Những Điều Kiêng Kị Trong Chăn Nuôi Trồng Trọt – XÔI CHÈ ĐẬU ĐẬU
Mục lục bài viết
Những Điều Kiêng Kị Trong Chăn Nuôi Trồng Trọt
Kiêng kị trong trồng trọt
Trong quan niệm của người xưa, cây cối và con vật cũng có linh hồn. Chính vì vậy, phải có những kiêng kị trong chăn nuôi trồng trọt với mong muốn mùa màng bội thu, vật nuôi khỏe mạnh.
Người ta kị
hái lá trầu và hoa quả vào ban đêm, vì cho rằng, đêm là thời gian hoạt động và
sinh trưởng của cây cỏ, không ai nỡ lấy đi của chúng một phần cơ thể khi chúng
đang sinh sôi nảy nở. Nếu bất đắc dĩ phải hái vào ban đêm, thì người đó phải
khấn một bài khấn ngắn.
Kị hái quả
mới bói khi chưa chín, thường người ta cứ để rụng xuống đất. Trường hợp có lấy
ăn thì phải để thật chín rồi hái xuống. Làm lễ cúng Thổ Công và mời hàng xóm
đến ăn, chứ không đem cho hoặc bán.
Kị người
đang có đại tang hoặc phụ nữ đang hành kinh hái lá trầu, hái cau. Vì cho rằng
những người này mà mó vào, thì trầu sẽ bị nổ đốt, cau sẽ bị rụng non.
Kiêng đụng
vào giàn bầu, bí, mướp khi đang có quả non. Kị trỏ tay vào quả non vì sợ chúng
sẽ bị thui.
Kiêng trồng
cây đa, si, duối trong vườn nhà vì sợ có ma. Những cây cổ thụ trong vườn (nhãn,
sấu…) phải đóng đinh sắt vào để trừ ma.
Kiêng ăn rốn
ổi, vì cho rằng sẽ bị ngã xuống ao. Kiêng ăn đòng đòng lúa, vì sợ sau này chết
sẽ bị quỷ xé xác.
Kiêng trèo
lên cây ăn quả, vì cho rằng quả sẽ bị chua.
Kiêng kị trong chăn nuôi
Gia súc – gia cầm
Khi lợn chê
cám, gia chủ lấy mảnh giấy viết mấy chữ “Khương Thái Công tại thử” đem
dán lên chuồng lợn. Lợn bỏ chuồng đi không về, lấy chiếc đũa cả cắm đằng sau
ông Táo, hoặc úp cái máng cho lợn ăn xuống đất và lấy một cành khế cắm ở cửa
chuồng lợn, tự nhiên lợn sẽ về.
Khi lợn đẻ,
người ta kị người ngoài nhòm vào chuồng, vì sợ người vía dữ, có thể xảy ra hiện
tượng lợn mẹ ăn thịt lợn con. Để tránh chuyện trên, người ta treo ở trước cửa
chuồng lợn một nhánh xương rồng (hay một gốc dứa dại, một bùi nhùi bện bằng
rơm) làm dấu hiệu để người ngoài nhìn thấy mà kiêng nhìn vào.
Gà mới mua
về, trước khi thả ra chăn nuôi, gia chủ chặt ít lông ở đuôi rồi chôn trước của
bếp, vì tin rằng gà sẽ không đi mất.
Đối với nhà
nông, trâu bò là tài sản lớn, là người bạn cùng lao động. Vì vậy, lựa chọn trâu
bò là một công việc hệ trọng. Người ta kị tậu trâu miền ngược, vì chúng được
thả rông, không biết cày bừa, chỉ biết ăn cỏ và lá cây, không biết ăn rơm.
Người xưa kị những con trâu đuôi mãng xà (cuối đuôi hình đầu rắn), mắt đỏ, lưỡi đen, trán có chòm lông trắng – là trâu có tướng phản chủ. Kị tậu trâu mắc một trong những khuyết tật: chạm khoe, cổ ngắn, bụng cóc, khoáy trước thấp hơn khoáy sau, vì chúng cày bừa yếu và chậm. Còn những con trâu đuôi ngắn thì khó khăn trong việc xua đuổi ruồi muỗi.
Tìm hiểu thêm về “Những Kiêng Kị Trong Sinh Hoạt Hàng Ngày”
Giết thịt
Người xưa rất kiêng trong chăn nuôi là giết thịt những con gia súc đang có chửa và những con gia cầm đang ấp trứng. Các tín đồ đạo Phật cho rằng, loài vật cũng là chúng sinh và nếu ai giết những con vật nói trên, khi chết sẽ bị quỷ sứ mổ bụng.
Trong việc
giết thịt lợn và gà vịt, người ta kiêng giết chúng ở ngay cửa chuồng hoặc cửa
bếp. Vì sợ nếu làm thế thì việc chăn nuôi sẽ không phát đạt.
Người xưa kị
làm chuồng gà hướng Đông, vì theo kinh nghiệm dân gian, làm chuồng theo hướng
này thì gà hay bị toi.
Trong việc kiêng trong chăn nuôi, người ta kiêng làm chuồng trại và mua gia súc, gia cầm vào những ngày cuối tháng, có lẽ họ cho rằng, có sự tác động nào đó của chu kỳ tròn – khuyết của Mặt trăng đến cơ thể con vật.
Kị mua, thả
gia súc, gia cầm vào các ngày Phi liêm và Đại sát.
Vật nuôi trong nhà
Khi mới mua
được con mèo hoặc con chó về nuôi, gia chủ bắt nó vái lạy các con chó lớn hoặc
mèo lớn. Và dặn: Từ nay không được cắn em nhé. Vì cho rằng như vậy những con
chó lớn, hoặc mèo lớn sẽ không cắn con chó con hoặc mèo con. Khi mới nuôi mèo
con, không những bắt nó phải vái con mèo lớn, mà còn vái tất cả những con chó ở
trong nhà.
Khi mua chó,
người ta rất kị màu lông chó không hợp với mệnh của chủ. Ví dụ như chủ nhà tuổi
Canh Tý thuộc hành Thổ, ứng với màu vàng. Nếu mua chó có màu lông không phải là
màu vàng thì không hợp.
Người xưa
kiêng đánh chó bằng chổi. Vì cho rằng có ngày nó sẽ bỏ chủ mà đi. Kiêng cho chó
ăn cơm cháy, cơm vầng vì sợ nó không ăn mà lại đánh rắm trước mặt chủ.
Khi mua mèo
về nuôi, phải kị những con mũi đỏ. Vì theo kinh nghiệm dân gian, chúng hay vồ
gà. Còn mua gà nuôi thì kị những con chân chì.
Đối với mèo,
người ta kiêng làm thịt, nếu nó già yếu quá thì đem chôn, nếu không, nhà đó sẽ
không nuôi được mèo nữa.
Người xưa
rất kị những biểu hiện bất thường của vật nuôi. Chẳng hạn, chó nhảy lên giường
vùi trong chăn nằm ngủ, gà mái gáy gở… vì cho rằng đó là điềm chẳng lành.
Đối với chó đẻ, mèo đẻ và gà đang ấp, người ta cũng kị người ngoài nhìn vào. Bởi vì, nếu gặp người dữ vía, thì chó mèo sẽ càm con đi chỗ khác, gà mẹ có thể mổ và hút trứng mà nó đang ấp.
Đọc thêm bài viết “Ý Nghĩa Trong Văn Hóa Ẩm Thực Truyền Thống”
Kiêng kị khi thu hoạch – đánh bắt
Ở nông thôn
trước kia, vào vụ thu hoạch, người có ruộng thì đi gặt lúa, dỡ khoai, người
không có ruộng và trẻ con thì đi mót. Vào dịp nông nhà, người ta thường đi kiếm
cái ăn, như đi câu cá, bắt cua, đánh dậm, đơm tôm cá, đào củ sen…
Những công
việc này hoàn toàn không thể biết trước được lượng sản phẩm thu hoạch được là
bao nhiêu. Mà phụ thuộc vào sự may rủi, ngẫu nhiên. Tuy nhiên, người xưa cũng
truyền cho nhau những điều kiêng kị như sau:
- Ra khỏi nhà, kị gặp gái, người dữ vía
- Kị người khác nhòm ngó vào giỏ của mình khi chưa kiếm được gì
- Kị người khác nhổ nước bọt vào rổ của mình.
- Kị người khác bước qua cần câu.
- Kị mót, đánh dậm, bắt cua chặn đầu người khác.
- Kị nướng cua cá cho chó mèo ăn khi kiếm được và kị người khác mua cá cua của mình về nướng cho chó mèo ăn.