Outsource Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Outsource Là Gì?
Trong thời đại này, marketing là một trong những hoạt động không thể thiếu của mọi doanh nghiệp. Và với những doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ kinh nghiệm, nhân lực và chiến lược để thực hiện các chiến dịch marketing. Vì thế các doanh nghiệp này sẽ tìm đến một giải pháp đó là nhờ đến sự trợ giúp của các công ty Outsource. Vậy Outsource là gì? Outsourcing là gì? Và Outsource có những ưu nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Outsource là gì?
Outsource hay outsourcing có nghĩa là thuê ngoài. Đây là hoạt động thuê công ty ngoài tham gia vào các công việc trong công ty, thực hiện nhiệm vụ thay cho đội ngũ nhân viên nội bộ. Khi mà các doanh nghiệp đã có định hướng, chiến lược nhưng nguồn nhân lực lại hạn hẹp, nhân viên trong công ty không thể làm được hết thì người quản lý sẽ tìm đến và thuê những đơn vị có chuyên môn bên ngoài về làm việc.
Ví dụ: Nếu bạn đang làm trong việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng công ty bạn có quá nhiều việc cần phải giải quyết thì công ty bạn có thể thuê một đơn vị hay một cá thể ở bên ngoài về giải quyết một số đầu việc như: kiểm tra QA, khắc phục sự cố, phát triển phần mềm,….
Các loại hình Outsource
Hiện nay Outsource được chia làm 12 loại hình khác nhau như:
- Professional Outsourcing: Đây là loại hình thuê ngoài có chuyên môn bao gồm quản trị kinh doanh, kế toán, pháp lý,…
- Labour Outsourcing: Đây là hình thức thuê phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Và là quá trình công ty thuê nhân lực ngoài nhằm cung cấp nhân lực cho doanh nghiệp trong việc xử lý công việc.
- Outsource IT: Là hình thức thuê công nghệ thông tin bên ngoài. Loại hình này chuyên hỗ trợ công ty về mảng IT như cập như quản lý mạng, duy trì bảo mật,…
- Multi – Sourcing: Đây là hình thức thuê ngoài đa ngành, có thể kết hợp tất cả các lĩnh vực. Loại hình này rất phù hợp với các công ty hay doanh nghiệp lớn.
- Process – Specific Outsourcing: Là hình thức thuê ngoài có quy trình cụ thể. Doanh nghiệp sử dụng loại hình này thông qua việc ký kết với các chuyên gia nhằm giải quyết khó khăn về quy trình pháp lý, kiến thức hay quy trình tuyển dụng.
- Business Process Outsourcing: Là hình thức thuê ngoài theo quy trình kinh doanh. Loại hình này khá phổ biến, đáp ứng nhu cầu xử lý các hoạt động kinh doanh như tạo khách hàng tiềm năng, quản trị hay lập lịch trình làm việc,…
- Manufacturing Outsourcing: Là hình thức thuê sản xuất bên ngoài. Đây là hình thức thuê ngoài dùng để chế tạo hay lắp ráp hoàn thiện một sản phẩm.
- Project Outsourcing: Là hình thức thuê ngoài theo dự án. Loại hình này được sử dụng trong trường hợp công ty thiếu người có chuyên môn, thiếu thời gian để thực hiện dự án. Doanh nghiệp có thể thuê ngoài một phần của dự án hoặc cũng có thể thuê toàn bộ.
- Operational Outsourcing: Là hình thức thuê ngoài theo hoạt động. Đây là hình thức được sử dụng trong sản xuất nhờ các dịch vụ bao gồm sửa chữa thiết bị.
- Local Outsourcing: Là loại hình thuê ngoài tại địa phương. Đây là hình thức mà doanh nghiệp có thể lựa chọn công ty thuê ngoài tại địa phương.
- Offshore Outsourcing: Là hình thức thuê ngoài của người nước ngoài. Đây là hình thức thuê dịch vụ gia công tại các nước với khoảng cách rất xa.
- Nearshore Outsourcing: Là hình thức gia công tại các nước láng giềng. Công ty có thể gia công phần mềm tại các nước láng giềng, không bị chênh lệch quá nhiều về múi giờ.
Ưu nhược điểm của Outsource
Mục lục bài viết
Ưu điểm
- Việc lựa chọn thuê ngoài giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng với mức chi phí có thể kiểm soát
- Công ty có thể sử dụng ngân sách tiết kiệm được nhờ việc thuê ngoài để đầu tư cho các lĩnh vực khác
- Tận dụng tối đa kỹ năng, kiến thức của Outsource nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp
- Giảm chi phí cho các khoản đầu tư về cơ sở vật chất, nội thất, trang thiết bị cần thiết cho công việc
- Tăng tính linh hoạt nhằm đáp ứng điều kiện thương mại và kinh doanh
- Cải thiện được khả năng tập trung cho doanh nghiệp và các hoạt động cốt lõi
Nhược điểm
- Công việc gia công thiếu sự giám sát trực tiếp của doanh nghiệp
- Thời gian hoàn thành sẽ chậm hơn
- Những thông tin nội bộ của công ty sẽ bị rò rỉ và phát tán ra bên ngoài
- Văn hóa và ngôn ngữ của Outsource và doanh nghiệp không đồng nhất
- Với trường hợp chênh lệch múi giờ sẽ gây khó khăn cho công việc đàm phán và ký kết hợp đồng
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về Outsource. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trên con đường tìm hiểu về kinh doanh. Nếu bạn đang muốn tìm một khóa học chuyên sâu hơn thì hãy liên hệ với chúng tôi qua trang web FPT Skillking để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký khóa học nhanh nhất. FPT Skillking luôn cam kết sẽ mang đến bạn những khóa học bổ ích để có thể dễ dàng vững bước vào thị trường kinh doanh.