Những điều khác biệt tạo nên ông chủ và người làm thuê
1. Nhân viên là người tìm hướng trong khi chủ doanh nghiệp là người tạo ra con đường
Nhân viên có xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có vấn đề phát sinh trong công việc. Các doanh nhân đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp tiến lên phía trước.
2. Nhân viên làm trong khi chủ doanh nghiệp lắng nghe
Chính nhân viên chứ không ai khác là người thực hiện hầu hết mọi công việc tại công ty. Nhưng để đảm bảo những điều họ làm là đúng và hiệu quả, các doanh nhân cần lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của những người lao động. Từ đó, xây dựng một môi trường làm việc tốt nhất cho các nhân viên của mình.
3. Nhân viên chịu ít rủi ro hơn chủ doanh nghiệp
Lựa chọn những cách phát triển an toàn nhất có thể tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nhân cũng cần chấp nhận những rủi ro nhất định để có thể xây dựng và phát triển công ty của mình.
4. Nhân viên là những người giỏi chuyên môn còn chủ doanh nghiệp là người hiểu biết rộng
Các doanh nhân cần phải biết một chút về rất nhiều thứ để có thể tìm những người phù hợp làm việc cho họ.
5. Nhân viên được trả tiền cho vai trò của họ trong khi chủ doanh nghiệp được trả tiền cho kết quả
Doanh nhân đôi khi người cuối cùng được trả tiền trong một công ty, vì thu nhập của họ gắn liền trực tiếp với hiệu suất và lợi nhuận của doanh nghiệp.
6. Nhân viên thích các ngày nghỉ lễ vì họ được nghỉ, chủ doanh nghiệp thích ngày nghỉ lễ vì họ có thể làm việc cả ngày với ít sự làm phiền
Nhiều doanh nhân thấy vui mừng khi đến ngày nghỉ lễ. Lý do không phải vì họ được nghỉ ngơi mà vì họ có thể làm việc cả ngày mà không bị người khác làm gián đoạn hoặc phân tâm.
7. Nhân viên đánh giá cao công việc ổn định, chủ doanh nghiệp cảm thấy thoải mái mà không cần một công việc an toàn
Các doanh nhân hiểu rằng xây dựng một doanh nghiệp ẩn chứa nhiều rủi ro và họ phải hy sinh công việc ổn định của mình để phát triển nó.
8. Nhân viên làm theo quy tắc trong khi chủ doanh nghiệp phá vỡ chúng
Đó là một nghịch lý kỳ lạ, nhưng để tạo ra một công ty thành công các doanh nhân cần phá vỡ một quy tắc, hoặc thay đổi cuộc chơi. Nhưng để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, người lao động cần tuân thủ các quy định đã đặt ra.
9. Nhân viên chịu trách nhiệm cho một số quyết định, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho tất cả các quyết định
Dù tích cực hay tiêu cực, doanh nhân vẫn là người phải chịu trách nhiệm với những quyết định ở tất cả các cấp của doanh nghiệp.
10. Nhân viên thực hiện nhiệm vụ trong khi chủ doanh nghiệp lập kế hoạch
Các nhân viên thực hiện nhiệm vụ của mình mỗi ngày còn các doanh nhân phải xem xét liệu các công việc đang thực hiện có phù hợp với mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
11. Nhân viên giống như cấu trúc còn chủ doanh nghiệp là cơ sở hạ tầng
Nhân viên thường muốn xác định rõ ràng phạm vi trách nhiệm của mình. Các doanh nhân xem xét vai trò của từng cá nhân góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của toàn doanh nghiệp.
12. Nhân viên làm việc theo thời khóa biểu còn chủ doanh nghiệp tự tạo ra lịch trình cho riêng mình
Nếu không biết cách phát triển kỹ năng quản lý thời gian, các doanh nhân sẽ tự ‘hủy hoại’ bản thân mình khi làm việc quá nhiều giờ mỗi tuần.
13. Nhân viên làm việc còn chủ doanh nghiệp luôn cố ‘bán’
Các doanh nhân cần phải ‘bán’ cho nhà đầu tư ý tưởng của mình, ‘bán’ cho khách hàng giá trị các sản phẩm của họ, ‘bán’ cho nhân viên lợi ích khi làm việc tại công ty, và thậm chí ‘bán’ cho gia đình mình lý do họ đang điều hành một doanh nghiệp.
14. Nhân viên không thích thất bại trong khi các doanh nhân nắm lấy nó
Thất bại là cơ hội để học tập. Các doanh nhân hiểu rằng khả năng thất bại thường lớn hơn thành công nhưng thất bại có thể dẫn đến thành công. Trong khi đó, nhân viên rất sợ thất bại trong công việc vì họ có thể mất đi công việc mà mình đang làm.
Linh Lam-Lifehack