Phân biệt các loại xe tải Nhỏ, lớn hạng nặng
Mục lục bài viết
Phân biệt các loại xe tải Nhỏ, lớn hạng nặng
Để vận chuyển hàng hóa an toàn những điều tối thiểu nhất mà người vận chuyển cần nắm là đặc điểm của hàng hóa và phương tiện phù hợp. Nắm bắt được nhu cầu khách hàng các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều loại xe tải lớn nhỏ khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để hiểu rõ hơn các loại xe trọng tải lớn nhỏ chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Xe tải là gì?
Xe tải là một loại xe có động cơ dùng để vận chuyển bất cứ loại hàng hóa nào được phép vận chuyển trên xe
Không giống như các loại xe hơi. Xe tải hường được chế tạo với một thân duy nhất. Đa số xe tải được thiết kế xung quanh một khung cứng (chassis). Các xe tải có nhiều kích cỡ, kiểu nhỏ như xe hơi gọi là xe bán tải. Hay các loại xe sơ mi rơ móc chạy trên đường cao tốc.
Căn cứ pháp lý: Điểm 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ. Xe tải còn được định nghĩa là:
Xe tải là một loại xe để chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng. Có khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 1.500 kg trở lên.
Xe tải Isuzu
Phân biệt các dòng xe tải nhỏ, lớn, hạng nặng
Xe tải thông dụng được chia theo 2 cách. Đầu tiên, xe được phân chia dựa vào động cơ sử dụng nhiên liệu:
-
Các dòng xe tải hạng nhẹ và trung thường sử dụng động cơ xăng.
-
Các dòng xe tải hạng nặng thuộc dòng xe tải siêu trường siêu trọng hoặc congtainer sẽ dử dụng động cơ dầu turbin diesel 4.
Ngoài ra bạn có thể dựa vào kích cỡ xe và tải trọng để lựa chọn dòng xe phù hợp
* Xe tải hạng nhẹ
Những xe tải có trọng tải dưới 5 tấn thường được gọi là các xe tải hạng nhẹ. Những loại xe tải này có khả năng cơ động và linh hoạt cao.
Các xe dễ di chuyển vào các đường nhỏ, hẻm hay đường trong khu vực thành phố, thị xã/thị trấn.
-
Xe tải (1 tấn – 2 tấn):. Dòng xe này chuyên chở những loại hàng hóa có trọng lượng từ 500kg – 2 tấn. Các hàng hóa nhẹ và không quá cồng kềnh, có thể dễ dàng bốc xếp, chuyển lên chuyển xuống dễ dàng. Vd như: chuyển nhà, chuyển văn phòng, các nội thất, bàn ghế, hàng hóa nhỏ…
-
Dòng xe tải ( 3 tấn – 5 tấn):. Thường dùng để vận chuyển hàng hóa có tải trọng từ (1500kg đến 5000kg). Các hàng hóa không cồng kềnh, nhẹ, dễ dàng chuyển lên chuyển xuống hoặc có thể dùng đến các loại xe nâng xe cẩu để hỗ trợ… Vd như các loại máy móc nhỏ, các thiết bị xây dựng, các loại tủ lớn, bàn ghế gỗ lớn…
Thường đây là loại xe cỡ vừa và nhỏ, đa số các loại xe tải này thường nằm ở loại xe bán tải, xe tải nhỏ, xe thùng kín, xe mui bạc, xe van lớn, SUV.. là nhiều.
xe tải hạng nhẹ
* Xe tải hạng trung
Những loại xe tải dưới 15 tấn được coi là những xe tải hạng trung. Loại xe này thích hợp để chạy các quãng đường dài, liên tỉnh. Thời gian vận chuyển của các xe tải hạng trung thường kéo dài từ một vài ngày cho tới hàng tuần. Xe có kích thước lớn hơn xe tải hạng nhẹ, chuyên chở hàng hóa quanh nội thành.
-
Dòng xe tải ( 7 Tấn – 8 tấn): Có thể vận chuyển các loại hàng hóa có trọng lượng hơn 5000kg. Các loại hàng hóa có số lượng nhiều, tải trọng nặng, các loại hàng hóa cồng kềnh. Thường thì sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của các loại xe nâng, xe cẩu…
-
Dòng xe tải (10 Tấn – 15 Tấn):. Có thể vận chuyển các loại hàng hóa nặng, cồng kềnh với số lượng nhiều hơn. Vd như các loại thiết bị móc móc vật nặng, cồng kềnh, sắt thép hoặc gỗ lớn…
xe tải hạng trung
* Xe tải hạng nặng
Đây là loại xe chuyên chở các mặt hàng cồng kềnh, kích thước và trọng tải lớn. Trọng tải của các xe này thường trên 15 tấn. Ngoài ra, các xe tải loại này thường có rơ-mooc đi kèm.
Dòng xe tải này thường được sử dụng để chở các loại hàng hóa vận chuyển đường dài, vận chuyển Bắc Nam. Thường là kiểu xe có rơ móc để chở hàng hóa trong các container lớn và không giới hạn các loại hàng hóa.
-
Dòng xe tải (20Tấn – 30 Tấn):. Có thể chở nhiều hàng hóa nặng, cồng kềnh, các thiết bị máy móc lớn với số lượng nhiều. Có thể vận chuyển hóa đi đường dài, vận chuyển hàng hóa Bắc Nam.
xe tải hạng nặng
Quy định về tải trọng xe khi vận chuyển hàng hóa?
Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, trong quá trình vận chuyển:
Đối với các loại xe dưới 5 tấn, trọng lượng chở của xe sẽ không được quá 10% so với trọng lượng chuyên chở cho phép.
Đối với các loại xe trên 5 tấn, trọng lượng chở của xe sẽ không được quá 5% soi với trọng lượng chuyên chở cho phép.
Để biết trọng lượng chuyên chở cho phép cách đơn giản nhất là chúng ta có thể xem ngay logo trọng tải xe được gắn ở phần cánh cửa xe theo quy định của pháp luật.
Để có được phương án vận tải hiệu quả tiết kiệm chúng ta cần nắm được các thông số cơ bản và quy định vận chuyển hàng hóa áp dụng đối với các loại xe tải.
xe tải