Phân biệt cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị, cho ví dụ

Cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị là hai biến dạng chủ yếu của chính thể cộng hòa tư sản hiện nay. Ngoài ra, hiện nay còn có hình thức cộng hòa hỗn hợp.

>>> Xem thêm:

1. Chính thể cộng hòa tổng thống

Ở chính thể cộng hòa tổng thống, vai trò của nguyên thủ quốc gia là rất quan trọng.

Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu chính phủ, do nhân dân trực tiếp bầu ra hoặc do các đại biểu cử tri bầu ra.

Các thành viên của chính phủ do tổng thống lựa chọn và bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống.

Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật của nghị viện.

Nghị viện không có quyền giải tán chính phủ trừ trường hợp tổng thống phạm tội nghiêm trọng bị hạ viện khởi tố và thượng viện xét xử theo thủ tục đặc biệt.

2. Chính thể cộng hòa đại nghị

Ở chính thể cộng hòa đại nghị, vai trò của nghị viện là rất lớn, nghị viện là thiết chế quyền lực trung tâm trong cơ chế thực thi quyền lực nhà nước.

Nghị viện bầu ra nguyên thủ quốc gia (tổng thống) và đảng chính trị nắm đa số ghế trong nghị viện có quyền thành lập chính phủ, chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện và có thể bị nghị viện giải tán, vai trò của tổng thống không lớn (Liên bang Đức, Ý, Áo).

3. Chính thể cộng hòa hỗn hợp

Trong hình thức chính thể này, những đặc điểm của cộng hòa đại nghị được bảo lưu nhưng bên cạnh đó lại tăng cường quyền lực của tổng thống.

Tổng thống được tuyển cử qua hình thức phổ thông đầu phiếu. Chính phủ do tổng thống bổ nhiệm, người đứng đầu chính phủ là thủ tướng nhưng tổng thống vẫn có quyền điều hành hoạt động đối với chính phủ. Trong trường hợp cần thiết, tổng thống có quyền giải tán cả nghị viện.

Mục lục bài viết