Ảnh Cung Văn hóa Lao động cung cấp.

Không chỉ vướng về cơ chế, nhiều Nhà văn hóa Lao động còn vướng về tổ chức. Đến nay, hầu hết nhân sự của các Nhà văn hóa Lao động đại đa số vẫn là ký hợp đồng chứ không có biên chế. Do không có biên chế ổn định và chịu nhiều thiệt thòi, nên nhiều nhân viên ở các Nhà Văn hóa Lao động, sau thời gian gắn bó, nếu tìm được chỗ nào ổn định về công việc, tiền lương là đều xin nghỉ đi làm chỗ khác.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ tịch LĐLĐ Quận 8, TPHCM thẳng thắn: Không chỉ Nhà văn hoá Lao động mà các Nhà văn hóa nói chung hiện nay đều vướng cơ chế, nên khó phát triển hoạt động vì hiện nay hệ thống Nhà văn hóa không tự chủ được gì, kể cả về nhân sự, tài chính.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, cho rằng cần có cơ chế đặc thù với hoạt động của Nhà văn hóa Lao động. Ảnh Nam DươngÔng Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ tịch LĐLĐ, Quận 8, TPHCM, cho rằng cần có cơ chế đặc thù với hoạt động của Nhà văn hóa Lao động. Ảnh Nam Dương

“Tổ chức Công đoàn cần kiến nghị có cơ chế đặc thù cho hoạt động của Nhà văn hóa Lao động và có cơ chế bảo vệ cán bộ. Nếu không có cơ chế bảo vệ thì anh em không dám làm, mà không dám làm thì không phát triển được. Cần có cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bởi có thực mới vực được đạo, anh em phải “no cái bụng” thì mới làm được”, ông Nghĩa kiến nghị.

Ông Lê Hồng Triều cũng cho rằng nếu không có đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thì không thể tập hợp được CNVCLĐ đến sinh hoạt. Do đó, phải đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, phải có chỗ vui chơi, học tập, sinh hoạt đáp ứng yêu cầu thì CNLĐ mới đến và qua đó tổ chức công đoàn mới lồng ghép biện pháp tuyên truyền.

Ông Lê Hồng Triều cho rằng phải đầu tư, xây dựng, đáp ứng yêu cầu  thì các Nhà Văn hóa Lao động mới thu hút được CNVCLĐ tham gia sinh hoạt, qua đó thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của tổ chức Công đoàn. Ảnh Nam DươngÔng Lê Hồng Triều cho rằng phải đầu tư, xây dựng, đáp ứng yêu cầu thì các Nhà Văn hóa Lao động mới thu hút được CNVCLĐ tham gia sinh hoạt, qua đó thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của tổ chức Công đoàn. Ảnh Nam Dương

“Nhà nước, tổ chức Công đoàn cần phải đặt hàng và hàng năm phải rót một khoản kinh phí để các Cung văn hóa, Nhà văn hóa hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, chứ không cần phải chờ “con khóc mẹ mới cho bú”, ông Triều kiến nghị.

Bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, khẳng định: Dù hoạt động của các Nhà Văn hóa Lao động chưa được như mong muốn, nhưng dù sao đây cũng là “cánh tay nối dài” của hoạt động phong trào và đã có những đóng góp thiết thực, hiệu quả vào hoạt động của tổ chức công đoàn và xây dựng giai cấp công nhân.

Từ đó, bà Thúy đề nghị Tổng LĐLĐVN có cơ chế cho phép LĐLĐ TPHCM ban hành quy chế tạm thời đối với hoạt động của Nhà văn hóa Lao động quận, huyện và cho phép thí điểm 3 năm. Nguyên tắc là nếu tổ chức Công đoàn có giao nhiệm vụ thì phải cấp tiền để Nhà văn hóa Lao động thực hiện theo nhiệm vụ chính trị được giao để chủ động trong hoạt động. Những cơ sở đã tự chủ được thì cũng không phải nộp tiền về cấp trên mà dành kinh phí này để đầu tư xây dựng, phát triển. Cung văn hóa Lao động TPHCM sẽ là đơn vị hướng dẫn nhiệm vụ chuyên môn chung cho toàn hệ thống. Có định hướng đào tạo chuyên môn đúng quy định theo chuyên môn nghiệp vụ văn hóa, thể thao.

Bà Trần thị Diệu Thúy, kiến nghị Tổng LĐLĐVN cần có cơ chế để LĐLĐ TPHCM ban hành quy chế tạm thời đối với hoạt động của Nhà văn hóa Lao động quận, huyện. Ảnh Nam DươngBà Trần thị Diệu Thúy, kiến nghị Tổng LĐLĐVN cần có cơ chế để LĐLĐ TPHCM ban hành quy chế tạm thời đối với hoạt động của Nhà văn hóa Lao động quận, huyện. Ảnh Nam Dương

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải đề nghị các bộ phận liên quan của Tổng LĐLĐVN phải rà soát tất cả cơ chế, pháp lý với hoạt động của hệ thống Nhà văn hóa Lao động để xem những bất hợp lý, vướng mắc nào trong thực tế để kiến nghị với Nhà nước.

Ngoài ra, phải rà soát lại từng đơn vị để có sắp xếp lại cho phù hợp, trong đó phải rõ trách nhiệm của người phụ trách và phải có tính hệ thống trong cả tổ chức công đoàn. “Phải nhận diện vai trò của Nhà Văn hóa Lao động đối với hoạt động của tổ chức công đoàn hiện tại và tương lai.

Hoạt động Nhà văn hóa Lao động phải gắn với những nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, phải ứng dụng khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm văn hóa, hợp lực lại để tạo ra sản phẩm dùng chung trong hệ thống”, Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải nhấn mạnh.