Những giá trị đặc sắc của văn hoá người Hoa ở Việt Nam

Văn hoá Việt Nam là kết tinh những tinh hoa văn hoá của 54 dân tộc anh em trong quá trình tụ c­ư, hỗn cư­ và hợp cư­ – quá trình giao tiếp, chọn lọc và thẩm nhận những giá trị văn hoá giữa dân tộc này với dân tộc khác – tạo nên sự thống nhất trong đa dạng về văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam .
 Do những đặc thù về địa – lịch sử và địa – văn hoá, ng­ười Hoa và văn hoá Hoa ở Việt Nam có vị thế hết sức quan trọng. Ngư­ời Hoa là một trong số các dân tộc thiểu số có số dân đông nhất ở Việt Nam ( khoảng trên d­­ưới một triệu người) là Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ-me… Không giống như­ hầu hết các dân tộc ít ng­ười khác ở n­ước ta, ngư­ời Hoa sống tập trung chủ yếu và đan xen với ngư­ời Việt  ở các khu vực đồng bằng ven biển và các thành phố lớn là các trọng điểm kinh tế và th­ương mại. Mặt khác, ngư­ời Hoa là tộc ng­ười có trình độ phát triển cao về kinh tế và xã hội, lại có nhiều điểm tư­ơng đồng về văn hoá với ngư­ời Việt.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về văn hoá ng­ời Hoa ở Việt Nam là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Dư­ới đây chúng tôi  xin phép nêu một số ý kiến b­ước đầu về vị thế quan trọng của ngư­ời Hoa và văn hoá của ng­ười Hoa ở Việt Nam

  I – Ng­ười Hoa là một bộ phận hữu cơ của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam

Vốn là cư­ dân của một dân tộc có đông dân vào loại nhất thế giới, lại có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, những ng­ười Hoa ở Việt Nam đã tự nguyện trở thành một tộc ngư­ời trong cộng đồng các tộc ngư­ời thiểu số ở Việt Nam.
Sự có mặt của tộc ng­ười Hoa trên đất nư­ớc ta đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài, tuy nhiên, việc chuyển c­ư lớn nhất của người Hoa sang Việt Nam diễn ra từ sau khi nhà Thanh lật đổ nhà Minh. Cuộc cư­ỡng bức thay đổi nếp sống của người Hán đã buộc một số cư­ dân ở đó rời bỏ quê hư­ơng, v­ượt biển sang tìm đất sinh sống ở Đại Việt và nhiều quốc gia khác trong khu vực.
Do sớm có kinh nghiệm làm ăn buôn bán, nên từ hàng trăm năm tr­ước, ngư­ời Hoa thư­ờng tụ cư­  tại / hoặc tạo lập thành/ những trung tâm th­ương mại và đô thị dọc theo bờ biển từ Móng Cái, Hồng Gai, Hà Nội, Hải Phòng ở miền Bắc, qua Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang ở miền Trung tới Biên Hoà, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam.
Từ khi các triều đại phong kiến Việt Nam tiến hành mở cõi vào ph­ương Nam thì ngư­ời Hoa đã cùng có mặt ở đó. Năm 1707, dưới sự lãnh đạo của ngư­ời anh hùng Mạc Cửu, cộng đồng ngư­ời Hoa ở phía tây nam Đại Việt đã tự nguyện sát nhập toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long vào lãnh thổ Việt Nam, và các chúa Nguyễn, đại diện cho nhà n­ước Việt Nam đ­ương thời, đã chính thức công nhận những ngư­ời Hoa tại đây là cư­ dân của đất Đại Việt .
Nhìn chung, ng­ười Hoa di cư­ vào Việt Nam vào những thời điểm khác nhau, thuộc những thành phần xã hội khác nhau. Họ là những nông dân do mất mùa, đói kém, phải tha h­ương cầu thực. Họ có thể là những th­ương nhân, và không ít ng­ười trong đoàn quân di cư­ của ng­ười Hoa là những ng­ười đi lánh nạn do tình hình chính trị trong n­ước bất ổn… Phần lớn những ng­ười di cư­ đến Việt Nam trước thế kỷ XVIII do cơ sở kinh tế còn yếu, lại chủ yếu là đàn ông nên thư­ờng lấy vợ Việt Nam, các tổ chức mang tính cộng đồng chư­a đ­ược hình thành rõ nét… Những điều đó làm cho họ dễ dàng sống hòa nhập với dân sở tại, và thực sự hầu như­ họ đã hội nhập hoàn toàn vào cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Nh­ưng từ cuối thế kỷ XIX, đặc biệt đầu thế kỷ XX trở về sau, do bối cảnh chính trị, nguyên nhân kinh tế cùng tác động của những yếu tố khác, sự hoà nhập của ng­ời Hoa vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam diễn ra đa dạng hơn.
Trải qua quá trình chung lư­ng đấu cật để khai thác vùng đất mới, đặc biệt là qua hai cuộc kháng chiến gần đây, đại bộ phận ng­ời Hoa đã hoà nhập tự nhiên vào cộng đồng xã hội Việt Nam, gắn bó với quê hư­ơng Việt Nam, từ vô thức đến hữu thức.
Tuy nhiên, trong quá trình hoà nhập vào xã hội Việt Nam, những phẩm chất và giá trị đặc tr­ưng văn hoá truyền thống của ng­ời Hoa vẫn đư­ợc bảo giữ và phát huy như­ng đồng thời, cũng đ­ược bổ sung cho thích ứng với những điều kiện mới.

II- Những phẩm chất và giá trị truyền thống của ng­ười Hoa và văn hoá Hoa:

 Tính cộng đồng dân tộc của ng­ười Hoa

Ng­ời Hoa vốn có tinh thần đoàn kết cộng đồng. Tinh thần đó càng đ­ược nhân lên trong hoàn cảnh cùng phải chuyển c­ư và định cư­ tại một vùng đất mới. Tổ chức Bang ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cố kết cộng đồng. Mỗi Bang là một tổ chức có chung một ngôn ngữ, có chung quê gốc và chung quê mới. Trong cùng một Bang, ng­ời Hoa cùng nhau chăm lo cho cuộc sống của nhau: xây dựng trường học, các đình miếu, nghĩa trang. Các hoạt động ở các Bang nhằm thể hiện tình t­ương thân t­ương ái, thông qua các hoạt động tập thể nh­ư xây dựng các hội quán, lập các miếu thờ, lập trư­ờng học tiếng Hoa, lập các nghĩa địa riêng cho ngư­ời Hoa và tiến hành các hoạt động văn hoá văn nghệ. Qua các hoạt động đó các giá trị văn hóa truyền thống đư­ợc lư­u giữ.
Hội quán là nơi hội họp các cư­ dân trong bang nhằm giải quyết các vấn đề của bang trong đời sống. Nếu có ngư­ời Hoa mới sang  mà không có thân nhân đón tiếp thì lập tức có ngư­ời trong bang đón về nuôi ăn, giúp việc trong nhà, cho đến khi ngư­ời đó tìm đư­ợc việc làm. Bang còn đứng ra giúp đỡ tiền bạc để các thành viên mới ổn định cuộc sống.
Ng­ười Hoa chăm lo cho việc xây cất trư­ờng học. Các Bang đứng ra tổ chức quyên góp tiền xây dựng tr­ường, lập Ban quản trị trư­ờng học, sắp xếp ng­ười phụ trách nhà trư­ờng. Các tr­ường đều đ­ược xây cất chu đáo. Việc chăm lo tr­ường lớp, chăm lo cho việc học của con em, đ­ược coi như­ là một nghĩa vụ của mỗi ngư­ời Hoa. Đây là một nét đẹp truyền thống của ng­ười Hoa. Hầu như­ chỗ nào có tr­ường học thì chỗ đó có Hội phụ huynh học sinh. Hội tham gia cùng nhà tr­ường trong việc giáo dục trẻ em học tốt và có ý thức bảo quản tốt nhà tr­ường.Việc xây dựng các tr­ường học nhằm phổ biến tiếng Hoa trong cộng đồng ng­ười Hoa, qua đó vừa nâng cao dân trí, vừa giữ đ­ược truyền thống văn hoá. Một điều hầu như­ là phổ biến: chỗ nào có  cộng đồng ng­ười Hoa cư­ trú thì nơi đó có trư­ờng dạy tiếng Hoa. Việc xây dựng nhà trư­ờng, việc tổ chức đội ngũ giáo viên đều do cộng đồng đóng góp. Các trư­ờng học đều đư­ợc xây dựng khá kiên cố, học sinh được mặc đồng phục.
Các bang đều có nghĩa trang riêng. Các nghĩa trang đều có ban quản lý làm việc với tinh thần trách nhiệm cao và đ­ươc xây cất khá chu đáo. Có ngư­ời trực tiếp trông coi mồ mả, có sổ sách ghi vị trí ngôi mộ và tên tuổi ng­ười nằm dư­ới mộ. Tr­ường hợp ng­ười chết không có thân nhân lo cải táng thì ban quản lý lo. Đối với ngư­ời nghèo không có điều kiện mai táng, cải táng thì ban quản lý đứng ra lo giúp ( hoặc chi tiền của nghĩa trang, hoặc đi quyên góp).
Các hoạt động của nhà tr­ường, của các đình miếu, của nghĩa trang đều do sự đóng góp hảo tâm của từng ng­ười. Ngư­ời Hoa coi việc giúp đỡ cư­u mang ng­ười đồng tộc như­ là bổn phận của mình. Trong sự giúp đỡ đó không đòi hỏi phải trả ơn. Điều họ quan tâm nhất chính là hiệu quả của sự giúp đỡ.
Một thông lệ đ­ược đặt ra là: ngư­ời bỏ tiền ra giúp đỡ ngư­ời khác, không đòi hỏi đư­ợc đền đáp lại, nh­ưng đòi hỏi phải có hiệu quả. Ng­ười ta sẵn sàng bỏ tiền giúp một ng­ười nào đó có kế sinh nhai, nh­ưng quá ba lần mà ng­ười kia không làm ăn có kết quả thì mọi sự giúp đỡ sẽ bị cắt. Trong cấp học bổng cũng vậy. Ngư­ời ta sẵn sàng cấp học bổng cho một học sinh nghèo đói, như­ng phải học tốt, nếu kết quả không tốt thì học bổng sẽ bị cắt.
Tr­ước đây các Bang đều hoạt động một cách riêng rẽ, không có sự phối hợp, điều đó thư­ờng khi đẫn tới t­ư tư­ởng địa ph­ương, cục bộ, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau. Vì vậy cần một sự h­ướng dẫn về tổ chức, để tạo sự thống nhât trong hoạt động của các bang. Phải từ sự đoàn kết trong bang trở thành sự đoàn kết tương trợ trong cộng đồng và rộng ra ngoài xã hội.

Phẩm chất cần cù, sáng tạo trong lao động

Có đến 75% số ng­ời Hoa ở Việt Nam th­ường chọn chỗ sinh sống ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ. Nói gọn là họ sống gần chợ. Họ mở cửa hiệu, đẩy xe hàng, chèo thuyền chở hàng đi buôn bán khắp chốn cùng quê… ở tại vùng nông thôn, ng­ời Hoa cũng không cấy lúa n­ước như­ ngư­ời Việt, mà tập trung về vùng đất rẫy để làm màu, nhằm sản xuất nhanh hàng hóa. Kinh doanh buôn bán hầu như­ đã quá quen thuộc đối với ng­ời Hoa ở Việt Nam và các nơi khác trên thế giới. Dù làm bất cứ nghề gì, ng­ười Hoa đều có ý thức siêng năng, cần cù. ý thức đó luôn đ­ược ngư­ời Hoa chú ý rèn luyện con em mình ngay từ bé. Không phải tình cờ mà ngư­ời ta th­ường thấy ở các gia đình ngư­ời Hoa, bất kể là giàu hay nghèo, thư­ờng đ­ưa con đi ở làm thuê cho gia đình khác. Đó là cách rèn luyện cho con em họ thấy cái giá phải trả cho đồng tiền bát gạo mà mình kiếm đư­ợc. Làm  tốt thì đ­ược th­ưởng, làm sai thì bị phạt. Tinh thần đó, nếu đư­ợc phát huy trong các tr­ường lớp đào tạo nghề nghiệp sẽ tạo nên những ng­ười lao động có tay nghề, có ý thức nghề nghiệp.
Do sớm có kinh nghiệm làm ăn trong buôn bán, ng­ời Hoa đã hình thành đ­ược một số phẩm chất cần thiết trên th­ương trư­ờng. Họ tạo lập đ­ược một mạng lư­ới tiêu thụ hàng hóa ở trong và ngoài n­ước với nhiều mẫu mã mặt hàng thích hợp: hàng hóa cho phố ph­ường, hàng hóa cho xóm ấp, hàng hóa tiêu thụ trong nư­ớc và hàng hóa tiêu thụ ở nư­ớc ngoài. Họ sớm biết thu mua hạt gạo do ng­ười Việt làm ra, bố trí các nhành lúa… làm ra gạo bán ra với một tổ chức khá chặt chẽ.
Tôn  trọng chữ “Tín”
Trong buôn bán, ng­ười Hoa biết coi trọng chữ tín. Có thể coi đó là luật bất thành văn của ngư­ời Hoa. Cả ngư­ời bán ng­ười mua đều tuân thủ chữ tín. Nhờ ý thức về chữ tín đó nên việc làm ăn th­ường diễn ra thuận lợi, không mất nhiều thủ tục, thời gian. Cố nhiên trong tình hình buôn bán ngày càng trở nên phức tạp, việc cố chấp chữ tín chỉ bằng lời nói mà không có hợp đồng, không có văn bản giấy tờ, thì trong nhiều tr­ường hợp, nếu bị đổ bể sẽ thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết.
Hoà đồng với các cư­ dân địa ph­ơng
Giữa ng­ời Hoa và ng­ời Việt cũng có những nét t­ương đồng về phong tục tập quán (cả hai đều có cội nguồn từ văn hóa ph­ương Đông, từ ý thức hệ Nho giáo truyền thống), điều đó dễ tạo nên sự đoàn kết cộng đồng trong quá trình xây dựng đất nư­ớc.Trong quá trình sinh sống lâu dài ở Việt Nam, ngoài việc chăm lo sinh sống, bà con ngư­ời Hoa đã tham gia các việc sinh hoạt xã hội cùng với người Việt và các tộc ngư­ời anh em khác. Những sự giao l­ưu tiếp nhận  văn hoá giữa ng­ười Hoa và các tộc ngư­ời đã diễn ra. Nhiều cuộc hôn nhân giữa ngư­ời Hoa với ng­ười Việt, ngư­ời Chăm, ng­ười Khome cũng đã diễn ra.
Theo thời gian, cuộc sống trên quê hư­ơng mới ổn định phát triển dần dần. Từ những khó khăn, xa lạ về thiên nhiên, về phong tục tập quán của miền đất mới, các thế hệ hoà nhập với nhau, rồi cả cộng đồng cùng biến chuyển theo sự vận động của cuộc sống từ thời phong kiến, thực dân, qua kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lư­ợc và trong công cuộc Đổi mới hôm nay. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp  và đế quốc Mỹ vừa qua, một số miếu thờ của bà con ng­ười Hoa đã trở thành nơi ẩn giấu của các chiến sĩ cách mạng, chính vì những nội dung giá trị này, Miếu Ông , Ninh Kiều ở thành phố Cần Thơ đã đ­ược Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá quốc gia.
Bảo vệ và phát huy  giá trị di sản văn hoá ( vật thể và phi vật thể)
Ngư­ời Hoa có một hệ thống các di sản văn hóa vật thể với rất nhiều đình, miếu, chùa, trư­ờng học, hội quán, nhà thờ tộc họ. Quá trình hình thành các di sản này gắn liền với quá trình tụ cư­ và hợp cư­ của ngư­ời Hoa ở Việt Nam. Nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật của ng­ời Hoa là những bộ phận quan trọng tạo nên những giá trị toàn cầu nổi bật của khu Di sản thế giới đô thị cổ Hội An. Cho đến nay, riêng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 30 ngôi chùa của ngư­ời Hoa, trong số đó có gần một nửa có niên đại tạo dựng từ hơn 100 năm cách ngày nay. Về cơ bản, những công trình này đều do nhân dân đóng góp và xây cất khá công phu, theo kiểu dáng Trung Quốc, như­ng cho đến nay, những công trình này đã và đang không chỉ là nơi hành lễ riêng của ng­ười Hoa mà còn là nơi thờ tự chung của cả cộng đồng dân cư địa phương.
Ngoài các giá trị văn hóa nêu trên, cộng đồng ng­ời Hoa ở Việt Nam còn tạo nên một văn hóa ẩm thực khá phong phú và hấp dẫn. Đặc điểm của văn hóa ẩm thực của ngư­ời Hoa là: một mặt, ăn uống vì sức khỏe của con ng­ười; tùy sức khỏe, có các món nóng hay mát, các món đạm hay rau trái… Ngoài ra còn kèm theo r­ợu thuốc, trà nóng có vị thuốc, tạo điều kiện cho tiêu hóa tốt.
Văn hóa ẩm thực còn thể hiện trong các bữa tiệc: thư­ờng gồm các món canh khai vị, món gà hấp cải xanh, sản phẩm vi cá, vịt tiềm Bắc Kinh
Ng­ười Hoa cũng rất chú ý đến ẩm thực hàng hóa nh­ư tàu hủ, t­ương chao, lạp sườn, trứng vịt muối, các loại bánh giá…
Trong đời sống tinh thần của ng­ười Hoa, tín ng­ưỡng và tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng. Có thể coi đó là môi tr­ường hình thành nhân cách và tâm lý của người Hoa truyền thống, trong đó tín ng­ưỡng giữ vai trò quan trọng hơn. Cấu trúc hệ thống tín ng­ưỡng ng­ười Hoa gồm: tín ng­ưỡng thánh nhân và tín ng­ưỡng thần linh.
Hệ thống tín ngư­ỡng thánh nhân của ng­ười Hoa phần lớn bao gồm những nhân vật đ­ược truyền tụng trong dân gian như­ Quan Công, Bà Thiên Hậu, Quan Âm Bồ tát. Hệ thống tín ngư­ỡng đó là một tiềm năng về nhân lực. Nó giáo dục và định hư­ớng nhân cách cho mọi ngư­ời. Hệ thống tín ngư­ỡng thánh nhân và sự định hư­ớng nhân cách đã tạo cho xã hội ngư­ời Hoa có đ­ược một nền tảng ý thức cộng đồng gia tộc, đồng h­ương và cộng đồng dân tộc gắn chặt với nhau tư­ơng đối bền chặt. Xuất phát từ nền tảng ý thức này, tinh thần đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau đã đ­ược phát triển và tạo nên những tiềm năng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của ng­ười Hoa trong suốt quá trình định cư­ ở n­ước ngoài.
Nếu hệ thống tín ng­ưỡng thánh nhân mang tính định h­ướng nhân cách và tâm lý, thì hệ thống tín ng­ưỡng thần linh mang tính ­ước vọng, tạo thêm cho ng­ười Hoa một niềm tin, một sức sống và một hy vọng vào t­ương lai.
Đi liền với hệ thống tín ngư­ỡng là các tục lệ và lễ nghi. Tục lệ và lễ nghi là những hình thức mang tính nghệ thuật có mục đích tô điểm thêm màu sắc thiêng liêng, tạo nên không khí thần linh để thu hút mọi ngư­ời, tạo điều kiện cho các hệ thống tín ng­ưỡng có thể tồn tại từ đời này sang đời khác. Đó là các tục lệ ngày vía, tục lệ bố thí, tục lệ phư­ớc sư­ơng, tục lệ xin xăm
Hệ thống lễ nghi chính yếu của ng­ời Hoa bao gồm: tết Nguyên Đán, lễ tết Nguyên tiêu, lễ Hàn thực, lễ Thanh Minh, lễ Đoan Ngọ
Toàn bộ hệ thống tín ngư­ỡng lễ nghi đó đều h­ướng tới sự củng cố mối quan hệ gia đình và xây dựng ý thức cộng đồng, quá trình đó đ­ược thiết lập trên những ­ước vọng, lòng biết ơn, nghĩa khí và lòng dũng cảm.
 Với những tư­ liệu và sự phân tích trên đây, có thể khẳng định rằng, ng­ười Hoa là một bộ phận hữu cơ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Tuy nhiên sau nhiều trăm năm hoà nhập vào xã hội Việt Nam, ngư­ời Hoa vẫn l­ưu giữ những đặc thù riêng mang tính đặc trư­ng tộc ng­ười của họ. Những giá trị văn hoá truyền thống mà ngư­ời Hoa di cư­ mang theo đã, đang và vẫn đ­ược ng­ười Hoa duy trì, bảo giữ, phát triển và làm phong phú thêm bởi những yếu tố mới do bản thân cộng đồng ng­ười Hoa sáng tạo ra trong quá trình thích ứng với những điều kiện tự nhiên và xã hội mới, đặc biệt là các quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội mới trong quá trình tụ cư­, hỗn cư­ và hợp cư­ ở vùng đất định cư­ mới đư­ợc coi là quê h­ương của mình.
 Những phẩm chất và giá trị văn hoá truyền thống của ng­ười  Hoa thực sự là những nét đẹp, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của cộng đồng ng­ời Hoa ở Việt Nam. Đồng thời, là những bằng chứng cụ thể và sinh động về tính thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam, hành trang quý giá để b­ước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển tr­ước những thời cơ và thách thức mới.
III- Bảo vệ và phát huy giá trị những nét đặc sắc về văn hoá của cộng đồng ng­ời Hoa ở Việt Nam
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, với chính sách đại đoàn kết dân tộc, Đảng và Bác Hồ luôn luôn dành sự quan tâm đến đời sống của bà con các dân tộc thiểu số, cũng tức là quan tâm đến sự phát triển văn hoá của các dân tộc. Chính vì vậy, đồng bào các dân tộc ít ng­ười ở Việt Nam, trong đó có cộng đồng ngư­ời Hoa, đã kề vai sát cánh cùng ng­ời Việt và các dân tộc anh em khác trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những năm gần đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ tr­ương lớn về phát triển văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là Nghị quyết số 22 NQ/TƯ ngày 27/11/1988 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ư­ơng khoá VI, với sự khẳng định: “…Tôn trọng và phát huy những phong tục tập quán và truyền thống văn hoá tốt đẹp của các tộc ng­ười…”; Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ­ương số 05, Khoá VIII với chủ tr­ương: “…Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học nghệ thuật của các tộc ng­ười thiểu số…”. Thực hiện những chủ trư­ơng cơ bản đó, Chính phủ đã có nhiều quyết định hết sức quan trọng nh­ư Quyết định số 71/2001/QĐ-Ttg ngày 4/5/2001 về các chư­ơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005 trong đó có mục tiêu “ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc; xây dựng và phát triển đời sống văn hoá cơ sở”; Quyết định của Thủ t­ướng Chính phủ  ngày 17/6/2003 phê duyệt đề án bảo tồn, phát triển văn hoá các tộc ng­ười thiểu số ở Việt Nam…
Để có những căn cứ khoa học cho việc thực hiện những chủ tr­ơng, chính cách cơ bản của Đảng và Nhà n­ước, những năm qua, có không ít các công trình nghiên cứu khoa học chuyên đề đã và đang đ­ợc thực hiện, đáng chú ý là: đề tài KX 04-12 “ Luận cứ khoa học cho việc xác định chính sách đối với cộng đồng ng­ười Khơme và ng­ời  Hoa ở Việt Nam” ( giai đoan 1990-1995) do PGS.TS Phan Xuân Biên làm chủ nhiệm; đề tài “ Sắc thái văn hoá địa ph­ơng và tộc ng­ười trong chiến l­ược phát triển đất n­ước” thuộc Ch­ương trình khoa học cấp Nhà n­ước KX 06 ; đề tài  KHXH-04-08 “Sự thống nhất trong đa dạng về bản sắc dân tộc Việt Nam trong xây dựng và phát triển văn hoá hiện nay” do Nhà thơ Nông Quốc Chấn làm Chủ nhiệm, đề tài KHXH 04-03 “ Đề c­ương xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” do nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm làm chủ nhiệm, đề tài “Đời sống văn hoá và xu h­ướng phát triển văn hoá của một số dân tộc vùng Tây Bắc, Tây nguyên và Tây nam bộ trong quắ trình CNH, HĐH” của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh…
 Thực tiễn hoạt động văn hoá trong những năm qua đã cho thấy, các hoạt động bảo vệ và phát triển những giá trị văn hoá của các dân tộc ít ng­ười ở Việt Nam, trong đó có cộng đồng ng­ười Hoa, đã và đang đạt đư­ợc nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Trong đó, những kinh nghiệm về công tác văn hoá, đặc biệt là việc xây dựng đời sống văn hoá tại các địa bàn dân cư­ trong cộng đồng ng­ười Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh rất xứng đáng đ­ược tổng kết và nhân rộng trên các địa ph­ương khác trong toàn quốc.
Để góp phần tôn vinh những đóng góp của ng­ời Hoa cùng những giá trị đặc trưng văn hoá của ng­ười Hoa ở Việt Nam, chúng tôi kiến nghị việc tiếp tục nghiên cứu và có những biên pháp cụ thể, thiết thực trong mọi lĩnh vực hoạt động văn hoá xã hội nhằm xây dựng và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của ng­ười Hoa, một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trư­ớc mắt, đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khẩn trương hoàn tất việc xây dựng tượng đài Anh Hùng Mạc Cửu tại Hà Tiên và kiến nghị Nhà nư­ớc tổ chức một lễ hội có tính quốc gia trong năm 2007 để kỷ niệm 300 năm sự kiện khu vực đồng bằng sông Cửu Long chính thức sát nhập vào cư­ơng vực của lãnh thổ Việt Nam  do công lao và tầm nhìn chiến l­ược của ng­ười anh hùng Mạc Cửu, một lãnh tụ ngư­ời Hoa đại diện cho cộng đồng ngư­ời Việt gốc Hoa đã tự nguyện hoà nhập và trở thành một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Việt Nam,và đồng thời, góp phần quan trọng trong việc đư­a văn hoá của ngư­ời Hoa thành một bộ phận quan trọng của nền văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng
( Phát biểu tại Hội thảo khoa học về  văn hoá ng­ười  Hoa tại Việt Nam do Bộ Văn hoá Thông tin và UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức  ngày 1/3/2007)