Những lưu ý khi cúng thần tài ngày mùng 1 tết và khung giờ vàng khấn tài lộc ít người biết
Mục lục bài viết
Những lưu ý khi cúng thần tài ngày mùng 1 tết và khung giờ vàng khấn tài lộc ít người biết
Bất kỳ gia đình làm công việc kinh doanh nào cũng sẽ có một bàn thờ riêng dành cho Thần Tài và Thổ địa trong nhà. Vào ngày Tết thi những vị trí này càng được chăm chút để thu hút được nhiều vận may trong năm mới. Nếu bạn chưa biết cách khấn vái thần Tài nhân dịp năm mới, hãy tham khảo một số thông tin trong bài viết sau.
Quan tâm nhiều: Những loại hoa không nên dùng chưng bàn thờ Tết | Cách chọn hướng xuất hành năm Canh Tý 2020
Đâu là khung giờ vàng để khấn Thần tài trong năm mới?
Những gia đình làm nghề kinh doanh thường rất quan tâm đến vị trí bàn thờ Thần Tài, Ông Địa bởi họ tin rằng chỉ khi lo cho vị thần này chu đáo thì phong thủy và tài lộc của gia đình mới được phù hộ. Chính vì thế nên vào những ngày đầu năm, việc cúng bái cầu xin Thần Tài ban phúc lành, buôn may bán đắt trong năm mới là điều mà gia đình nào cũng sẽ thực hiện. Ngày thường lễ cúng thần Tài đơn giản chỉ cần trầu nước và trái cây…, thì trong ngày tết có thể cúng bằng đồ cỗ mặn.
Cúng bái thần linh là truyền thống lâu đời của người Việt Nam
Theo chuyên gia phong thủy, thời gian mà chúng ta nên thắp hương thần Tài tốt nhất là vào buổi sáng lúc 7 – 9h (giờ Thìn). Thời điểm này là lúc thiên thời, địa lợi,nhân hòa, là thời điểm nguồn khí tốt được tụ họp nhiều nhất. Do vậy gia chủ nên tận dụng khung giờ vàng này để thắp nhang, sớm hơn cũng không tốt mà muộn quá lại mất thiêng.
Khi khấn Thần Tài vào buổi sáng, bạn nên lẩm bẩm nhỏ bài khấn cực linh nghiệm bằng lòng thành. Sau đó gia chủ trực tiếp tâm niệm về những điều mong muốn trong năm mới. Tùy vào lòng thành của gia chủ mà các loại đồ cúng Thần Tài có thịnh soạn hay không. Nhưng sẽ tốt hơn nếu mâm cúng thần linh ngày Tết có đầy đủ các món, mâm cúng quá nghèo nào sẽ không thể hiện được thành ý của bản chủ với ông bà, tổ tiên.
Những lưu ý khi cúng vía Thần Tài dịp Tết 2020
– Thông thường mỗi ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6 – 7h, mỗi lần gia chủ nên đốt 5 cây nhang.
– Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ.
– Mỗi khi đốt nhang gia chủ nên thay nước mới, thay nước trong lọ hoa để hoa luôn tươi, và chưng thờ nải chuối chín vàng.
-Tránh để các con vật chó mèo đến gần bàn thờ Thần Tài, tổ tiên, tránh để ô uế bàn thờ Thần Tài.
Cúng Thần Tài ngày mùng 1 Tết có thể đem lại vận may cho gia đình
– Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.
– Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
– Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.