Nhóm 4 tiểu luận môn Văn hóa Việt Nam – Học viện Ngoại giao -* TIỂU LUẬN Môn học: Văn hoá Việt Nam – Studocu

Học viện Ngoại giao

———***———-

Mục lục bài viết

TIỂU LUẬN

Môn học: Văn hoá Việt Nam và hội nhập quốc tế

Chuyên đề

CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM “VĂN HÓA VIỆT NAM MANG TÍNH TỔNG HỢP VÀ HỖN DUNG” TỪ CÔNG CỤ ĐỊNH VỊ GIAO LƯU – TIẾP BIẾN VĂN HÓA

Giảng viên: TS.Đào Ngọc Tuấn

TS.Trần Hồng Thuý

Sinh viên: Từ Thị Xuân Anh

Tô Thúy Quỳnh

Nguyễn Hải Chi

Phan Tuấn Kiệt

Phạm Thị Khánh Linh

Phan Thu Ngân

Lớp: TTCLC48 (A)

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT

HỌ VÀ TÊN

NỘI DUNG THỰC HIỆN

1

Từ Thị Xuân Anh

Nhóm trưởng

Giải nghĩa tại sao “văn hóa Việt Nam mang tính tổng hợp và hỗn dung” Kết luận toàn bài

2

Tô Thúy Quỳnh

Giải nghĩa công cụ định vị giao lưu tiếp biến văn hóa

3

Nguyễn Hải Chi

Chứng minh “văn hóa Việt Nam mang tính tổng hợp và hỗn dung” qua giao lưu tiếp biến văn hóa Ấn

4

Phan Tuấn Kiệt

Chứng minh “văn hóa Việt Nam mang tính tổng hợp và hỗn dung” qua giao lưu tiếp biến tiếp biến văn hóa Trung Hoa

5

Phạm Thị Khánh Linh

Chứng minh “văn hóa Việt Nam mang tính tổng hợp và hỗn dung” qua giao lưu tiếp biến văn hóa phương Tây (phần 4.1, 4.2a, 4.2b)

6

Phan Thu Ngân

Chứng minh “văn hóa Việt Nam mang tính tổng hợp và hỗn dung” qua giao lưu tiếp biến văn hóa phương Tây (phần 4.3c)

MỤC LỤC

I. Công cụ định vị giao lưu tiếp biến văn hóa…………………………………………………..4

1. Định nghĩa (acculturation)……………………………………………………………………….4

2. Cơ sở khoa học………………………………………………………………………………………4

3. Lý do dùng công cụ này để chứng minh……………………………………………………5

II

Chứng minh văn hóa Việt Nam mang tính hỗn dung và tổng hợp qua giao lưu

tiếp biến với các nền văn hóa lớn……………………………………………………………………5

1. Định nghĩa tính hỗn dung và tổng hợp………………………………………………………5

1.1. Văn hóa “hỗn dung” là gì?…………………………………………………………………5

1.2. Văn hóa “tổng hợp” là gì?………………………………………………………………….6

2. Giao lưu tiếp biến với văn hóa Ấn Độ………………………………………………………7

2.1. Các giai đoạn của quá trình giao lưu với văn hóa Ấn Độ……………………….7

2.2. Kết quả của sự giao lưu với Ấn Độ……………………………………………………..9

2.3. Kết luận…………………………………………………………………………………………13

3. Giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa……………………………………………….14

3.1. Sơ lược về văn hóa Trung Hoa………………………………………………………….14

3 2

Tầm ảnh hưởng………………………………………………………………………………14

3 3

Kết quả………………………………………………………………………………………….15

3.4. Tính tổng hợp và hỗn dung………………………………………………………………18

3 5

Tổng kết…………………………………………………………………………………………18

4. Giao lưu tiếp biến với văn hóa phương Tây……………………………………………..18

4.1. Tổng quan các giai đoạn trong quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây. (<>)……………………………………………………………………………………………………………18

4 2

Các biểu hiện của văn hóa hỗn dung giữa Việt Nam và phương Tây……..19

III. Kết luận……………………………………………………………………………………………….25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….27

I. Công cụ định vị giao lưu tiếp biến văn hóa

1. Định nghĩa (acculturation)

Giao lưu -tiếp biến văn hoá là phương pháp định vị văn hoá dựa trên lý thuyết các trung tâm và sự lan toả văn hoá hay còn gọi là thuyết khuếch tán văn hoá.Thuyết này cho rằng, sự phân bổ của văn hoá mang tính không đồng đều; văn hoá tập trung ở một số khu vực sau đó lan tỏa ra các khu vực kế cận. Càng xa trung tâm, ảnh hưởng của văn hoá gốc càng giảm -cho tới khi mất hẳn (lan tỏa tiên phát). Cơ chế này tạo ra các vùng giao thoa văn hoá -nơi chịu ảnh hưởng đồng thời của của nhiều trung tâm văn hoá, và cả những “vùng tối” nơi sức lan tỏa không với tới.Đến lượt mình các vùng giao thoa văn hoá cũng có khả năng “phát sáng” tạo nên sự lan toả thứ phát, để hình thành nên những trung tâm văn hoá mới và tiếp tục ảnh hưởng đến các khu vực kế cận.Thuyết lan toả văn hoá giúp lý giải vì sao trong cùng một khu vực địa lý lại có sự tương đồng về văn hoá, và vì sao ở những khu vực giáp ranh giữa các nền văn hoá lớn thường tồn tại các nền văn hoá hỗn dung.

Giao lưu – tiếp biến văn hoá được hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hoá khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp với nhau gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa so với ban đầu của một hay cả hai chủ thể. Tiếp biến văn hóa là yếu tố của nền văn hóa này thâm nhập vào nền văn hóa kia, hoặc nền văn hóa này vay mượn những yếu tố của nền văn hóa kia, rồi trên cơ sở đó mà điều chỉnh, cải biến cho phù hợp. Tiếp biến văn hóa có thể xảy ra theo con đường kinh tế, tôn giáo, tư tưởng, văn hóa nghệ thuật,…Tuy nhiên, dù có giao lưu văn hóa, áp dụng và thực hành các giá trị của nền văn hóa khác, nhóm người vẫn giữ được nền văn hóa riêng biệt của họ.

Tiếp biến văn hóa nói đơn giản là quá trình mà qua đó một người hoặc một nhóm người từ một nền văn hóa áp dụng và thực hành các giá trị của nền văn hóa khác trong khi vẫn giữ được nền văn hóa riêng biệt của họ.

2. Cơ sở khoa học

Giao lưu -tiếp biến văn hóa là phương thức tồn tại, quy luật phát triển của mọi nền văn hóa, trong đó có Việt Nam. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội, của văn hóa, gắn bó với tiến hóa xã hội và cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa.

Lịch sử các nền văn minh nhân loại cho thấy: Không có một nền văn hóa nào dù lớn và có ảnh hưởng sâu rộng lại liên tục phát triển trong một địa bàn khép kín, biệt lập, tách rời với các nền văn hóa khác

Đề cập đến văn hóa cũng có nghĩa là đề cập đến tất cả các khâu của giao lưu (cá nhân, cộng đồng) cho đến hoạt động giao lưu và sản phẩm của hoạt động giao lưu ấy.

Do đó, khi tiến hành định vị một nền văn hóa, nhất thiết phải xét nó trong quan hệ dẫn đến các trung tâm văn hóa kế cận hoặc các trung tâm văn hóa đã từng có mối liên hệ với nền văn hóa ấy trong lịch sử, tức là phải xét đến quá trình giao lưu – tiếp biến dẫn đến sự hình thành và phát triển của văn hóa ấy.

3. Lý do dùng công cụ này để chứng minh

Không chỉ là một phương pháp định vị văn hóa, mà còn là một phương pháp được văn hóa học sử dụng thường xuyên khi tiến hành phân xuất kết cấu của một nền văn hóa cụ thể.

Xuyên suốt tiến trình lịch sử, tất cả các nền văn hóa còn tồn tại đến giờ thì đều hiện thân như kết quả của quá trình giao lưu – tiếp biến văn hóa.

Giúp lý giải vì sao trong cùng một khu vực địa lý lại có sự tương đồng về văn hóa, và vì sao ở những khu vực giáp ranh giữa các nền văn hóa lớn thường tồn tại các nền văn hóa hỗn dung.

Do vị trí địa lý là nơi giao lưu giữa các trung tâm văn hóa lớn, Văn hóa Việt Nam là kiểu văn hóa hỗn dung điển hình.

Giao lưu và tiếp biến không những tạo cơ sở phát triển của các nền văn hóa, mà quá trình đó cũng giúp các chủ thể nhận thức, hướng đến tinh thần khoan dung văn hóa, tôn trọng và chủ động hơn trong việc phát triển và gìn giữ bản sắc của mình.

Tiếp biến văn hóa trở thành phương tiện đề người Việt chống lại đồng hóa văn hóa, làm giàu và phát triển mạnh mẽ nền văn hóa với bản sắc riêng của mình

II. Chứng minh văn hóa Việt Nam mang tính hỗn dung và tổng hợp qua giao lưu tiếp biến với các nền văn hóa lớn.

1. Định nghĩa tính hỗn dung và tổng hợp.

1.1. Văn hóa “hỗn dung” là gì?

Một nền văn hóa “hỗn dung” có thể hiểu là một nền văn hóa có sự hỗn hợp và dung chấp của các nền văn hóa khác trên thế giới. Trong đó, tính dung chấp là sẵn sàng tiếp thu các yếu tố ngoại sinh, miễn là có lợi. Tính dung chấp văn hóa không đồng nghĩa với tính hỗn tạp và lai căng văn hóa. Trái lại, nó có tác dụng điều tiết quá trình lựa chọn và kết hợp một cách sáng tạo giữa các yếu tố văn hóa ngoại sinh với văn hóa bản địa, sao cho bản sắc văn hóa dân tộc vẫn giữ được bảo tồn và duy trì. Nhờ có tính dung chấp mà quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa không những không làm tổn hại đến nền văn hóa bản địa, mà trái lại còn làm cho nền văn hóa ấy càng trở nên giàu có và phong phú hơn.

Biết cách loại bỏ những yếu tố văn hóa lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của dân tộc, và biết chấp nhận những giá trị tiến bộ bên ngoài để đưa dân tộc tiến lên – là một phẩm hạnh mà không phải nền văn hóa nào cũng có được. Bởi lẽ, phẩm hạnh này chỉ xuất hiện ở những dân tộc giàu lòng vị tha và dung chấp.

Một mặt, tính dung chấp văn hóa của người Việt bắt nguồn từ quá trình hình thành dân tộc Việt: Đây là dân tộc được hình thành từ sự hòa huyết về chủng, từ sự tổng hợp về mặt ngôn ngữ và từ sự giao thoa của nhiều nền văn hóa trong khu vực. Chính quá trình hình thành như vậy đã quy định rằng: nền văn hóa của người Việt phải là một hệ thống tổng hợp và phải là một hệ thống mở, và do đó phải có tính dung chấp.

Mặt khác, kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã góp phần định hình tính dung chấp văn hóa của dân tộc này: đứng trước một cường quốc hung mạnh tại khu vực lại luôn có dã tâm xâm chiến và đồng hóa, việc phải mở cửa nền văn hóa và chấp nhận những giá trị bên ngoài tràn vào là một tất yếu. Bởi vậy, dân tộc Việt Nam không những đứng trước những vấn đề mà nhiều dân tộc khác gặp phải gọi là sự lựa chọn giữa “đóng” hay “mở cửa” nền văn hóa dân tộc. Vấn đề đặt ra đối với người Việt luôn là: nên hấp thụ những yếu tố văn hóa nào, và cải biến chúng ra sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của dân tộc.Nếu biết vận dụng tính dung chấp văn hóa, thì đó sẽ là một lợi thế lớn của dân tộc trong công cuộc hội nhập vào đời sống hiện nay.

Do đó, văn hóa “hỗn dung” là kiểu văn hóa vừa tiếp thụ những yếu tố văn hóa của bên ngoài vừa cải biến những yếu tô văn hóa bên ngoài sao cho phù hợp với nền văn hóa của mình để vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

Lấy một ví dụ về tính hỗn dung của văn hóa Việt Nam, ta thấy khi tiếp xúc với phương Tây, người Việt ta đã Việt hoá những từ của họ thành từ Việt thông dụng dung trong cuộc sống như: xà phòng (savon), ga (gaz), cà phê (café), caramen (caramel), cacao (cacao), cà rốt (carotte) và còn rất nhiều các từ khác nữa.

1.2. Văn hóa “tổng hợp” là gì?

Văn hóa “tổng hợp” có thể hiểu là nền văn hóa bao gồm cả những yếu tố văn hóa bên ngoài đang được cải biến và cả các yếu tố văn hóa có sẵn của dân tộc ta. Để hình dung dễ hiểu nhất về hai tính chất này của văn hóa Việt Nam, ta có một số biểu hiện như sau:

Trên cơ sở kết hợp giữa tôn giáo du nhập từ bên ngoài (Phật giáo) với tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, người Việt Nam đã tạo ra một tôn giáo riêng của mình, đó là đạo Hòa Hảo.

Vậy yếu tố văn hóa bên ngoài ở đây chính là Phật giáo. Nhưng khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam thì đã được người Việt cải biến cùng tiền ngưỡng thờ cúng tổ tiên – yếu tố có sẵn của dân tộc ta. Từ đó, tạo nên một tôn giáo riêng của mình là đạo Hòa Hảo.

2. Giao lưu tiếp biến với văn hóa Ấn Độ

Với bản tính hòa bình, giá trị nhân bản cùng con đường du nhập tự nhiên, phi cưỡng chế, mang tính thuyết phục thay vì chinh phục, văn hóa Ấn Độ đã được người Việt Nam dễ dàng chấp nhận và dần thẩm thấu sâu vào tâm thức của người Việt.

2.1. Các giai đoạn của quá trình giao lưu với văn hóa Ấn Độ

a) Giai đoạn Bắc thuộc (Đầu công nguyên đến thế kỉ X)

Văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng tới Việt Nam ngay từ đầu công nguyên đến thế kỷ X qua các đợt sóng lan tỏa: Tiên phát và thứ phát.

Lan tỏa tiên phát:

Ngay từ đầu công nguyên, Ấn Độ đã có sự giao thương mạnh mẽ với Trung Đông và vùng Địa Trung Hải. Trong 5 tuyến đường biển mà văn hóa Ấn Độ vào nước ta, đáng chú ý là các tuyến vào Ninh Thuận – Bình Thuận – Khánh Hòa – Phú Yên, tuyến vào Bình Định, Quảng Nam là những điểm văn hóa Ấn Độ dừng chân và phát triển thuộc địa bàn cư dân Chăm cổ. Khi vượt biển đi xa buôn bán, người Ấn Độ đã mang các sư tăng, thầy tu, thầy Bàlamôn đi theo để cầu sự bình yên, từ đó tạo điều kiện cho văn hóa Ấn Độ cùng những giáo lý tôn giáo được lan tỏa. Trong những tôn giáo Ấn Độ du nhập, chủ yếu có hai dòng: Ấn Độ giáo hay Bàlamôn giáo và đạo Phật.

Đến thế kỷ II, tại khu vực phía Bắc Việt Nam, Khâu-Đà-La đã đến Luy Lâu truyền giáo. Sự thâm nhập của Phật giáo ở thời kỳ này đã ở vào giai đoạn mới với việc hình thành tăng đoàn. Các tăng sĩ bắt đầu dịch Kinh, sáng tác, xây dựng chùa chiền… Luy Lâu (Bắc Ninh) đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh.

Cũng trong giai đoạn này, lợi dụng lúc nhà Hậu Hán suy yếu, một viên chức quận Tượng Lâm (phía nam Thừa Thiên ngày nay) là Khu Liên đã lãnh đạo người Chăm nổi lên khởi nghĩa thắng lợi vào năm 192, lập nên vương quốc Lâm Ấp. Người Chăm đã thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa, người Ấn Độ lại đến ngày một nhiều hơn mà không mang theo chiến tranh, vì vậy nền văn hóa Ấn Độ đã được người Chăm vui vẻ tiếp nhận. Ảnh hưởng của Ấn Độ tới văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong khoảng từ thế kỷ thứ VII đến hết thế kỷ thứ XV, khi Chămpa chấm dứt sự tồn tại với tư cách quốc gia dân tộc. Thậm chí, trong khoảng tám thế kỷ nói trên, ảnh hưởng này lớn đến mức người ta chỉ nhìn thấy những yếu tố của Ấn Độ trong văn hóa Chăm.

Từ Ấn Độ, người Chăm đã tiếp thu nhiều tôn giáo: Phật giáo, Bàlamôn giáo và Hồi giáo. Thế nhưng, ở chính quốc từ thế kỷ thứ V, Phật giáo đã bị Bàlamôn giáo tấn công và dẫn đến lụi tàn. Chính vì vậy, khi nói đến ảnh hưởng của Ấn Độ trong việc hình thành văn hóa Chăm thì Bàlamôn giáo là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất.

Lan tỏa thứ phát:

Đó là sự gặp gỡ văn hóa Ấn Độ dòng Đại thừa (chủ yếu là Thiền tông và Tịnh độ tông) có xuất phát điểm từ Trung Hoa thâm nhập một cách mạnh mẽ xuống phương Nam (kể từ thế kỷ III trở đi. Chẳng mấy chốc nó đã lấn át dòng tiểu thừa có từ trước đó, để lại những dấu ấn phổ biến trong sinh hoạt Phật giáo cũng như trong tín ngưỡng dân gian.

Như vậy, qua hai đợt lan tỏa, văn hóa Ấn Độ đã để lại dấu ấn trong văn hóa Việt Nam, bao gồm: Phật giáo (đại thừa và tiểu thừa); văn hóa Chăm (chủ yếu là Bàlamôn giáo) và văn hóa Óc Eo.

b) Giai đoạn tự chủ:

Đây là thời kỳ mà các triều đại phong kiến Việt Nam cai trị đất nước. Các triều đại Ngô, Đinh, Lý, Trần,… đều tạo điều kiện để Phật giáo phát triển đến mực cực thịnh. Rất nhiều chùa có quy mô lớn và kiến trúc độc đáo đã được xây dựng như: chùa Phật Tích, chùa Dạm (chùa Đại Lãm), chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), chùa Phổ Minh,… Bên cạnh đó, trong quá trình mở đất về phía Nam, văn hóa Chăm cũng đã ảnh hưởng không ít đến kinh tế – xã hội đương thời.

Đạo Phật đạt đến thời cực thịnh vào thời nhà Trần rồi bắt đầu suy thoái vào thời nhà Hậu Lê do hai nguyên nhân chính: Bản thân Phật giáo đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội đương thời, và điều kiện kinh tế -xã hội thời Lý – Trần – Lê.

c) Giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XIX đến nay (1858 – nay)

Quân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng vào năm 1858 đã mở đầu gần 100 năm Việt Nam bị thực dân đô hộ. Chính quyền thực dân đã dùng nhiều phương kế nhằm tiêu diệt truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam, đẩy Phật giáo một lần nữa đứng trước nguy cơ mất còn do chính sách hủy diệt có hệ thống của Pháp.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu mà người Pháp dựa vào để xâm lược Việt Nam là chính sách kì thị Thiên Chúa giáo của nhà Nguyễn. Chính vì vậy, chính quyền thực dân ra sức ủng hộ để tôn giáo này lan rộng khắp nơi bằng cách phá hủy Phật giáo dưới nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn do độc tôn Nho học trước đây nên Phật giáo cũng không được quan tâm. Bản thân Phật giáo cũng tự làm suy yếu do một số cách hành trì đạo pháp không đúng đắn.

Vào những năm 1929-1930, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến rõ rệt. Phong trào chấn hưng Phật giáo phát triển mạnh mẽ trên thế giới cũng đã xuất hiện tại Việt Nam cùng với sự phát triển của của Thiên Chúa giáo do thực dân Pháp bảo trợ và giúp đỡ. Các tôn giáo mới tách ra từ Phật giáo truyền thống, nhiều tín đồ Phật giáo đã rời bỏ đạo Phật để theo các tôn giáo khác cũng chứng tỏ niềm tin của nhân dân đối với Phật giáo ngày càng giảm sút. Tình hình đó đã đòi hỏi Phật giáo Việt Nam phải cải cách để đủ sức tồn tại, đồng hành cùng các tôn giáo khác.

Đến giữa thế kỉ XX, đất nước bị chia cắt thành hai miền nhưng nhìn chung chính sách với đạo Phật cũng không tích cực hơn thời Pháp thuộc. Sau năm 1954, chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm kì thị đạo Phật một cách công khai và quyết liệt, đàn áp đạo Phật bằng nhiều cách khác nhau mà đỉnh điểm là sự kiện nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963 để phản đối sự kì thị này. Tại miền Bắc, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng hạn chế các hoạt động tín ngưỡng của người dân, kiểm soát gắt gao Phật giáo cũng như các tôn giáo khác do theo đuổi chủ nghĩa Mác – Lênin và tiến hành công cuộc giải phóng miền Nam.

Cho tới những năm gần đây tại Việt Nam, Phật giáo và các tôn giáo khác đã được tự do phát triển, thể hiện qua việc trùng tu và xây mới nhiều chùa chiền, tổ chức nhiều sự kiện cũng như xuất bản số lượng khá lớn các ấn phẩm về đạo Phật. Phật giáo hiện nay trở thành tín ngưỡng được nhiều người dân tôn thờ nhất cùng với tín ngưỡng thờ Tổ tiên truyền thống.

2.2. Kết quả của sự giao lưu với Ấn Độ

Phật giáo khi được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, trở thành một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam, cùng sinh tồn với dân tộc. Qua các thời đại như Đinh, Lê, Lý, Trần, Phật giáo cùng song hành hưng thịnh với đất nước và các vị thiền sư cũng có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Dù được bản địa hóa để quyện mình vào lòng dân tộc, nhưng Tam tạng kinh điển Phật giáo vẫn được truyền thừa trong suốt hơn 200 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, tạo nên dấu ấn của Phật giáo trong văn hóa Việt Nam. Những kết quả của sự giao lưu giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Việt Nam được thể hiện ở:

a) Sự xuất hiện Phật giáo Việt Nam

Ngay khi mới du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã tạo nên sự hòa hợp giữa tín ngưỡng bản địa sẵn có với những sinh hoạt văn hóa, giáo lý cơ bản của Phật giáo, hình thành nên một loại tín ngưỡng Phật giáo bình dân trong thế kỷ đầu công nguyên.

Thời kỳ Bắc thuộc, Phật giáo Đại thừa, vốn đã được thay đổi căn bản trong lòng nền văn hóa Trung Hoa, trở nên gần gũi hơn với đời sống trần tục khi truyền vào Việt Nam cùng với sự cai trị của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Được nhân dân Việt Nam tiếp nhận một cách tự nguyện, Phật giáo Việt Nam đã từng là cơ sở của khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, bởi vậy thấm đượm chủ nghĩa yêu nước của người Việt. Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn làm đối trọng chống lại sự đồng hóa của Nho giáo – nền văn hóa của kẻ xâm lược trong thời kỳ Bắc thuộc.

Nhà Lý ra đời đã đưa Phật giáo lên hạng quốc đạo. Nhiều triều vua nối tiếp nhau đã thực hiện rất nhiều Phật sự, không chỉ góp phần phát triển việc tu học mà còn qua đó phát triển một nền văn hóa riêng của Đại Việt khác biệt với Trung Hoa. Một dấu ấn quan trọng thời kỳ này là việc khai sinh Thiền phái Thảo Đường. Tuy nhiên, vì khuynh hướng thiên trí thức và văn chương, thiền phái Thảo Đường không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí thưc có khuynh hướng văn học. Phật giáo thời nhà Lý có nhiều ảnh hưởng không chỉ với dân thường mà cả vua quan.

Nhà Trần lên nắm quyền đã tiếp tục kế thừa và phát triển thêm nền tảng xã hội đã có từ thời Lý, trong đó có Phật giáo. Nét nổi bật nhất của Phật giáo thời kỳ này là sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do người Việt Nam sáng lập mà tổ sư chính là vua Trần Nhân Tông. Số lượng chùa chiền và tăng sĩ tăng lên rất nhiều, các chùa cũng như các tăng sĩ được nhiều ưu đãi lớn không chỉ từ phía vua quan mà còn từ nhân dân.

Phật giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các mặt Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong thời kỳ tự chủ của dân tộc. Sự phát triển của Phật giáo với tinh thần nhập thế không hề đứng trên tư tưởng thống trị, quyền lực và quyền lợi. Phật giáo đã thực thi một tinh thần khoan dung, độ lượng, hòa hợp đối với dân chúng, với kẻ thù và cả đối với những tư tưởng giáo lý khác. Điều này không những làm cho Phật giáo đứng ở trung tâm của hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội trong giai đoạn thế kỷ X – XIV mà thậm chí có những lúc quyết định vận mệnh quốc gia.

b) Góp phần hình thành nét độc đáo của nền văn hóa Chăm

Vương quốc Chămpa là một quốc gia độc lập tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ II đến năm 1832 trên phần đất ngày nay thuộc miền Trung Việt Nam. Văn hóa Chămpa đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chămpa xưa. Chămpa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ IX và X, sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc. Năm 1471, Chămpa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chămpa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chămpa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức sáp nhập vào Việt Nam.

Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến văn hóa Chăm chủ yếu là Bàlamôn, bên cạnh đó còn có đạo Hồi và Phật giáo. Như vậy, có thể nói cư dân Chămpa đã có hàng loạt những biểu hiện văn hóa liên quan đến tư tưởng và văn hóa Ấn Độ.

Ảnh hưởng về tôn giáo

Văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo khác nhau từ Ấn Độ (Bàlamôn giáo, Phật giáo, Hồi giáo), nhưng Bàlamôn giáo là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành văn hóa Chăm. Bàlamôn giáo là tôn giáo được hình thành trên cơ sở kinh Veda, thờ Brahma (thần sáng tạo), Visnu (thần bảo tồn) và Siva (thần phá hủy).

Chămpa tiếp nhận tư tưởng Bàlamôn giáo của Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng bản địa làm cho sắc thái của tôn giáo có sự biến đổi rõ ràng. Vì vậy, người Chăm đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thần Siva trong bộ ba vị thần, khiến cho việc thờ phụng thần Siva trở thành một nhánh tôn giáo phát triển khá độc lập (Siva giáo). Siva giáo và tín ngưỡng phồn thực bản địa hòa trộn với nhau hình thành một thứ tôn giáo hỗn dung mà ở đó, Siva được hóa thân thành Linga hay hiện diện đi kèm với Linga – với tư cách là đối tượng thờ cúng của người Chăm.

Bên cạnh niềm tin vào các vị thần Ấn Độ, người Chăm còn thờ nhiều vị thần khác có nguồn gốc siêu nhiên hay những công thần khai quốc. Việc nhân thần hóa được thờ phụng cùng các vị thần linh Ấn Độ là điều hiếm thấy chỉ có ở Chămpa. Ngoài ra, khi tiếp nhận Bàlamôn giáo từ Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng của cư dân bản địa (tín ngưỡng Phồn thực, sùng bái các nữ thần…), người Chăm đã biến cải thành đạo Bà Chăm, một tôn giáo mới gần gũi với người Chăm hơn và được xem như một biến thể của Bàlamôn. Cũng như vậy, người Chăm đã sáng lập ra đạo Bà Ni khi tiếp thu Hồi giáo trên cơ sở tín ngưỡng bản địa. Đạo Bà Ni tin vào thánh Allah nhưng họ vẫn thờ các vị thần truyền thống của mình và khu vực như thần Mưa, thần Núi, thần Biển…

Như vậy, mặc dù nguồn văn hóa Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Chăm, nhưng trước khi có sự du nhập của văn hóa Ấn Độ thì người Chăm đã được thừa hưởng di sản của nền văn hóa Sa Huỳnh (khoảng 1000 năm TCN). Văn hóa Chăm là tổng hợp của văn hóa bản địa và văn hóa do giao lưu tiếp biến.

Ảnh hưởng của lịch pháp Ấn Độ đến cách tính lịch của Chămpa

Từ ngày đầu dựng nước, Chămpa đã tiếp thu lịch Saka của Ấn Độ một cách chủ động, chuyển lịch Saka sang Sakawi để phục vụ cho việc tiến hành các lễ hội dân gian, nghi lễ trong nông nghiệp, đặc biệt là ngày hành lễ tôn giáo. Đồng thời, Chămpa vốn là cư dân hoạt động mạnh mẽ trên con đường hàng hải quốc tế nên lịch được ứng dụng để xem ngày giờ, dự đoán thời tiết trước khi ra khơi… Đặc biệt, lịch Chăm còn dùng các vương triều của Ấn Độ để gọi tên thời gian.

Ảnh hưởng của kiến trúc, điêu khắc Ấn Độ đến nghệ thuật xây dựng tháp Chăm

Các vương triều Chămpa đều xây dựng hoặc trùng tu công trình tôn giáo để chứng tỏ sự tồn tại của vương triều mình, phô trương sức mạnh quốc gia và đặc biệt là nhằm mục đích tạ ơn thần linh qua việc dâng lễ vật cúng cho đền tháp vì đã phù trợ sức mạnh cho vương triều.

Chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ, vật liệu cơ bản và chủ yếu để xây dựng đền tháp là gạch. Trải qua bao thế kỉ, những tháp gạch Chămpa vẫn còn tươi rói, màu sắc ánh hồng, kết dính với nhau một cách kì lạ mà nhiều nhà khoa học chưa thể giải mã. Trên tổng thể thân tháp bằng gạch, những hoa văn, con vật thiêng liêng của Hindu giáo hay cảnh sinh hoạt trong cung đình đã được trạm trổ rất sinh động và chân thật.

Đặc điểm của gạch Chămpa là mềm, xốp nên khi dựng xong hình dáng tháp hoàn chỉnh, họ mới tiến hành chạm, khắc, khảm lên tháp những ước vọng mà nhà vua và quần chúng nhân dân muốn gửi gắm vào. Tháp Chămpa thường gồm 3 tầng, tầng trên cùng đặt các vị thần quốc giáo, tầng giữa thường diễn tả hoạt động sống trong cung đình, tầng đế chỉ gia cố nền móng cho vững chắc, không có trang trí. Mỗi một ngôi tháp chỉ có một lối vào chính cũng là vị trí đặt các nhân thần (Vua được thần thánh hóa), đồng thời là thực hành các nghi lễ chính thức vào những ngày lễ trọng đại của Bàlamôn giáo. Các mặt còn lại đều là cửa giả và đóng kín. Hình thể của một tháp Chămpa bao giờ cũng thu nhỏ dần khi càng lên cao. Phần lớn các tháp Chăm đều có hình chóp tượng trưng cho ngọn núi Mêru trong thần thoại Ấn Độ, trên các tầng có thể có tháp con ở góc, ứng với các ngọn núi nhỏ. Người Chămpa đã tiếp thu kĩ thuật xây dựng tháp từ Ấn Độ, nhưng qua bàn tay kĩ sư Chămpa các khối tháp trở nên hài hòa, cứng rắn, mạnh mẽ, dễ gần gũi nhưng đầy bí hiểm. Quan sát tháp ở bất cứ vị trí nào và vào lúc nào cũng thấy nét uy nghiêm tráng lệ.

Ảnh hưởng về thể chế chính trị của Chămpa

Vương quốc Chămpa áp dụng hệ thống thần quyền của Ấn Độ để xây dựng hệ thống thần quyền Chămpa. Triều đình Chămpa đã đặt địa danh trên đất Chămpa bằng các tên của Ấn Độ như: vùng Avamati (vùng từ Quảng Bình đến Quảng Nam ngày nay), vùng Khauthara (thuộc Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay), vùng Panduranga (thuộc Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay).

Ảnh hưởng về lịch sử chữ viết Chămpa

Quá trình cải biên chữ Brami của Ấn Độ đến Akhar Thrah Chămpa là cả một thời gian lâu dài. Vai trò của Akhar Thrah rất quan trọng, là loại chữ viết được dùng phổ biến và rộng rãi trong quần chúng, ghi chép tất cả các công việc hành chính của vương triều, chép sử, sáng tác văn chương. Điểm mới của Akhar Thrah là từ mẫu chữ Brami qua sự cải biến để ghi âm tiết Chămpa. Và trên thế giới chỉ còn người Chămpa sử dụng hệ thống chữ Akhar Thrah do họ sáng tạo ra.

Tóm lại, từ tiền đề nền độc lập ban đầu, người Chăm đã củng cố và dựng xây một nền văn hóa Chămpa phát triển khá rực rỡ, trong đó văn hóa Ấn Độ giữ vai trò ảnh hưởng chủ đạo. Nền văn hóa Chămpa chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Ấn Độ từ ý thức hệ quản lí thần dân đến thuyết nhân thần. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa dễ nhận diện nhất là nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc ở các đền tháp cổ nằm khắp miền Trung Việt Nam. Và nét Bàlamôn giáo còn hiện hữu đến cách thức tổ chức xã hội của Chămpa. Văn minh Ấn Độ đã được tiếp nhận một cách hòa bình và hài hòa với văn hóa bản địa tạo nên văn minh Chămpa rực rỡ trong lịch sử.

c) Dấu ấn của văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Óc Eo – Phù Nam

Ngay từ đầu thế kỷ XX, những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo – Ba Thê thuộc xã Vọng Thê – huyện Thoại Sơn – tỉnh An Giang. Do sự phong phú của loại hình, sự độc đáo của chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác nên ngay từ lúc bấy giờ, các di vật của văn hóa Óc Eo đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng. Theo L.Malleret (học giả người Pháp), nền văn hóa này có phạm vi phân bố chủ yếu ở vùng trũng miền Tây sông Hậu gồm địa bàn các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu… và một phần đất Đông Nam Campuchia. Các di tích của nền văn hóa này có quy mô khá lớn, trong đó có hai thị trấn Trăm Phố và Óc Eo. Riêng Óc Eo có diện tích rộng tới 450 ha, là một đô thị mang đặc điểm của một thành phố ven biển với tiền cảng Tà Keo (Cạnh Đền) cách đấy 15km.

Xã hội Óc Eo là một xã hội phát triển nhiều ngành nghề thủ công như nghề gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn. Đặc biệt nông nghiệp và thương nghiệp lúc này đã khá phát triển với một loạt chứng cứ như những công trình thuỷ lợi cổ, kênh rạch vừa tưới tiêu vừa là đường giao thông, sản phẩm thủ công thể hiện sự chuyên hoá, những đồng tiền bằng vàng, bạc, thiếc còn nguyên hay cắt làm tư làm tám, các loại trang sức, con dấu bằng đá quý, thuỷ tinh, nhiều sản phẩm có nguồn gốc ngoại nhập. Nền văn hoá này còn để lại nhiều kiến trúc khác nhau như vết tích nhà sàn, những kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá lẫn lộn thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật xây dựng. Nghệ thuật tạc tượng điêu luyện gồm hai nhóm tượng Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ngoài ra còn tìm thấy chữ viết trên các con dấu, mặt nhẫn, bia đá…, đó là dạng chữ Phạn (Brami) thế kỷ V thời kỳ Gúpta của Ấn Độ cổ đại. L.Malleret cho rằng nền văn hóa này là sản phẩm của một nhà nước cổ đại tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VI ở Đông Nam Á, từng được sử Trung Quốc ghi chép nhiều lần, đó là Vương quốc Phù Nam. Tính chất cảng thị thể hiện qua vị trí địa lý của thành thị Óc Eo và các di vật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Hoa làm cho văn hóa Óc Eo mang đậm yếu tố “ngoại sinh”, được những nhà nghiên cứu trước đây coi là nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển văn hóa này.

Như vậy, văn hóa Óc Eo có giao lưu rộng lớn với những nền văn minh thời cổ đại, tiêu biểu là với Ấn Độ (những tượng thờ thuộc Ấn Độ giáo, Phật giáo, đồ trang sức, hoa văn chạm chìm, con dấu, văn tự…).

2.3. Kết luận

Như vậy, có thể nhận thấy Phật giáo là “mẫu số chung” của những đợt sóng giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ. Văn hóa Ấn Độ đã ghi dấu ấn khá sâu đậm trong đời sống văn hóa của Việt Nam kết hợp cùng những giá trị vốn có của văn hóa dân tộc đã góp phần tạo nên nền tính tổng hợp, hỗn dung của văn hóa Việt Nam.

3. Giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa

3.1. Sơ lược về văn hóa Trung Hoa

Trung Hoa là cái nôi văn hóa của nhân loại, và nền văn hóa Trung Hoa đã được hình thành cách đây ít nhất 3500 năm. Là một trong những điều bí ẩn, hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu văn hóa trên toàn thế giới, văn hóa Trung Hoa có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều quốc gia khác. Đây là kết quả của quá trình lâu dài mà các triều đại Trung Hoa từng đô hộ “gần một nửa thế giới”.

Không chỉ vậy, văn hóa Trung Hoa còn là đại diện đặc trưng nhất của nền văn hóa phương Đông, bởi lẽ:

  • 1. Hầu hết các giá trị xã hội được bắt nguồn từ Nho giáo, Đạo giáo.
  • 2. Các phong tục tập quán, cách sinh hoạt, chuẩn mực đạo đức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các nước trên thế giới -đặc biệt là các nước láng giềng (gồm Việt Nam).
  • 3.2. Tầm ảnh hưởng

    a) Giai đoạn Bắc thuộc.

    Vào cuối đời Tây Hán, đầu đời Đông Hán: Cùng với chính sách cai trị và “Hán hóa” đất Việt cổ, văn hóa Hán bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam. Ngay từ những năm đầu tiên sau Công nguyên: Thái thú (người đại diện của triều đình trung ương, tiếp xúc với dân địa phương) của quận Cửu Chân (Thanh Hóa) -Nhâm Diên và quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) -Tích Quang là người thực hiện lễ nghĩa mở mang “phong tục mới”.

    Cuối đời Đông Hán (187 -226), sau một khoảng thời gian đã tồn tại ở Việt Nam (kể từ rất sớm), sự hiện diện của Nho giáo mới thật sự rõ nét, nhờ vào vai trò tích cực của Sĩ Nhiếp (Thái thú Giao Chỉ cuối đời nhà Hán). Tuy vậy, trong hàng ngàn năm bị lệ thuộc phong kiến phương Bắc, Nho giáo đến Việt Nam như một công cụ phục vụ cho chính sách cai trị -đồng hóa Việt Nam về mặt văn hóa. Chính vì vậy, người Việt Nam tiếp nhận thụ động, Nho giáo chưa có chỗ đứng ở xã hội Việt Nam trong suốt giai đoạn chống Bắc. Cùng trong khoảng thời gian đó, Đạo gia, Đạo giáo cũng bắt đầu xuất hiện. Đạo gia, Đạo giáo cùng nhà Hán đi từ phương Bắc vào Việt Nam. Do có tính tương đồng trong tín ngưỡng bản địa (đã có sẵn từ lâu của người Việt) nên chúng dễ dàng thâm nhập vào đời sống thường ngày của người dân. Tuy vậy, Đạo gia -tổng hợp của những “triết lý sống” được ít người Việt biết đến, còn Đạo giáo -bao gồm những phương thuật, bùa chú, phù phép… lại được biết tới nhiều hơn.

    b) Giai đoạn tự chủ (từ năm 938 đến nay):

    Sau khi đất nước giành được độc lập (năm 938): Nhà nước phong kiến Việt Nam được hình thành, từ đó vai trò của Nho giáo được áp dụng vào việc tổ chức, quản lý đất nước. Kể từ đó, Nho giáo được người Việt chủ động thừa nhận là 1 yếu tố văn hóa của người Việt Nam cũng như xác lập địa vị của mình bằng việc dẫn dắt một dân tộc mới độc lập đến sự ổn định, vững chắc. Điển hình là vào năm 1010 (triều Lý), thời kì dân tộc đi vào Phục hưng; Lý Thánh Tông cho lập văn Miếu thờ Chu Công & Khổng Tử. Từ đó, Nho giáo được coi là được tiếp nhận một cách chính thức. Đây cũng là lý do Nho giáo ở Việt Nam chủ yếu là Tống Nho và Hán Nho.

    Kể từ khi Nho giáo được tiếp nhận chính thức, những triết lý cơ bản trong ngũ Kinh và tứ Thư -bộ kinh điển của Nho giáo -cũng bắt đầu được tiếp nhận. Cùng với đó, người Việt Nam vốn đã có lối tư duy “lưỡng phân lưỡng hợp” (từ những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước) nên dễ dàng tiếp thu triết lý Âm dương, dần tạo cơ sở cho nhận thức & các hoạt động thực tiễn của người Việt Nam.

    Đạo gia vào thời kì này được đưa vào học hành, thi cử. Trong các kì thi ở thời này đều có nội dung của Nho, Phật & Đạo (Minh kinh bác học).

    Năm 1406, Đế quốc Minh xâm lược Việt Nam. Vào thời kì 1418 -1428, là Kháng chiến 10 năm chống quân Minh: vương triều Lê được kiến lập, nền văn hóa độc lập dân tộc cũng bắt đầu được xây nên. Nhờ có điều kiện chủ quan là Nho giáo Việt Nam giờ đã lớn mạnh, cùng với yêu cầu khách quan là nhu cầu cải cách quản lý đất nước, Triều đại Lê đưa Nho giáo thành Quốc giáo, và sự phát triển của Nho giáo chính thức chuyển sang giai đoạn Nho giáo độc tôn.

    3.3. Kết quả

    Kéo dài, vô cùng sâu sắc, chia ra ở nhiều phương diện.

    a) Tôn giáo – đời sống tâm linh:
  •  Phật giáo Đại thừa đi vào Việt Nam theo con đường xâm lược của nhà Hán. Nền văn hóa Trung Hoa đã làm Phật giáo trở nên căn bản, gần gũi và rộng mở hơn đối với trần tục. Cộng với việc Đạo giáo kết hợp với văn hóa bản địa vốn đã có ở Việt Nam đã tạo nên tính tổng hợp, xu hướng nhập thế của tôn giáo Việt Nam.
  •  Phật giáo Hòa Hảo (Đạo Hòa Hảo) là Tông phái Phật giáo VN thành lập năm 1939, lấy căn bản là Phật giáo Đại thừa với chủ trương tu hành tại gia.
  •  Đạo Cao Đài cũng đc thành lập vào đầu thế kỉ XX. Một số nhân vật Phật giáo cũng được tôn thờ ở đạo này (Nhiên Đăng Cổ Phật, Thích Ca Mâu Ni, Quan Âm Bồ Tát) và được xem như những vị tôn trưởng vô hình, trấn giữ nền đạo. Pháp môn Tuyến độ của đạo chịu ảnh hưởng rất lớn từ pháp môn Thiền của Phật giáo Thiền tông.
  •  Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: được tin là từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam; trở thành tín ngưỡng cơ bản vì tính phổ biến trong đời sống.
  • b) Triết lý: Triết lý Âm dương, Thuyết Ngũ hành, Lịch Âm dương, Hệ Can chi

    Ảnh hưởng mọi mặt của đời sống cư dân nông nghiệp VN: hình thành nên triết lý sống bình quân, khả năng thích nghi cao với mọi hoàn cảnh, thói quen tính toán cho phù hợp thời vụ trong canh tác công nghiệp.

    c) Chính trị – tổ chức bộ máy:

    Việc Nhà nước Phong kiến Việt Nam chủ động tiếp nhận Nho giáo chính là để khai thác những thế mạnh của Nho giáo trong việc tổ chức và quản lý đất nước. Ban đầu khi được truyền bá vào Việt Nam: Nho giáo như một vũ khí để thể hiện sức mạnh & tham vọng đồng hóa. Tuy vậy, Nho giáo vốn bàn về những vấn đề chính trị, đạo đức luân lý, khiến nó trở thành một học thuyết phù hợp với một tộc người non trẻ trong phát triển tư tưởng, văn hóa, tính dân tộc như người Phương Nam lúc bấy giờ NẾU bỏ qua những âm mưu, tham vọng xâm lược của phong kiến phương Bắc. Người Việt Nam nắm lấy cơ hội đó, biến quá trình “Hán hóa” và truyền bá Nho giáo của người Hán vào Việt Nam đặc biệt hơn, một cách có chọn lọc và mang theo mình những nội hàm mới.

    Nhà nước quân chủ Việt Nam, đặc biệt là triều đại nhà Lê, kể từ vua Lê Thái Tổ (1428 -1433) đã học tập cách tổ chức triều đình, hệ thống pháp luật người Trung Hoa rất nhiều. Các bộ kinh điển, sách vở liên quan Nho giáo đều nhập từ Trung Hoa về và phổ biến rộng rãi, khiến Nho giáo trở thành cơ sở lý luận cho các nhà soạn thảo luật pháp thời Lê: Quốc Triều Hình Luật (Bộ Luật Hồng Đức) chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và ra đời trong thời điểm Nho giáo có mức độ, điều kiện, phạm vi ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc nhất. Đây là một công cụ quan trọng để xây dựng, củng cố nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Cùng thời điểm đó, việc tuyển chọn nhân tài, bổ dụng vào bộ máy cai trị được các triều đại phong kiến Việt Nam áp dụng thông qua con đường học hành, thi cử của Nho giáo: Trong khoảng thời gian gần 900 năm (1075 -1919), nhà nước đã tổ chức 185 kì thi, tuyển chọn được 2.875 người đỗ đạt.

    d) Chuẩn mực đạo đức xã hội: chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
  •  “Tam cương” -ba trật tự xã hội phong kiến: Quân thần cương -đạo vua và thần trong triều (cốt ở cái nghĩa); Phụ tử cương -bổn phận của cha -con (cốt ở cái tình -cha nuôi con nên người, con có hiếu với cha mẹ); Phụ phụ cương -bổn phận vợ – chồng. (cốt ở sự đồng thuận)
  •  “Ngũ thường” -năm đức tính của con người: Nhân -lòng thương người; Nghĩa -biết xem lại bản thân; Lễ -đối xử với nhau phải có trên -dưới; Trí -con người phải có sự hiểu biết; Tín – con người sống phải thành thật.
  •  “Tam tòng”: Tại gia tòng phụ -người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha; Xuất giá tòng phu -lúc lấy chồng phải theo chồng; Phu tử tòng tử -nếu chồng qua đời, phải theo con trai.
  •  “Tứ Đức”: Công – Nữ công gia chánh; Dung – Cung cách đi đứng nhẹ nhàng, ăn mặc kín đáo; Ngôn -Lời ăn tiếng nói đúng mực, nhỏ nhẹ, lễ phép với người trên và ôn tồn với người dưới; Hạnh -đức hạnh, sắt son chung thủy với chồng, hiếu với cha mẹ, thảo với anh em.
  • e) Chủng tộc:

    Dân tộc Việt Nam hình thành trên cơ sở có sự hòa huyết với chủng tộc Hán và các chủng tộc phương Bắc khác. Nguyên do là bởi nhà Hán tiến hành chính sách đồng hóa ngay từ những năm đầu tiên thôn tính Nam Việt.

    g) Ngôn ngữ:

    Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập quốc. Từ khi Trung Quốc có ảnh hưởng tới VN, tiếng Việt đã du nhập thêm những từ ngữ Hán cổ -hình thành nên hệ thống Hán -Việt. Về chữ Nho, Nho học phát triển kể từ đầu thế kỉ XI, việc học văn tự chữ Nho được đẩy mạnh; tầng lớp trí thức mở rộng, góp phần tạo nên một nền văn chương bằng chữ Nho cực kì phát triển của người Việt. Chữ Nôm cũng được hình thành vào cùng thời gian này và được chính thức dùng trong hành chính khi vua Quang Trung lên ngôi vào năm 1789.

    h) Tri thức khoa học:

    Thời kỳ nước ta thuộc nhà Hán (Đông Hán), Nhâm Diên làm Thái thú quận Cửu Chân: Dân ta học được một số kĩ năng canh tác nông nghiệp (rèn đúc đồ sắt làm điền khí, dùng trâu bò cày bừa ruộng đất, …). Theo Đại Việt sử ký biên niên: “Tích Quang là người Hán Trung, thời vua Bình Đế là thái thú Giao Chỉ, ông dạy dân biết lễ nghĩa. Lại có Nhâm Diên người đất uyển, làm thái thú Cửu Chân. Tục của người Cửu Chân là đánh cá, săn bắn, không biết trồng cây. Diên bèn sai sắm khí cụ làm ruộng, dạy dân khai khẩn, hằng năm trồng trọt, nhân dân sống đầy đủ.”

    i) Thương mại:

    Truyền thống người Việt Nam là “trọng nông ức thương” -chỉ có giá trị nông nghiệp là dạng hợp pháp của thu nhập quốc dân. Tuy vậy, vào thời kỳ tự chủ: người Việt Nam bắt đầu có những hoạt động thương mại, ngoại thương: Tham gia buôn bán với nước láng giềng -Trung Quốc, Chăm Pa; thời nhà Lý, Trần: đã có buôn bán thêm với các vương quốc trong vùng Đông Nam Á tại cảng Vân Đồn (Quảng Ninh); thời Hậu Lê: buôn bán thêm với châu Âu, Nhật Bản tại các trung tâm như Thăng Long, Hội An. Có thể thấy rằng bộ mặt thương mại của nước ta có sự thay đổi ít nhiều.

    3.4. Tính tổng hợp và hỗn dung

    a) Tính tổng hợp:

    Văn hóa Việt Nam là kết quả của quá trình giao lưu cưỡng bức và phi cưỡng bức về văn hóa qua suốt hàng ngàn năm lịch sử, thông qua sự ảnh hưởng của Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam. Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Triết lý Âm dương, Thuyết Ngũ hành, Lịch Âm dương, Hệ Can chi: đều là từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam. Chuẩn mực đạo đức xã hội chịu ảnh hưởng của Nho giáo; khi được truyền bá vào Việt Nam, Nho giáo như một vũ khí để thể hiện sức mạnh & tham vọng đồng hóa. Từ khi Trung Quốc có ảnh hưởng tới VN, tiếng Việt đã du nhập thêm những từ ngữ Hán cổ -hình thành nên hệ thống Hán -Việt.

    b) Tính hỗn dung:

    Tuy vậy, người Việt Nam biết kết hợp khéo léo ảnh hưởng của các nền văn hóa khác (bao gồm Ấn Độ ở phần trước, văn hóa Đông Nam Á và Phương Tây) để dung hòa và điều tiết ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa: Đạo giáo kết hợp với văn hóa bản địa vốn đã có ở Việt Nam, tạo nên tính tổng hợp, xu hướng nhập thế của tôn giáo Việt Nam; người Việt Nam biến quá trình “Hán hóa” và truyền bá Nho giáo của người Hán vào Việt Nam đặc biệt hơn, mang theo mình những nội hàm mới; chữ Nho góp phần tạo nên một nền văn chương bằng chữ Nho cực kì phát triển của người Việt. Qua đó, nền văn hóa mang tính chất dung chấp, tổng hợp, khẳng định bản sắc riêng của văn hóa Việt Nam trong quan hệ với văn hóa Trung Hoa.

    3.5. Tổng kết

    Văn hóa Việt Nam giao lưu với văn hóa Trung Hoa là một quá trình rất lâu dài và thông qua nhiều con đường khác nhau. Một nền văn hóa lớn như vậy, còn ở ngay bên cạnh nước ta, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng ít nhiều tới văn hóa Việt Nam. Tuy vậy, trong quá trình tiếp thu, dân tộc Việt Nam ta đã cải biến và cấu trúc lại những yếu tố của văn hóa Trung Hoa, để chúng ta không bị hòa tan mà có một nền văn hóa phong phú, sinh động hơn.

    4. Giao lưu tiếp biến với văn hóa phương Tây.

    4.1. Tổng quan các giai đoạn trong quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây.

    Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã trải qua những quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác nhau để từ đó hỗn dung và tổng hợp nên một nền văn hóa hoàn chỉnh mang bản sắc Lạc Hồng. Trong số đó, không thể nào không nhắc tới sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp, Nga và Mỹ. Sự tiếp xúc này hầu hết diễn ra trong hoàn cảnh chủ nghĩa thực dân và đế quốc đang diễn ra tại Việt Nam, song nó đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đất nước. Bằng việc kết hợp các yếu tố ngoại sinh với những yếu tố sẵn có, Việt Nam đã tạo ra một cấu trúc văn hóa vừa hiện đại, vừa mang tính dân tộc. Sau đây là tổng quan các giai đoạn của quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với phương Tây, tham khảo theo nội dung trong cuốn “Đại cương về văn hoá việt nam” (TS Phạm Thái Việt và TS Đào Ngọc Tuấn)

  •  Giai đoạn từ đầu thế kỷ XVI – cuối thế kỷ XIX (năm 1858)
  •  Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX -giữa thế kỷ XX (kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954)
  •  Giai đoạn từ 1954 – nay
  • 4.2. Các biểu hiện của văn hóa hỗn dung giữa Việt Nam và phương Tây.

    a) Từ thế kỷ XVI – Cuối thế ky XIX (năm 1858).
    Đôi nét về bối cảnh lịch sử:

    Sự thâm nhập văn hóa phương Tây vào Việt Nam được biểu hiện qua hai đường chủ yếu là thương mại và truyền giáo. Ở thời điểm này, ảnh hưởng của phương Tây chỉ ở mức độ tạo sức ép và gián tiếp can thiệp vào chính sách của nhà nước phong kiến Việt Nam. Sự kiện đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn này là hành động Pháp nổ súng bắt đầu tiến hành quá trình xâm lược Việt Nam năm 1858.

    Ảnh hưởng của Công giáo

    Thời điểm: Từ những thập niên đầu của thế kỷ XVI ở Việt Nam đã có các giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Công giáo lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu việc truyền Công giáo vào Việt Nam.

    Biểu hiện hỗn dung:

    Trước đây, đạo Công Giáo trước cộng đồng Vatican II loại bỏ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên -một tín ngưỡng truyền thống ăn sâu trong tâm thức người Việt. Điều đã tạo ra mối lưu tâm cho những tín hữu theo đạo. Thế nhưng, để phù hợp với văn hóa nội sinh của Việt Nam, tín hữu Công giáo đã thực hiện được những nghi lễ tưởng niệm tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên được đặt ngay cạnh (thấp hơn một chút) bàn thờ Chúa, với bát hương và hai chân nến hai bên tại các gia đình Công giáo. Vào những ngày giỗ trong gia đình, người Công giáo cũng tổ chức theo phong tục địa phương như thắp hương kính nhớ tổ tiên, dâng hoa quả để tỏ lòng thành…

    Hình tượng đức Mẹ Maria trở thành nhân vật được nhắc đến rất nhiều trong đạo Công giáo Việt Nam do mối tương đồng với truyền thống thờ Mẫu của nước ta. Vào tháng hoa kính Đức Mẹ, người Công giáo Việt Nam còn đặc biệt tổ chức dâng hoa để tỏ lòng sùng kính. Điều này đã cho thấy sự kết hợp và cải biên hài hòa của Công giáo với một tập tục, một truyền thống tốt đẹp và thiêng liêng của dân tộc.

    Kiến trúc phương Tây theo vào theo đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam, song phần lớn các công trình này đã biến đổi linh hoạt để phù hợp với môi trường khí hậu và thời tiết Việt Nam. Thay vì các tòa nhà cao với phòng ốc thấp như ở phương Tây thì các công trình này khi hòa vào văn hóa Việt lại mang nét đặc trưng của đất nước ta: chiều cao tối đa hai tầng với mái hiên, mái che cửa sổ để che mưa nắng kết hợp cùng bố cục tam quan, lầu bát giác với hệ thống mái ngói,… Ví dụ điển hình là nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình) -một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam và đồng thời cũng là một trong những nhà thờ Công giáo vào loại cổ nhất ở Đông Nam Á được xây dựng với với tháp thấp trải rộng có mái cong.

    Lễ Noel – Giáng sinh khi về tới Việt Nam đã được cải biên, trở thành những dịp lễ hội để không chỉ người Công giáo mà còn cả toàn dân cùng chào đón, chúc mừng. Trong giai đoạn dịp lễ diễn ra, người ngoại đạo vẫn có thể tới tham quan nhà thờ mà không có bất kì sự phân biệt nào, nhà thờ Công giáo luôn sẵn sàng mở cửa chào đón tất cả mọi người.

    b) Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX – giữa thế kỷ XX.
    Đôi nét về bối cảnh lịch sử:

    Đây là giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đem theo những ảnh hưởng văn hóa đậm chất phương Tây tới đất nước qua nhiều lĩnh vực đa dạng như ẩm thực, giao thông, kiến trúc, nghệ thuật,…Phần phân tích dưới đây sẽ tập trung vào hai yếu tố chính của quá trình tiếp biến văn hóa là ẩm thực và nghệ thuật.

    Ảnh hưởng của ẩm thực

    Thời điểm: những năm 80 của thế kỷ XIX

    Biểu hiện của hỗn dung:

    Người Pháp với niềm yêu thích việc chế biến thịt bò đã cự tuyệt những món ăn địa phương và chỉ trung thành với những món ăn đặc trưng của Pháp. Với sự nhạy bén, một số người Việt đã bắt đầu mổ bò để bán thịt bít tết khi nắm bắt được khẩu vị của người Pháp. Họ tận dụng xương và thịt vụn của các cửa hàng để chế biến món “xáo trâu” nhưng sử dụng những mẩu vụn thịt bò cho vào nước dùng để thay thế cho thịt trâu. Họ cũng khám phá ra rằng ninh là cách tốt nhất để thu hết tinh túy của những phần bò vụn này. Từ đó phở ra đời.

    Arabica (Coffea arabica) là giống cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam vào năm 1857, thông qua các nhà truyền giáo Pháp. Sau đó, vào năm 1908, người Pháp đã mang hai loại cà phê khác đến Việt Nam là Robusta (Coffea canephora) và Exelsa (Coffea exelsa). Có lẽ từ đây, thói quen uống cà phê buổi sáng của người Pháp đã được người Việt tiếp thu và cải biên. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy “văn hóa cà phê đường phố” tại rất nhiều địa điểm ở Việt Nam. Bên cạnh đó, người Việt cũng sáng tạo ra những loại cà phê mới, điển hình như: cà phê sữa đá (sử dụng sữa đặc thay cho sữa bò), cà phê trứng (bắt nguồn từ cụ ông Nguyễn Văn Giảng với mong muốn để người Việt cũng được thưởng thức đồ uống thơm ngon như capuchino), sữa chua cà phê,…

    Ảnh hưởng của nghệ thuật:
    Thời điểm: đầu thế kỷ XX, đặc biệt những năm 25 – 30

    Biểu hiện hỗn dung:

    Những phong trào như Thơ mới, nhạc tiền chiến tại Việt Nam được ra đời do ảnh hưởng từ văn hóa Pháp. Ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa và ngôn ngữ Pháp cũng được thể hiện qua những tác phẩm của hầu hết nhân sĩ, trí thức, nghệ sĩ lớn của Việt Nam. Sự giao lưu và học hỏi văn diễn ra thời kỳ đầu thế kỷ 20 đã đem đến những ngành nghệ thuật mới như: hội họa, sân khấu, điện ảnh. Trong hội họa, những thể loại mới như tranh sơn dầu, tranh bột màu được du nhập. Cũng trong thời điểm đó, phong trào thơ Mới xuất hiện, trở thành một trong những giai đoạn nổi bật nhất của văn học Việt Nam nói riêng và tiến trình nghệ thuật nước nhà nói chung. Dù tiếp nhận và sử dụng những điều mới từ phương Tây nhưng người Việt vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc, “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Điều này được biểu hiện qua các tác phẩm của thời kì này, điển hình như tác phẩm “Tràng giang” (Huy Cận), dù được sáng tác trong phong trào thơ Mới nhưng vẫn bộc lộ rõ nét tinh thần yêu nước, hướng về cội nguồn quê hương cũng như nét cổ điển của văn phong Việt Nam thời kỳ trước. Một ví dụ khác là hai tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ” (Tô Ngọc Vân) và “Em Thúy” (Trần Văn Cẩn), dù sử dụng chất liệu sơn dầu theo sự tiếp biến văn hóa thế nhưng vẫn vô cùng gần gũi với người Việt bởi các hình ảnh như: trang phục áo dài, mái tóc đen, chiếc ghế mây.

    c) Giai đoạn từ thế kỷ XX đến nay
    Đôi nét về bối cảnh lịch sử:

    Năm 1954, Việt Nam kí hiệp định Giơ-ne-vơ với Pháp, đất nước bị chia cắt thành 2 miền, miền Nam bị đặt dưới sự cai trị của Mỹ, trở thành quốc gia phụ thuộc hoàn toàn về kinh tế và chính trị vào Mỹ, trong khi đó Miền Bắc dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, đã thành lập chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bắt tay vào việc tổ chức đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa như ở các nước Liên Xô. Giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam này kéo dài tới năm 1975, khi nước Việt Nam thống nhất đã tồn tại trên thế giới như một quốc gia có chủ quyền, có vị thế bình đẳng với các nước trên thế giới. Từ giai đoạn này, nước ta tiến xa hơn trong cuộc tiếp xúc văn hóa đông – tây và tiến tới giao lưu văn hóa mang tính toàn cầu vơi nhieu hình thức giao lưu văn hóa mới. Phần phân tích dưới đây sẽ chỉ đề cập đến sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ, Xô Viết.

    Giao lưu với văn hóa Mỹ
    Thành tựu khoa học kỹ thuật:

    Tuy đất nước ta tiếp xúc nền văn hóa Mỹ trong thời kỳ này một cách thụ động, song không thể phủ nhận rằng việc tiếp xúc với khoa học kỹ thuật tiên tiến của Mỹ và những sản phẩm của nền khoa học kỹ thuật này đã làm biến đổi xã hội Việt Nam truyền thống, tạo ra các gía trị trong các lĩnh vực: giao thông, xây dựng, quản lý tài chính, lối sống văn minh công nghiệp…

    Chủ nghĩa thực dụng, cá nhân và lối sống tuyệt đối hóa điều kiện vật chất và kỹ thuật:

    Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, việc tiếp thu văn hóa Mỹ một cách bị động, thiếu chọn lọc đã làm ảnh hướng tiêu cực tới những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của đất nước ta, đó là ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng.

    Về mặt cơ bản, chủ nghĩa thực dụng là chủ nghĩa với hạt nhân nền tảng là hiệu quả, là mục tiêu hữu dụng, là cái có lợi. Chủ nghĩa này đã tạo nên một phong trào có tính năng động, làm nổi lên vai trò của chủ thể, của cuộc sống con người, góp phần tích cực trong công cuộc phát triển của Mỹ.

    Nhưng việc tiếp thu văn hóa, lối sống Mỹ hào nhoáng, xa hoa một cách bị động, thiếu chọn lọc, chủ nghĩa thực dụng đã bị quân đội Mỹ và đội quân tay sai truyền bá sai lệch vào miền Nam Việt Nam lúc đó, trở nên biến tướng, bị truyền bá với tất cả những cái hạn chế của nó mà lược bỏ đi những nội dung tích cực. Cũng từ đây, Chủ nghĩa thực dụng đã sản sinh ra lối sống của “xã hội tiêu dùng” -lối sống tiêu dùng, sùng bái kỹ thuật, sùng bái vật chất với bản chất là tìm mọi cách để kiếm được nhiều tiền và chạy đua mua hàng hóa.

    Nguyên tắc đạo đức cơ bản của Chủ nghĩa thực dụnglà chủ nghĩa cá nhân, vì mình và cho mình, là sự đạt tới lợi ích của cá nhân. Để đạt được lợi ích, những người theo Chủ nghĩa thực dụng, đặc biệt là tầng lớp tư sản độc quyền đã không từ bỏ bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào và sẵn sàng chà đạp lên mọi thứ (kể cả luật lệ) để thu về lợi nhuận tối đa.

    Cùng xuất hiện với đó là lối sống vị kỷ, vị lợi, buông thả bản thân để chạy theo đồng tiền mà bỏ rơi những phẩm chất quý báu của chính mình, bất kỳ quan niệm nào hễ phù hợp với nhu cầu đặc biệt của cá nhân đều được khuyến khích. Hiện nay, dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường, tư tưởng thực dụng biểu hiện một cách rõ nét nhất chính là những người chạy theo lợi ích vật chất – kinh tế trước mắt bằng mọi giá.

    Chủ nghĩa này đã chà đạp lên các quan hệ đạo đức, luân lý, giá trị nhân văn truyền thống tốt đẹp của Viet Nam, đánh mất danh dự nhân phẩm cũng như gây nên sự lệch lạc về nhận thức, sống thiếu lý tưởng trong một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, thay thế các yếu tố mang giá trị vật chất cho yếu tố tinh thần, tình cảm – một trong những yếu tố cốt lõi của văn hóa truyền thống nước Việt, từ đó làm cho chủ nghĩa thực dụng trở thành hệ ý thức phi nhân tính, phản nhân văn đối với truyền thống đạo lý của người Việt. Có thể thấy được, việc tiếp xúc với văn hóa Mỹ đã phần nào thay đổi cấu trúc nhân cách trong bản thân mỗi con người, dẫn đến những xu hướng khác nhau trong nhận thức về hệ giá trị văn hóa chuẩn mực trong đời sống xã hội.

    Giao lưu tiếp biến văn hóa Xô Viết

    Sự tiếp xúc văn hoá Việt -Nga đã được bắt đầu từ rất sớm, ngay từ trước năm 1945, khi Nguyễn Ái Quốc và những người cộng sản Việt Nam đầu tiên đến học tập tại Đại học phương Đông Moskva (1923 -1930) và tiếp thu tư tưởng yêu nước, giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin.Trong nửa thế kỷ từ sau cách mạng tháng Tám cho đến khi Liên Xô tan vỡ, giao lưu văn hóa Việt -Nga là dòng chủ lưu, quan trọng nhất trong các mối giao lưu văn hóa với các nước anh em trong hệ thống XHCN. Chính vì tiếp thu văn hóa Liên Xô một cách chủ động, tự nguyện, có chọn lọc, nền văn hóa này đã đem lại nhiều tác động tích cực lên nền văn hóa Việt Nam ở nhiều khía cạnh như:

    Xây dựng và tổ chức đất nước:

    Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều bởi nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa thông qua văn hóa Xô viết, nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng Kinh tế-chính trị của Chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trên cơ sở hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Cùng với sự lãnh đạo của Hồ chủ tịch, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tổ chức đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, cũng như thực hiện các chiến dịch cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo tư bản kinh doanh,… từ đó xóa bỏ các giai cấp địa chủ và tư sản, xây dựng đời sống xã hội dựa trên nguyên tắc kỷ luật hóa cao độ . Việc tiếp xúc với văn hóa xã hội chủ nghĩa đã định hướng cho nền văn hóa Việt Nam đi vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

    Thành tựu khoa học kỹ thuật, công trình kien truc :

    Xã hội miền Bắc đã tiếp thu những tri thức khoa học thông qua việc cử cán bộ sang Liên Xô đào tạo, các công trình kiến trúc hiện đại được chuyên gia Liên Xô giúp đỡ. Liên bang Xôviết đã giúp Việt Nam đào tạo khoảng 52.000 cán bộ khoa học -kỹ thuật, trong đó có trên 30.000 cử nhân, 3.000 tiến sĩ, hơn 200 tiến sĩ khoa học cùng hàng nghìn công nhân kỹ thuật, Họ đã trở thành những hạt giống đầu tiên được đào tạo bài bản mà sau này trở thành lực lượng nòng cốt trong các ngành, lĩnh vực của đất nước

    Đời sống tinh thần:
  •  Văn học :
  • Từ sau Cách mạng tháng Tám, các tác phẩm văn học Nga bắt đầu được phổ biến rất rộng rãi ở Việt Nam, chỉ tính riêng từ năm 1945 đến năm 1987 đã có 903 đầu sách văn học Nga và Xôviết được dịch và giới thiệu ở nước ta. Nhờ vậy, đông đảo độc giả trong nước đã được thưởng thức các tác phẩm văn học kinh điển Nga, cũng như các kiệt tác văn học của các dân tộc khác trong Liên bang Xôviết. Nhiều đại văn hào và thi hào Nga như L.Tolstoi, Dostoievski, Puskin, Lermontov, Trekhov, Gogol, Solokhov, Paustovski… đã trở nên quen thuộc với công chúng Việt Nam. Văn học Nga -Xôviết đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu, giúp độc giả Việt Nam cảm nhận và ngưỡng mộ vẻ đẹp của đất nước Nga, tâm hồn Nga, tính cách Nga. Kinh nghiệm của văn học Nga-Xô Viết có ảnh hưởng quan trọng đến quan điểm thẩm mỹ và khuynh hướng sáng tác của nhiều nhà văn Việt Nam.

  •  Điện ảnh
  • Đối với ngành điện ảnh non trẻ của Việt Nam thời kỳ đầu, điện ảnh Xô viết gần như là người thầy, là khuôn mẫu cho lối làm phim cách mạng. Điện ảnh Việt Nam đã thật sự có những tiến bộ vượt bậc,nhiều bộ phim được gửi đi dự các Liên hoan phim quốc tế ở Nga, Đức, Tiệp Khắc… đã đoạt được nhiều giải cao.

    Nhiều bộ phim được thực hiện theo các chuẩn mực của phim Nga thời đó đã trở thành kinh điển cho điện ảnh Việt Nam ở nhiều thể loại: phim truyện, phim tài liệu, hoạt hình, phim khoa học… Khi Trường Điện ảnh mới thành lập năm 1959, các chuyên gia Nga đã giúp đào tạo những khoá đầu tiên với những bộ phim tốt nghiệp xuất sắc như Hai người lính, Chim vành khuyên, Kim Đồng, Chị Tư Hậu, Nổi gió… Qua những bộ phim Việt Nam thời kỳ này, người xem có thể cảm nhận sự gần gũi và ảnh hưởng rõ nét của điện ảnh Xôviết. Trong những năm tháng cam go của hai cuộc chiến tranh cứu nước, chúng đã góp phần cổ vũ, khích lệ rất nhiều tinh thần yêu nước, bảo vệ Tổ quốc, nâng cao nhận thức thẩm mỹ và bồi dưỡng những giá trị nhân văn cao đẹp cho con người Việt Nam.

  •  Âm nhạc
  • Trong lĩnh vực âm nhạc, nhạc viện Traikovski là nơi đào tạo nhiều tài năng âm nhạc cho Việt Nam nhất; Đặng Thái Sơn, Tôn Nữ Nguyệt Minh, Tôn Thất Triêm, Đỗ Hồng Quân,… đều là những hạt giống âm nhạc được nuôi dưỡng từ đây. Âm nhạc của Traikovski, Prokophiev, Sostakovich và những giai điệu mượt mà, trữ tình của các bài dân ca Nga đã tạo nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam. Nhiều bản tình ca Nga từ bao năm nay vẫn để lại ấn tượng khó quên trong lòng nhiều người dân Việt Nam. Những nhà lý luận âm nhạc, chỉ huy dàn nhạc được đào tạo bài bản ở Nga nay đã trở thành các giảng viên chủ chốt của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam và các đơn vị nghệ thuật.

    Sân khấu Nga -Xôviết cũng để lại dấu ấn không nhỏ trong sân khấu nước ta. Những năm 70 -80, sân khấu Việt Nam rộ lên những tác phẩm của nền kịch nói Nga cổ điển và Xôviết như kịch ngắn của Trekhov, các vở kịch hiện đại Chuông đồng hồ điện Kremlanh, Platôn Krêchev, Khúc thứ ba bi tráng, Người cầm súng, Vòng phấn Côcado… Ngay từ cuối những năm 50-60, các chuyên gia Nga đã giúp Nhà hát kịch Trung ương, Nhà hát Nhạc vũ kịch… cố vấn nghệ thuật, dàn dựng vở, đào tạo diễn viên. Trường phái sân khấu Stanislavski đã để lại những dấu ấn nhất định cho sân khấu kịch nói Việt Nam.

    Không chỉ vậy, Liên Bang Nga cũng giúp đào tạo hạt nhân văn hoá nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nữa cho Việt Nam như mỹ thuật, múa, xiếc, nhiếp ảnh, kiến trúc… Nhiều họa sĩ được đào tạo từ trường họa Surikov, các diễn viên balê, múa hiện đại, các kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia ấy đã trở thành lực lượng nòng cốt, tạo dựng nên diện mạo mới cho văn hoá Việt Nam thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Có thể thấy được, Mối giao lưu văn hóa Việt -Nga được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tình hữu nghị gắn bó lâu dài giữa hai nước, đã được thử thách và kiểm chứng bởi thời gian. Tiếp tục củng cố, phát triển mối quan hệ đó trên tinh thần đối tác chiến lược không những đem lại lợi ích chung cho nhân dân hai nước, mà còn góp phần củng cố hòa bình, sự phát triển và ổn định của khu vực và toàn thế giới.

    III. Kết luận

    Có thể nói sự ra đời và phát triển của văn hóa Việt Nam là kết quả của quá trình giao lưu ở cấp độ khu vực, châu lục vào toàn cầu. Được nằm ở vùng giao thoa giữ các trung tâm văn hóa lớn nên văn hóa Việt Nam mang tính hỗn dung và tổng hợp do giao lưu – tiếp biến văn hóa với nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, đó là Ấn Độ, Trung Hoa và Phương Tây ( như các bạn nhóm 4 đã trình bày ở trên). Kết quả của quá trình giao lưu văn hóa đó đã để lại những dấu ấn trong văn hóa Việt Nam và được cải biến tạo thành những yếu tố của bản sắc văn hóa Việt Nam.

    Có thể kể đến là Phật giáo Tiểu thừa, Bàlamôn giáo và Hồi giáo của Ấn Độ đã tạo nên những nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của cư dân vùng đồng bằng Bắc bộ, là cơ sở để tạo nên văn hóa Chăm, văn hóa Óc Eo.

    Sự du nhập của triết lý Âm Dương, Thuyết Ngũ hành, Lịch Âm dương và Hệ can chi cùng với Nho giáo, Phật giáo địa thừa, Đạo giáo của Trung Hoa đã ảnh hưởng đến phương pháp tư duy, cách thức tổ chức hoạt động chính trị và sinh hoạt tôn giáo và các mặt khác trong cuộc sống của người Việt Nam.

    Sự du nhập của Thiên Chúa giáo cùng với những thành tựu khoa học kỹ thuật của Phương Tây đã tạo điều kiện cho Việt Nam bắt đầu tiếp thu được những tri thức của nhân loại, bước đầu gia nhập vào nền văn hóa toàn cầu.

    Mặc dù, ta khó có thể nêu một cách đầy đủ những chuyển biến mạnh mẽ của nền VHVN trong những cuộc tiếp xúc văn hóa này. Nhưng có điều chắc chắn là, cho đến giờ, quá trình tiếp xúc ấy vẫn đang diễn ra, và sẽ còn tiếp tục với một cường độ ngày càng mãnh liệt về cả chiều rộng lẫn chiều sâu; và với tần suất ngày một cao, trong một thế giới đang bị toàn cầu hóa như hiện nay.

    Văn hóa Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển trải qua mấy nghìn năm đã không ngừng giao lưu và tiếp nhận những thành tựu mới. Có một đặc điểm là trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, người Việt Nam luôn có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Kết quả là những thành tựu được chọn lọc, tiếp nhận của văn hóa nước ngoài khi du nhập vào Việt Nam đều bị khúc xạ theo tâm thức của người Việt Nam để có những biến đổi phù hợp – đó cũng chính là bản sắc của Văn hóa Việt Nam.

    Như ông Đinh Gia Khánh đã viết “Lịch sử văn hóa dân tộc là quá trình tiếp thu một cách chủ động những thành tựu của văn hóa bên ngoài và đồng hóa những thành tựu văn hóa ấy vì những yêu cầu của đời sống dân tộc” ( Đinh Gia Khánh, Mười thế kỷ của tiến trình văn hóa Việt Nam. Nxb Giáo dục, tr.12).

    Thêm vào đó, kiểu văn hóa hỗn dung và tổng hợp mang trong mình sự hòa hợp giữa các nền văn hóa, tức là mỗi nền văn hóa đều góp một phần đặc trưng của mình để tạo nên nền văn hóa này.

    Vậy nên, kiểu văn hóa đặc trưng ấy là cơ sở để nước ta tiến hành hội nhập, hợp tác sâu rộng hơn. Quá trình hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội sẽ dễ dàng hơn trên cơ sở của nền văn hóa.

    Chúng ta tự hào về nền văn hóa hỗn dung và tổng hợp của Việt Nam. Chính kiểu văn hóa này là sự hòa hợp tinh hoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới, đồng thời đề cao và tôn vinh nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy mà mỗi con người được sinh ra và lớn lên trong các nôi văn hóa Việt Nam là một niềm tự hào và hạnh phúc. Những giá trị tốt đẹp của kiểu văn hóa hỗn dung và tổng hợp này sẽ nuôi dưỡng trong mỗi con người Việt Nam chúng ta về ý thức dân tộc, từ đó nâng cao tinh thần bảo vệ nền văn hóa đặc trưng của dân tộc, đặc biệt là trong bối cảnh xu thế toàn cấu hóa, hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng mạnh mẽ hiện nay.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • 1. Trần Thị Hồng Thúy và cộng sự (2011). Đại cưong văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
  • 2. Phạm Thái Việt và Đào Ngọc Tuấn (2004). Đại cưong về văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
  • 3. Lương Ninh (2004). Lịch sử Vưong quốc Champa, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
  • 4. Võ Sĩ Khải (2018). Kiến trúc trong văn hóa Óc Eo, hậu Óc Eo ở Nam Bộ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
  • 5. Lê Đình Phụng (2012). Tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở miền Trung Việt Nam. Di sản văn hóa vật thể, 1 (38), 68-72.
  • 6. Gustave Hue (1937), Dictionnaire Annamite-Chinois-Français
  • 7. Kim Ân, Nhà thờ Phát Diệm noi niềm tin Kitô giáo gặp gỡ văn hóa Việt Nam.
  • 8. Country Coffee Profile Vietnam – 2019; International Coffee Organization
  • 9. Ngành cà phê Việt Nam – Hiện trạng và triển vọng, Đoàn Triệu Nhạn -Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam
  • 10.

    (<https://thanhnien.vn/ca-phe-trung-ha-noi-len-cnn-dieu-bi-mat-trong-ly-ca-phe-70-nam-tuoi-post653458.html>)https://thanhnien.vn/ca-phe-trung-ha-noi-len-cnn-dieu-bi-mat-trong-ly-ca-(<https://thanhnien.vn/ca-phe-trung-ha-noi-len-cnn-dieu-bi-mat-trong-ly-ca-phe-70-nam-tuoi-post653458.html>)phe-70-nam-tuoi-post653458.html

  • 11.

    (<https://giaoxudongtri.com/anh-huong-cua-cong-giao-voi-nen-van-hoa-viet-nam/>)https://giaoxudongtri.com/anh-huong-cua-cong-giao-voi-nen-van-hoa-viet-(<https://giaoxudongtri.com/anh-huong-cua-cong-giao-voi-nen-van-hoa-viet-nam/>)nam/

  • 12.http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file? uuid=6c775fe3-7414-4604-98eb-267cc85195b0&groupId=13025
  • 13.https://dulich.tuoitre.vn/pho—tinh-hoa-am-thuc-viet-590902.htm 14.ngân:
  • 15.http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file? uuid=4a380122-4f02-42fa-860f-24862569fc92&groupId=13025
  • 16.http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file? uuid=4a380122-4f02-42fa-860f-24862569fc92&groupId=13025
  • Xổ số miền Bắc