Những nét văn hóa Hàn Quốc dành cho du học sinh – CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ NHẬT VIỆT JVJSC

1. Tổng quan về đất nước Hàn Quốc

Cung điện Gyeongbok

  • Tên nước: Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc. Tên chính thức tiếng Anh là Republic of Korea (ROK), Tiếng Hàn là: 대한민국.
  • Thủ đô: Xơ-un (Seoul), dân số 10,44 triệu người (01/2013).
  • Phương tiện giao thông: Đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc, xe buýt, tàu điện ngầm, phà, máy bay, ô tô, xe đạp, xe máy.
  • Diện tích: 99.392 km2 (toàn bán đảo: 222.154 km2)
  • Khí hậu: Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.
  • Dân số: 50,76 triệu người (02/2013).
  • Dân tộc: Chỉ có 1 dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên).
  • Tôn giáo: Phật giáo 10,7 triệu; Tin lành 8,6 triệu; Thiên chúa 5,1 triệu; Nho giáo 104 nghìn…
  • Ngôn ngữ: Tiếng Hàn Quốc (một tiếng nói, một chữ viết).
  • Tiền tệ: Đồng Won
  • Mã số điện thoại: +82
  • Tên miền Internet: .kr
  • Vị thế trên thế giới: Là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 11 trên thế giới (2018)
  • Thành viên các tổ chức thế giới: Liên hiệp quốc, WTO, OECD, G-20, APEC NATO.
  • Vị trí địa lý
    Về mặt địa lý, diện tích đất của Hàn Quốc là khoảng 99.392 km km² vuông. Ở phía Nam giáp Bán đảo Triều Tiên; Đông, Tây, Nam giáp biển; Bắc giáp Triều Tiên

2. Văn hóa chào hỏi

Chào hỏi là một điểm chấm phá riêng biệt, làm nên đặc trưng của nền văn hóa Hàn Quốc. Hầu hết mọi người dân Hàn Quốc đều rất chú trọng đến thái độ và cử chỉ khi chào hỏi. Nụ cười và động tác gập lưng xuống là cái mà người ta ấn tượng khi giao tiếp với người dân Hàn Quốc.
Khi gặp người Hàn Quốc, các bạn nên cúi chào và không gọi tên người khác khi họ chưa cho phép. Người dân xứ Hàn sẽ đánh giá rất cao, khi bạn cố gắng đáp lại lời chào của họ bằng chính ngôn ngữ Hàn Quốc: “An-nhon-ha-sae-yo”. Nụ cười thân thiện và thái độ lịch sự sẽ giúp bạn “ghi điểm” khi giao tiếp với người Hàn.

văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc

3. Hanbok – trang phục truyền thống của Hàn Quốc

Quốc phục của hàn quốc

Nhắc đến trang phục Hàn Quốc truyền thống, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hanbok – biểu tượng của Hàn Quốc. Hanbok là một trong những nét đặc trưng văn hóa Hàn Quốc, được ra đời vào thời đại Joseon. Ngày nay hanbok được người dân xứ kim chi mặc chủ yếu vào những dịp lễ Tết như Tết Seollal, Tết Chuseok, lễ cưới, tang lễ và các ngày lễ hội khác.

Hanbok cũng giống như tà áo dài Việt Nam đã trải qua một cuộc cách tân, cải tiến để thuận tiện và phù hợp hơn với cuộc sống thường ngày của người dân hiện đại. Khi mặc đồ truyền thống Hàn Quốc hanbok, người ta thường sử dụng các phụ kiện đi kèm như mũ đội đầu, trâm cài,…

4. Nhân sâm

Nhân sâm Hàn Quốc

Nhân sâm rất nổi tiếng tại Hàn Quốc. Có lẽ vì thế mà quốc gia này còn được gọi là “đất nước củ sâm”. Nhân sâm được trồng khá rộng rãi tại Hàn Quốc do điều kiện khí hậu với đất đai ở đây rất phù hợp.

Nhân sâm Hàn Quốc được sử dụng như là liều thuốc tăng cường sinh lực và phục hồi sức khỏe. Người ta tin rằng nhân sâm giúp tăng cường chức năng của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, ổn định tim, bảo vệ dạ dầy, tăng cường chịu đựng và sự ổn định của hệ thần kinh.

5. Kimchi ( 김치 ) và Bulgogi ( 불고기 ) – Thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Bulgogi, có nghĩa là thịt nướng, là món ăn phổ biến của người Hàn Quốc và kimchi- món rau cải thảo muối có vị cay. Bulgogi được làm từ bất kì loại thịt nào, mặc dù thịt bò và thịt lợn là loại thịt thường được dùng nhiều nhất. Gia vị là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của món của bulgogi cũng như kimchi.

Kimchi có thể được làm từ nhiều loại rau khác nhau, trong đó được sử dụng nhiều nhất là cải thảo và củ cải. Các loại rau được ngâm nước muối và rửa sạch. Sau khi để ráo nước, người ta trộn gia vị vào cải thảo và củ cải. Kimchi cung cấp ít calo và cholesterol nhưng lại giàu chất xơ. Kimchi thậm chí còn cung cấp nhiều vitamin hơn cả táo. Vì vậy, người ta thờng nói rằng “ăn kimchi mỗi ngày khỏi cần đến bác sĩ “.

6. Talchum ( 탈춤 ) – Mặt nạ và múa mặt nạ

Mặt nạ, thường được gọi là “tal” trong tiếng Hàn Quốc, được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô, và lông. Hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt người Hàn nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng. Hình dáng của các loại mặt nạ thường kì lạ và đã được cách điệu, vì “talchum ” – loại hình múa mặt nạ -thường được biểu diễn vào đêm dưới ánh sáng của các đống lửa.

Múa mặt nạ về cơ bản là loại hình nghệ thuật dân gian phát triển tự nhiên trong nhân dân thời kỳ Joseon, thời kỳ mà có ít sự phân biệt giữa giai cấp thống trị và thượng lưu trong xã hội với người dân thường. Các nghệ sĩ diễn viên và khán giả cùng hoà nhập vào các điệu múa tưng bừng ở cuối mỗi buổi biểu diễn.