Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 19921. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 2013Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị – pháp lý quan trọng trong việc thực hiện công cuộc đổi mới. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Triển khai thực hiện quan điểm đổi mới của Đảng, tại Kỳ họp thứ I, Quốc hội Khóa XIII diễn ra vào tháng 8/2011 đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Qua tổng kết việc thi hành Hiến pháp và lấy ý kiến sâu rộng trong nhân dân, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được trình Quốc hội xem xét, thảo luận tại 3 Kỳ họp của Quốc hội (Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6), 3 lần trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ươngĐảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI (Hội nghị Trung ương V, VII, VIII) và rất nhiều lần xin ý kiến của Bộ chính trị và các cơ quan, tổ chức, các nhà chính trị, các nhà khoa học có uy tín. Ngày 28 tháng 11 năm 2013, sau nhiều ngày thảo luận, thống nhất ý kiến, trong không khí trang nghiêm và thể hiện sự đồng thuận cao, với đa số tuyệt đối 486/498, chiếm 97,59% Quốc hội Khóa XIII, Kỳ họp thứ VI đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đây là sự kiện chính trị – pháp lýđặc biệt quan trọng đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam.2. Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 2.1. Về cấu trúc của Hiến phápCấu trúc của Hiến pháp 2013 gọn nhẹ hơn Hiến pháp năm 1992. Nếu Hiến pháp năm 1992 có 12 chương, 147 điều thì Hiến pháp 2013 đã rút gọn đượcmột chương và 27 điều, chỉ còn 11 chương và 120 điều. Lời nói đầu của Hiến pháp 2013 khái quát về lịch sử Việt Nam và mục tiêu của bản Hiến pháp mới được quy định ngắn gọn và khúc chiết hơn so với Hiến pháp năm 1992. Vị trí các chương trong Hiến pháp cũng hợp lý hơn so với Hiến pháp năm 1992. Chương V trong Hiến pháp năm 1992 được gọi là “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thì nay được chuyển vào vị trí Chương II và được đổi tên thành: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Việc quy định quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Chương II thể hiện sự coi trọng quyền con người, quyền công dân của nhà nước ta trong giai đoạn phát triển và đổi mới toàn diện của đất nước. Chương “Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân” được chuyển từ vị trí Chương X về Chương VIII trước chương “ Chính quyền địa phương”. Sự điều chỉnh này trong cấu trúc Hiến pháp là hợp lý theo tư duy lô gíc chính quyền Trung ương quy định trước, chính quyền địa phương quy định sau.Ngoài việc ghép Chương XI vào Chương I, Chương II và Chương III (của Hiến pháp năm 1992) vào Chương III, Hiến pháp mới cũng sáng tạo thêm một chương mới đó là Chương X:“Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước”. So với các Hiến pháp trước đây, đây là một chương hoàn toàn mới. Chương mới này là kết quả của việc tiếp nhận tư duy lập hiến mới về các thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp nước ngoài.2.2. Về chế độ chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nướcChế độ chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước Hiến pháp của năm 2013 thể hiện những điểm mới sau đây:- Tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã xác định:“ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 bên cạnh quy định về phân công, phối hợp đã bổ sung thêm việc kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự bổ sung này là cần thiết để khắc phục những yếu kém trong kiểm soát quyền lực nhà nước của bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).- Về các hình thức thực hiện quyền lực nhân dân, Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước khác”. So với Hiến pháp năm 1992, quy định này của Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự tiến bộ rõ ràng của tư duy lập hiến Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 chỉ mới quy định các hình thức dân chủ đại diện, còn Hiến pháp năm 2013 đã quy định đầy đủ hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong Hiến pháp.- Về địa vị pháp lý của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài việc tiếp tục xác định vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung thêm khoản 2 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Đồng thời bên cạnh việc quy định “Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” như Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp 2013 đã quy định bổ sung “các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Các quy định mới trên đây là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Những quy định này xác định nghĩa vụ của các tổ chức của Đảng và các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các quyết định của mình. Các quy định này là cơ sở pháp lý để nhân dân giám sát các tổ chức của Đảng và các Đảng viên hoạt động theo đúng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;- Trong chương Chế độ chính trị còn có quy định bổ sung mới về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đó là “vai trò phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bổ sung quan trọng trong Hiến pháp năm 2013. Chế độ chính trị nhất nguyêncủa các nước xã hội chủ nghĩa có ưu thế là sự thống nhất chính trị cao, sự ổn định của đường lối và quyết sách chính trị, tuy nhiên cũng có hạn chế là thiếu sự phân tích phản biện đúng mức nên đôi khi các quyết sách chưa được nhìn nhận, xem xét trên nhiều bình diện khác nhau một cách khách quan và đầy đủ. Việc bổ sung quy định trên đây về vai trò của Mặt trận là hoàn toàn phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay ở Việt Nam.- Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự tiếp nhận những hạt nhân hợp lý của học thuyết phân chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước khi xác lập vị trí, tính chất của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân một cách rõ ràng. Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94), Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102);Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Điều 107).- Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, cùng với việc xác định tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, Hiến pháp năm 2013 đã xác định nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Về cách thức thực hiện quyền tư pháp Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định mới so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001). Nếu Hiến pháp năm 1992 tại Điều 132 quy định: “quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình” thì Hiến pháp năm 2013 đã quy định thêm cả quyền bào chữa của bị can: “quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm” (Khoản 7 Điều 103). Ngoài những nguyên tắc tố tụng đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992, như nguyên tắc tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định, nguyên tắc khi xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, Hiến pháp năm 2013 còn xác định thêm các nguyên tắc: “nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm” (khoản 5 Điều 103) và “chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm được bảo đảm” (khoản 6 Điều 103). Để bảo đảm tính độc lập của Tòa án, Hiến pháp năm 2013 không quy định Chánh án tòa án địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân như quy định của Hiến pháp năm 1992. Thực hiện chủ trương tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức tòa án năm 2014 đã thành lập thêm Tòa án nhân dân cấp cao trong hệ thống tòa án nhân dân, có chức năng xét xử phúc thẩm các bản án của Tòa án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng nghị, kháng cáo và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tòa án nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Do việc thành lập thêm Tòa án nhân dân cấp cao nên Tòa án nhân dân tối cao sẽ không còn thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng không còn thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm các bản án của tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Các thẩm quyền nói trên theo Luật tổ chức tòa án năm 2014 được chuyển cho Tòa án nhân dân cấp cao. Để tăng cường việc bảo vệ các quyền con người và quyền công dân, mà đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em, Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 đã thành lập thêm Tòa gia đình và người chưa thành niên trong Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án cấp cao và có thể thành lập tòa này ở Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.Để tăng cường tính độc lập và ổn định nghề nghiệp của thẩm phán, Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 cũng đã kéo dài thời gian từnhiệm kỳ thứ hai của thẩm phán từ 5 năm lên 10 năm (Điều 74 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).Tương ứng với tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã thành lập thêm Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân.- Về chế định Chủ tịch nước, Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn quyền hạn của Chủ tịch nước khi xác định Chủ tịch nước quyết định phong, thăng, giáng tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam thay cho quy định quyết định phong hàm, cấp “sĩ quan cấp cao” trong các lực lượng vũ trang nhân dân như quy định trong Hiến pháp năm 1992. Trên thực tế theo Hiến pháp năm 1992, Chủ tịch nước chỉ quyết định phong sĩ quan cấp thượng tướng và đại tướng, còn thẩm quyền quyết định phong sĩ quan cấp thiếu tướng và trung tướng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.- Một điểm mới khác cần phải kể đến trong việc tổ chức quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 là tổ chức chính quyền địa phương. Trong Hiến pháp năm 1992, Chương IX có tên gọi là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân còn trong Hiến pháp năm 2013, Chương IX có tên gọi là: “Chính quyền địa phương”. Việc khẳng định trong Hiến pháp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là cần thiết. Do Hiến pháp năm 1992 không xác định rõ chính quyền địa phương bao gồm những cơ quan nào nên ở một số địa phương quan niệm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ở địa phương cũng là chính quyền địa phương, từ đó đã can thiệp cản trở tính độc lập của Tòa án trong xét xử.- Một điểm mới khác cũng cần lưu ý làngoài ba cấp chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn, Hiến pháp mới còn quy định thêm đơn vị hành chính – lãnh thổ đặc biệt do Quốc hội thành lập. Mặt khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa chính quyền địa phương, khoản 2 Điều 111 quy định: “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.”- Về tổ chức thực hiện và kiểm soát quyền lực nhà nước, Hiến pháp năm 2013 còn có điểm mới là đã có quy định về hai cơ quan hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử Trung ương và Kiểm toán nhà nước. Ở nước ngoài, ngoài hai cơ quan nói trên, các cơ quan hiến định độc lập còn có Tòa án Hiến pháp, Ủy ban Phòng chống tham nhũng, Ủy ban Thông tin quốc gia, Ủy ban Nhân quyền. Các cơ quan hiến định độc lập do được Hiến pháp quy định nên thể hiện tính độc lập cao trong tổ chức và hoạt động của mình, nhờ đó mà các thiết chế này có thể hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao và không phụ thuộc vào các thiết chế khác trong bộ máy nhà nước, đảm bảo quyền lực nhà nước được kiểm soát chặt chẽ.2.3.Về chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dânSo với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến vượt bậc trong việc bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Bên cạnh việc quy định về quyền công dân, quyền con người cũng được quy định một cách chi tiết và đầy đủ. Nếu trong Hiến pháp năm 1992 chương Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân chỉ có 29 điều thì chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 có 36 điều (tăng 7 điều so với Hiến pháp năm 1992). Hiến pháp năm 2013 đã dành 21 điều quy định về quyền con người, 15 điều quy định về quyền công dân. Tại Điều 14 khoản 1 Hiến pháp năm 2013 đã xác định: “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Việc quy định cụ thể vềquyền con người được thể hiện trên các bình diện: quyền bình đẳng trước pháp luật (khoản 1 Điều 16), quyền không bị phân biệt đối xử (Khoản 2 Điều 16), quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 18), quyền sống, tính mạng được pháp luật bảo hộ (Điều 19); quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 20, khoản 1), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (Điều 21). Ngoài ra quyền con người trên các lĩnh vực khác được quy định tại các Điều 22, 24, 26, 30, 31, 32, 33,35, 36, 37, 38, 40,41, 43, 48,49. Nhìn chung, quyền con người có phạm vi chủ thể rộng hơn quyền công dân. Trong khi quyền công dân Việt Nam chỉ dành cho người có quốc tịch Việt Nam thì quyền con người có phạm vi chủ thể rộng hơn là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, người không có quốc tịch (bao gồm cả người nước ngoài và người Việt Nam). Quyền công dân Việt Nam được pháp luật Việt Nam điều chỉnh, trong khi đó quyền con người vừa được pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh.Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định rằng Hiến pháp năm 2013 là một cột mốc mới đánh dấu sự phát triển, tiến bộ của nền lập hiến Việt Nam về tư tưởng dân chủ; tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo vệ các quyền con người, quyền công dân và kỹ thuật lập hiến./.GS.TS Thái Vĩnh Thắng Trường Đại học Luật Hà Nội
Mục lục bài viết
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992
1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị – pháp lý quan trọng trong việc thực hiện công cuộc đổi mới.
Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Triển khai thực hiện quan điểm đổi mới của Đảng, tại Kỳ họp thứ I, Quốc hội Khóa XIII diễn ra vào tháng 8/2011 đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Qua tổng kết việc thi hành Hiến pháp và lấy ý kiến sâu rộng trong nhân dân, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được trình Quốc hội xem xét, thảo luận tại 3 Kỳ họp của Quốc hội (Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6), 3 lần trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI (Hội nghị Trung ương V, VII, VIII) và rất nhiều lần xin ý kiến của Bộ chính trị và các cơ quan, tổ chức, các nhà chính trị, các nhà khoa học có uy tín. Ngày 28 tháng 11 năm 2013, sau nhiều ngày thảo luận, thống nhất ý kiến, trong không khí trang nghiêm và thể hiện sự đồng thuận cao, với đa số tuyệt đối 486/498, chiếm 97,59% Quốc hội Khóa XIII, Kỳ họp thứ VI đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đây là sự kiện chính trị – pháp lý đặc biệt quan trọng đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam.
2. Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992
2.1. Về cấu trúc của Hiến pháp
Cấu trúc của Hiến pháp 2013 gọn nhẹ hơn Hiến pháp năm 1992. Nếu Hiến pháp năm 1992 có 12 chương, 147 điều thì Hiến pháp 2013 đã rút gọn được một chương và 27 điều, chỉ còn 11 chương và 120 điều. Lời nói đầu của Hiến pháp 2013 khái quát về lịch sử Việt Nam và mục tiêu của bản Hiến pháp mới được quy định ngắn gọn và khúc chiết hơn so với Hiến pháp năm 1992. Vị trí các chương trong Hiến pháp cũng hợp lý hơn so với Hiến pháp năm 1992. Chương V trong Hiến pháp năm 1992 được gọi là “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thì nay được chuyển vào vị trí Chương II và được đổi tên thành: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Việc quy định quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Chương II thể hiện sự coi trọng quyền con người, quyền công dân của nhà nước ta trong giai đoạn phát triển và đổi mới toàn diện của đất nước. Chương “Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân” được chuyển từ vị trí Chương X về Chương VIII trước chương “ Chính quyền địa phương”. Sự điều chỉnh này trong cấu trúc Hiến pháp là hợp lý theo tư duy lô gíc chính quyền Trung ương quy định trước, chính quyền địa phương quy định sau.
Ngoài việc ghép Chương XI vào Chương I, Chương II và Chương III (của Hiến pháp năm 1992) vào Chương III, Hiến pháp mới cũng sáng tạo thêm một chương mới đó là Chương X:“Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước”. So với các Hiến pháp trước đây, đây là một chương hoàn toàn mới. Chương mới này là kết quả của việc tiếp nhận tư duy lập hiến mới về các thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp nước ngoài.
2.2. Về chế độ chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
Chế độ chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước Hiến pháp của năm 2013 thể hiện những điểm mới sau đây:
– Tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã xác định:“ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 bên cạnh quy định về phân công, phối hợp đã bổ sung thêm việc kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự bổ sung này là cần thiết để khắc phục những yếu kém trong kiểm soát quyền lực nhà nước của bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
– Về các hình thức thực hiện quyền lực nhân dân, Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước khác”. So với Hiến pháp năm 1992, quy định này của Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự tiến bộ rõ ràng của tư duy lập hiến Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 chỉ mới quy định các hình thức dân chủ đại diện, còn Hiến pháp năm 2013 đã quy định đầy đủ hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong Hiến pháp.
– Về địa vị pháp lý của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài việc tiếp tục xác định vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung thêm khoản 2 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Đồng thời bên cạnh việc quy định “Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” như Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp 2013 đã quy định bổ sung “các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Các quy định mới trên đây là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Những quy định này xác định nghĩa vụ của các tổ chức của Đảng và các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các quyết định của mình. Các quy định này là cơ sở pháp lý để nhân dân giám sát các tổ chức của Đảng và các Đảng viên hoạt động theo đúng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
– Trong chương Chế độ chính trị còn có quy định bổ sung mới về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đó là “vai trò phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bổ sung quan trọng trong Hiến pháp năm 2013. Chế độ chính trị nhất nguyên của các nước xã hội chủ nghĩa có ưu thế là sự thống nhất chính trị cao, sự ổn định của đường lối và quyết sách chính trị, tuy nhiên cũng có hạn chế là thiếu sự phân tích phản biện đúng mức nên đôi khi các quyết sách chưa được nhìn nhận, xem xét trên nhiều bình diện khác nhau một cách khách quan và đầy đủ. Việc bổ sung quy định trên đây về vai trò của Mặt trận là hoàn toàn phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay ở Việt Nam.
– Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự tiếp nhận những hạt nhân hợp lý của học thuyết phân chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước khi xác lập vị trí, tính chất của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân một cách rõ ràng. Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94), Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102);Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Điều 107).
– Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, cùng với việc xác định tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, Hiến pháp năm 2013 đã xác định nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Về cách thức thực hiện quyền tư pháp Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định mới so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001). Nếu Hiến pháp năm 1992 tại Điều 132 quy định: “quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình” thì Hiến pháp năm 2013 đã quy định thêm cả quyền bào chữa của bị can: “quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm” (Khoản 7 Điều 103). Ngoài những nguyên tắc tố tụng đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992, như nguyên tắc tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định, nguyên tắc khi xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, Hiến pháp năm 2013 còn xác định thêm các nguyên tắc: “nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm” (khoản 5 Điều 103) và “chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm được bảo đảm” (khoản 6 Điều 103). Để bảo đảm tính độc lập của Tòa án, Hiến pháp năm 2013 không quy định Chánh án tòa án địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân như quy định của Hiến pháp năm 1992. Thực hiện chủ trương tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức tòa án năm 2014 đã thành lập thêm Tòa án nhân dân cấp cao trong hệ thống tòa án nhân dân, có chức năng xét xử phúc thẩm các bản án của Tòa án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng nghị, kháng cáo và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tòa án nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Do việc thành lập thêm Tòa án nhân dân cấp cao nên Tòa án nhân dân tối cao sẽ không còn thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng không còn thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm các bản án của tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Các thẩm quyền nói trên theo Luật tổ chức tòa án năm 2014 được chuyển cho Tòa án nhân dân cấp cao. Để tăng cường việc bảo vệ các quyền con người và quyền công dân, mà đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em, Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 đã thành lập thêm Tòa gia đình và người chưa thành niên trong Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án cấp cao và có thể thành lập tòa này ở Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Để tăng cường tính độc lập và ổn định nghề nghiệp của thẩm phán, Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 cũng đã kéo dài thời gian từ nhiệm kỳ thứ hai của thẩm phán từ 5 năm lên 10 năm (Điều 74 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).
Tương ứng với tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã thành lập thêm Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân.
– Về chế định Chủ tịch nước, Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn quyền hạn của Chủ tịch nước khi xác định Chủ tịch nước quyết định phong, thăng, giáng tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam thay cho quy định quyết định phong hàm, cấp “sĩ quan cấp cao” trong các lực lượng vũ trang nhân dân như quy định trong Hiến pháp năm 1992. Trên thực tế theo Hiến pháp năm 1992, Chủ tịch nước chỉ quyết định phong sĩ quan cấp thượng tướng và đại tướng, còn thẩm quyền quyết định phong sĩ quan cấp thiếu tướng và trung tướng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.
– Một điểm mới khác cần phải kể đến trong việc tổ chức quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 là tổ chức chính quyền địa phương. Trong Hiến pháp năm 1992, Chương IX có tên gọi là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân còn trong Hiến pháp năm 2013, Chương IX có tên gọi là: “Chính quyền địa phương”. Việc khẳng định trong Hiến pháp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là cần thiết. Do Hiến pháp năm 1992 không xác định rõ chính quyền địa phương bao gồm những cơ quan nào nên ở một số địa phương quan niệm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ở địa phương cũng là chính quyền địa phương, từ đó đã can thiệp cản trở tính độc lập của Tòa án trong xét xử.
– Một điểm mới khác cũng cần lưu ý là ngoài ba cấp chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn, Hiến pháp mới còn quy định thêm đơn vị hành chính – lãnh thổ đặc biệt do Quốc hội thành lập. Mặt khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa chính quyền địa phương, khoản 2 Điều 111 quy định: “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.”
– Về tổ chức thực hiện và kiểm soát quyền lực nhà nước, Hiến pháp năm 2013 còn có điểm mới là đã có quy định về hai cơ quan hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử Trung ương và Kiểm toán nhà nước. Ở nước ngoài, ngoài hai cơ quan nói trên, các cơ quan hiến định độc lập còn có Tòa án Hiến pháp, Ủy ban Phòng chống tham nhũng, Ủy ban Thông tin quốc gia, Ủy ban Nhân quyền. Các cơ quan hiến định độc lập do được Hiến pháp quy định nên thể hiện tính độc lập cao trong tổ chức và hoạt động của mình, nhờ đó mà các thiết chế này có thể hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao và không phụ thuộc vào các thiết chế khác trong bộ máy nhà nước, đảm bảo quyền lực nhà nước được kiểm soát chặt chẽ.
2.3.Về chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến vượt bậc trong việc bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Bên cạnh việc quy định về quyền công dân, quyền con người cũng được quy định một cách chi tiết và đầy đủ. Nếu trong Hiến pháp năm 1992 chương Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân chỉ có 29 điều thì chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 có 36 điều (tăng 7 điều so với Hiến pháp năm 1992). Hiến pháp năm 2013 đã dành 21 điều quy định về quyền con người, 15 điều quy định về quyền công dân. Tại Điều 14 khoản 1 Hiến pháp năm 2013 đã xác định: “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Việc quy định cụ thể về quyền con người được thể hiện trên các bình diện: quyền bình đẳng trước pháp luật (khoản 1 Điều 16), quyền không bị phân biệt đối xử (Khoản 2 Điều 16), quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 18), quyền sống, tính mạng được pháp luật bảo hộ (Điều 19); quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 20, khoản 1), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (Điều 21). Ngoài ra quyền con người trên các lĩnh vực khác được quy định tại các Điều 22, 24, 26, 30, 31, 32, 33,35, 36, 37, 38, 40, 41, 43, 48,49. Nhìn chung, quyền con người có phạm vi chủ thể rộng hơn quyền công dân. Trong khi quyền công dân Việt Nam chỉ dành cho người có quốc tịch Việt Nam thì quyền con người có phạm vi chủ thể rộng hơn là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, người không có quốc tịch (bao gồm cả người nước ngoài và người Việt Nam). Quyền công dân Việt Nam được pháp luật Việt Nam điều chỉnh, trong khi đó quyền con người vừa được pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh.
Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định rằng Hiến pháp năm 2013 là một cột mốc mới đánh dấu sự phát triển, tiến bộ của nền lập hiến Việt Nam về tư tưởng dân chủ; tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo vệ các quyền con người, quyền công dân và kỹ thuật lập hiến./.
GS.TS Thái Vĩnh Thắng
Trường Đại học Luật Hà Nội
Các tin khác
- Lịch sử lập hiến Việt Nam
(26/02/2015)
- Một số điểm mới về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(26/02/2015)
- Một số điểm mới về vị trí, chức năng của Chính phủ trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(10/02/2015)
- Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri và nhân dân trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(10/02/2015)
- “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công , phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(10/02/2015)