Những loại hình di sản văn hóa phi vật thể nào được kiểm kê? Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức với quy trình như thế nào?


Tôi có câu hỏi thắc mắc là những loại hình di sản văn hóa phi vật thể nào được kiểm kê? Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức với quy trình như thế nào? Câu hỏi của anh Quang Phúc (Đồng Nai).

Những loại hình di sản văn hóa phi vật thể nào được kiểm kê?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, có quy định về đối tượng kiểm kê như sau:

Đối tượng kiểm kê

1. Đối tượng kiểm kê là di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại, bao gồm các loại hình sau đây:

a) Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam;

b) Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;

c) Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác;

d) Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác;

đ) Lễ hội truyền thống;

e) Nghề thủ công truyền thống;

f) Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.

2. Ưu tiên kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp.

Như vậy, theo quy định trên thì loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại được kiểm kê như sau:

– Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam;

– Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;

– Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác;

– Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác;

– Lễ hội truyền thống;

– Nghề thủ công truyền thống;

– Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.

Ưu tiên kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp.

Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể (Hình từ Internet)

Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức với quy trình như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, có quy định về quy trình tổ chức kiểm kê như sau:

Quy trình tổ chức kiểm kê

1. Quy trình kiểm kê:

a) Nghiên cứu thu thập tư liệu, thông tin hiện có liên quan đến đối tượng kiểm kê;

b) Tập huấn cho những người tham gia kiểm kê;

c) Khảo sát điền dã, thu thập tư liệu, thông tin về đối tượng kiểm kê theo nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này;

d) Lập phiếu kiểm kê (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này);

đ) Lập danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư này để điền nội dung danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này);

e) Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả kiểm kê sơ bộ và thông báo với cộng đồng địa phương;

g) Lập hồ sơ kiểm kê.

2. Trong quá trình kiểm kê, khi phát hiện di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để kịp thời có biện pháp bảo vệ.

Như vậy, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức với quy trình như sau:

– Nghiên cứu thu thập tư liệu, thông tin hiện có liên quan đến đối tượng kiểm kê;

– Tập huấn cho những người tham gia kiểm kê;

– Khảo sát điền dã, thu thập tư liệu, thông tin về đối tượng kiểm kê theo nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này;

– Lập phiếu kiểm kê;

Tải mẫu Phiếu kiểm kê tại đây: Tải về

– Lập danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư này để điền nội dung danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể

Tải mẫu Danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tại đây: Tải về.

– Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả kiểm kê sơ bộ và thông báo với cộng đồng địa phương;

– Lập hồ sơ kiểm kê.

Tổ chức muốn kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể thì trong hồ sơ gồm có những gì?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, có quy định về hồ sơ kiểm kê như sau:

Hồ sơ kiểm kê

1. Hồ sơ kiểm kê bao gồm:

a) Báo cáo kết quả kiểm kê: Trình bày thông tin cơ bản về quá trình kiểm kê, số lượng, tên gọi, loại hình, giá trị, hiện trạng, biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Báo cáo kiểm kê phải có chữ ký của trưởng ban kiểm kê;

b) Phiếu kiểm kê;

c) Danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể;

d) Băng ghi âm, ghi hình, ảnh, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ;

đ) Nhật ký khảo sát điền dã và các tài liệu khác có liên quan.

2. Hồ sơ kiểm kê được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo quy định trên thì tổ chức muốn kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể thì trong hồ sơ gồm:

– Báo cáo kết quả kiểm kê: Trình bày thông tin cơ bản về quá trình kiểm kê, số lượng, tên gọi, loại hình, giá trị, hiện trạng, biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Báo cáo kiểm kê phải có chữ ký của trưởng ban kiểm kê;

– Phiếu kiểm kê;

– Danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể;

– Băng ghi âm, ghi hình, ảnh, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ;

– Nhật ký khảo sát điền dã và các tài liệu khác có liên quan.

Hồ sơ kiểm kê được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.