Những văn hóa đặc trưng chỉ có ở miền Bắc – VanHoa
Việt Nam là đất nước tươi đẹp trải dài từ bắc tới nam, có một đường bờ biển trãi dài theo chiều dài đất nước. Ngoài ra Việt Nam có một có lịch sử hào hùng cùng với rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Việt Nam được chia ra 3 vùng miền lớn đó miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Mỗi vùng miền có một nét đặc trưng và một nền văn hóa rất riêng điều đó đã cho nền văn hóa Việt Nam thêm đa dạng và phong phú hơn. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu và phám khá văn hóa miền Bắc để xem nơi đây có gì thú vị nhé.
Có thể nói miền Bắc được xem như là cái nôi là tiền đề của đất nước Việt Nam ngày nay. Nơi đây khi xưa đã trãi qua rất nhiều triều đại phong kiến khác nhau của đất nước Đại Việt. Chính vì điều đó đã tạo nên một nền văn hóa rất đồ sộ và rất riêng tại đây.
Đôi nét về miền Bắc của nước ta
Miền Bắc Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía bắc nước Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm lịch sử và thói quen sử dụng. Mà khái niệm này đôi lúc còn được dùng để chỉ các vùng lãnh thổ chính trị khác nhau một cách không chính thức.
Miền Bắc Việt Nam có thể là:
- Phân định địa lý đồng nghĩa với Bắc Bộ Việt Nam
- Phân định địa chính trị ở phía bắc sông Gianh (nay thuộc tỉnh Quảng Bình) (Đàng Ngoài)
- Phân định hành chính đồng nghĩa với Bắc Kỳ hay Bắc Thành của nhà Nguyễn vào thời Pháp thuộc. Và là một trong 3 vùng lãnh thổ chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam.
- Phân định theo Hiệp định Genève là khu vực tập kết quân sự tạm thời của Quân đội nhân dân Việt Nam và khu vực thuộc quyền quản lý hành chính tạm thời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nằm phía bắc giới tuyến quân sự tạm thời là vĩ tuyến 17. Căn cứ Điều 14, Khoản a trong Hiệp định Geneve 1954. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Tạm thời có quyền quản lý hành chính phía bắc vỹ tuyến 17. Cho tới khi tổ chức tổng tuyển cử trên toàn Việt Nam. Liên hiệp Pháp từ bỏ chủ quyền và quyền chủ quyền ở Việt Nam nhưng vẫn có quyền quản lý hành chính phía Nam vỹ tuyến 17.
Ngày nay, miền Bắc được hiểu là phần lãnh thổ các tỉnh từ Hà Giang tới Ninh Bình.
Nét văn hóa độc đáo và đặc trưng khác nhau
Mỗi một vùng miền đều có những nét văn hóa độc đáo và đặc trưng khác nhau. Không thể nhầm lẫn với bất kì một vùng đất nào. Chính sự đa dạng và phong phú của từng vùng miền. Đã góp phần đem lại một bức tranh rực rỡ, muôn màu cho nền văn hóa Việt Nam.
Một trong những vùng miền luôn được đánh giá cao về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó chính là miền Bắc. Đến với vùng đất Bắc Bộ, bạn không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh xinh đẹp. Mà còn có thể tìm hiểu về văn hóa miền Bắc và cuộc sống của những người địa phương nữa đấy.
Những phong tục tập quán độc đáo
Có thể nói rằng, Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh. Người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những truyền thống tốt đẹp từ lâu đời. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa miền Bắc nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Đó chính là những phong tục tập quán. Những phong tục được thể hiện rõ nét qua dịp lễ quan trọng của người Việt Nam là Tết Nguyên Đán.
Đối với người miền Bắc, mâm ngũ quả là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết. Với ý nghĩa an khang, thịnh vượng, giúp cho năm mới được suôn sẻ, may mắn. Mâm ngũ quả phải phối theo 5 màu là kim-trắng, mộc-xanh, thủy-đen, hỏa-đỏ và thổ-vàng. Người miền Bắc đã quen với câu “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Vì thế, vào 3 ngày Tết chính, các gia đình thường dành hai ngày đầu năm mới trọn vẹn cho gia đình nội ngoại, sang ngày thứ 3 là ngày để “tết Thầy”.
Văn hóa ẩm thực miền Bắc đồ sộ
Trong kho tàng văn hóa ẩm thực, Việt Nam là quê hương của nhiều món ăn ngon. Từ những món ăn dân dã trong ngày thường đến những món ăn cầu kỳ để phục vụ lễ hội và cung đình. Đều mang ý nghĩa riêng biệt tạo nên bản sắc của từng dân tộc. Nó phản ánh truyền thống và đặc trưng của mỗi dân cư sinh sống ở từng khu vực. Với sự khác nhau về đặc điểm địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã hình thành mỗi vùng miền có một nét, khẩu vị đặc trưng riêng.
Đây là điểm nổi bật của phong vị ẩm thực 3 miền Bắc, Trung, Nam. Theo văn hóa miền Bắc, những món ăn phải có vị vừa phải. Không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ, thường không đậm vị cay, béo, ngọt, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Hà Nội được xem là tinh hoa ẩm thực của miền Bắc. Với những món ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.
Nét đặc trưng của lễ hội miền Bắc
Lễ hội là một trong những yếu tố đặc sắc. Góp phần tạo nên sự phong phú và ấn tượng cho văn hóa miền Bắc. Đã từ lâu, những lễ hội truyền thống. Không chỉ đem lại sự đặc trưng khác biệt cho vùng đất này. Mà đồng thời còn là một niềm tự hào cũng như món ăn tinh thần cho người dân miền Bắc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Hầu hết những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc. Thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới. Mỗi lễ hội đều có những bản sắc, nét đẹp truyền thống riêng mang dấu ấn của từng vùng đất. Một số dịp lễ quan trọng và thu hút được lượng lớn người dân tham gia. Có thể kể đến như lễ hội chùa Hương và chùa Bãi Đính, lễ hội chùa Keo, hội gò Đống Đa.
Mỗi một vùng miền đều có những phong tục tập quán đặc trưng. Những món ăn với hương vị khác biệt và những lễ hội truyền thống đặc sắc. Những yếu tố này đã góp phần tạo nên một nền văn hóa vô cùng đa dạng và độc đáo cho đất nước Việt Nam. Hy vọng những thông tin được cung cấp trên. Sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về văn hóa miền Bắc nhé.
Nguồn: Vietnamtours247.com
Chia sẻ