Những điều cần biết khi tạ mộ cuối năm nên ghi nhớ

Tạ mộ cuối năm trước Tết Âm lịch là phong tục lâu đời, cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống đáng quý của dân tộc Việt. Cùng tìm hiểu thêm về nghi thức này qua bài viết dưới đây nhé!

XEM THÊM

Lễ phóng sinh và bài văn khấn phóng sinh 

Top 10 loài hoa đem lại may mắn cho gia chủ trong năm 2018 

13 món quà CẤM TẶNG vào dịp tết nguyên đán 2018 

Những đại kỵ cấm phạm phải khi chuẩn bị cúng tất niên ngày 30 tết 

Nhà bếp được sắp xếp thế nào trong lễ cúng ông Táo để tránh cả năm xui xẻo 

Những điều cần biết khi tạ mộ cuối năm nên ghi nhớ

Tạ mộ cuối năm không chỉ là phong tục, là truyền thống mà còn chứa đựng những tình cảm gắn bó thân thiết giữa những con người có chung huyết thống. Người Việt duy trì tục này không bởi lễ tiết mà vì chữ “tình”, chữ “nghĩa”. Thế nên tạ mộ quan trọng nhất là chân tâm thành kính, không cần phải quá câu nệ lễ nghi.

Người Việt ta vẫn quan niệm, trần sao thì âm vậy, ngày Tết dương thế tưng bừng thì âm phần không thể cô quạnh. Quan trọng hơn cả là tạ mộ như thế nào mới đúng, mới chuẩn, không nên rình rang phô trương mà lại thiếu chân tình. Một số lưu ý khi tạ mộ cuối năm dành để bạn đọc tham khảo.

1. Thời gian tạ mộ cuối năm không cố định, không có ngày cụ thể nhưng thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp tới 30 tháng Chạp. Đây là lúc không khí Tết rộn ràng nhất, người nhà quây quần đông đủ nên việc tạ mộ sẽ đầy đủ và sum vầy hơn.
 
2. Việc chính khi tạ mộ là sửa sang, dọn dẹp mộ phần của người nhà cho sạch sẽ, quang đãng. Khi sửa sang phần mộ, chú ý xem mộ phần có bị nước chảy vào không, có bị mối chuột làm tổ hay không, bát hương có bị tổn hại hay không. Nếu có bất cứ dấu hiệu xấu nào về phong thủy thì phải cải thiện, sửa chữa ngay kẻo ảnh hưởng tới gia trạch, con cháu không yên ổn.
 

Việc tiếp theo mà bất cứ nhà nào cũng phải làm khi tạ mộ là làm lễ cúng khấn cảm tạ thần linh thổ địa và mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Lưu ý khi tạ mộ cuối năm là không cần sắm lễ to, linh đình, chỉ cần biện hoa tươi, quả, hương, nước, trầu cau, thuốc lá, chè, rượu trắng, nến đỏ là đủ. Bởi đây chỉ là nghi thức mời các cụ về ngày Tết, sau đó muốn cúng các cụ nhiều hơn, đầy đủ hơn thì làm cơm tại gia. Để lễ tạ đất, tạ thổ công thổ địa tại mộ thì sắm lễ xôi gà hoặc xôi thịt mồi và cúng ngay tại mộ hoặc miếu thần linh.

3. Văn khấn tạ mộ cuối năm nên tham khảo cuốn Văn khấn Việt Nam của Hòa thượng Thích Thanh Tuệ. Tiện lợi hơn nữa, bạn đọc thể vào mục văn khấn của Lịch vạn sự để xem các bài văn khấn cho tất cả các dịp, trong đó có văn khấn tạ mộ cuối năm.

4. Lưu ý khi tạ mộ cuối năm là những người có sức khỏe yếu, đang có bệnh, phụ nữ mang thai, trẻ dưới 10 tuổi không nên ra nghĩa trang. Phần vì tâm linh, phần do những đối tượng này dễ nhiễm hàn khí, âm khí ở nơi mộ phần.
 
Mời độc giả tham khảo thêm tử vi 2018 và vận hạn 2018 tại đây.