Phân biệt dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều có gì khác nhau?
Trong bài viết này, Kyoritsuvietnam.net sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều, giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng loại và sự khác nhau giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục bài viết
Đặc điểm của dòng điện một chiều
Dòng điện một chiều thường được viết tắt là 1C (một chiều) hay DC (Direct Current) là dòng điện chạy theo một hướng cố định. Nó được tạo ra từ các nguồn như pin, nguồn năng lượng mặt trời. Cường độ của dòng điện một chiều có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề đổi chiều.
Dòng điện một chiều là dòng điện chạy theo một hướng cố định
Dòng điện một chiều không có pha. Trong vật lý, dòng điện DC được quy ước đi từ cực dương sang cực âm. Thông thường, trên các thiết bị chứa điện một chiều sẽ được ký hiệu âm (-) và dương (+) để phân biệt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nghe đến điện áp một chiều như: 5VDC, 12VDC, 24VDC,…
Trong đời sống, dòng điện một chiều thường được sử dụng cho các công việc nạp acquy, đúc, mạ điện, điều chế hóa chất bằng điện phân hay ứng dụng trong giao thông vận tải,…
Đặc điểm của dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều viết tắt là AC (Alternating Current) và được ký hiệu bởi dấu (~) là dòng điện có chiều và cường độ biến thiên theo thời gian, thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định.
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều
Dòng điện AC trong mạch sẽ chạy theo một chiều và sau đó chạy theo chiều ngược lại. Khi nhắc đến dòng điện xoay chiều, người ta thường đề cập đến tần số, chu kỳ và pha.
Nguồn cung cấp của điện xoay chiều là máy phát điện. Ứng dụng của dòng điện này khá phổ biến, đa phần các thiết bị gia dụng hiện nay đều sử dụng điện xoay chiều, có thể kể đến như: bóng đèn huỳnh quang, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa, tivi, bàn ủi,…
Xem thêm: Dòng điện xoay chiều là gì? Công thức, ký hiệu và ứng dụng
Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm nào?
Từ những điểm đặc trưng của dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều ở trên, chúng ta có thể rút ra sự khác nhau giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều như sau:
Sự khác nhau giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều
-
Về nguồn cung cấp: Nếu nguồn cấp của điện xoay chiều là máy phát điện thì nguồn cấp chính của điện một chiều là pin
-
Đặc tính về chiều dòng điện: Dòng điện DC chỉ có một chiều duy nhất còn dòng điện AC thì có thể đảo chiều
-
Ký hiệu: Ký hiệu của dòng điện AC là dấu ~, còn ký hiệu của DC là +,-
-
Đặc tính về pha, tần số: Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm dòng điện một chiều thì không có pha, còn dòng điện xoay chiều có pha, chu kỳ và tần số
Thiết bị dùng để đo dòng điện một chiều và xoay chiều
Hiện nay có khá nhiều công cụ có thể giúp bạn đo và kiểm tra dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều. Trong đó, ampe kìm là thiết bị được sử dụng nhiều nhất. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm sau:
Ampe kìm đo dòng Kyoritsu 2055
Ampe kìm Kyoritsu 2055 cung cấp cho bạn khả năng đo cả dòng điện xoay chiều và một chiều với dải đo rộng lên đến 1000A. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đo điện áp, điện trở và tần số bằng thiết bị này vô cùng thuận tiện.
Thông số kỹ thuật:
-
DC V: 600mV/6V/60V/600V
-
AC V: 6V/60V/600V
-
DC A: 0 – 600A/1000A
-
AC A: 0 – 600A/1000A
-
Điện trở (Ω): 600Ω/6kΩ/60kΩ/600kΩ/6MΩ/60MΩ
-
Tần số: 10Hz/100Hz/1kHz/10kHz
Ampe kìm đo dòng Kyoritsu 2056R
Cũng giống như Kyoritsu 2055, với ampe kìm Kyoritsu 2056R, bạn có thể đo đồng thời được cả dòng điện và điện áp xoay chiều – một chiều. Ngoài ra, đồng hồ Kyoritsu này cũng cho phép bạn đo và kiểm tra điện trở, tần số, nhiệt độ,… vô cùng linh hoạt với độ chính xác cao và an toàn.
Thông số kỹ thuật:
-
DC V: 600m/6/60/600V
-
AC V: 6/60/600V
-
DC A: 0~600.0/1000A
-
AC A: 0~600.0/1000A
-
Điện trở (Ω): 600/6k/60k/600k/6M/60MΩ
-
Nhiệt độ: -50ºC ~ +300ºC (Sử dụng que đo 8216)
-
Tần số: 10/100/1k/10kHz
-
Tần số hưởng ứng: 40 ~ 400A
-
Kiểm tra liên tục: Còi kêu 100Ω
Ampe kìm Hioki 3280-10F
Hioki 3280-10F là một trong những dòng ampe kìm bán chạy nhất hiện nay, được tin dùng bởi nhiều kỹ sư chuyên nghiệp cũng như ứng dụng tại nhà máy. Thiết bị cung cấp khả năng đo lường đa năng, vừa có thể đo dòng điện, vừa có thể đo điện áp, điện trở, thông mạch,…
Thông số kỹ thuật:
-
ACA: 42.00 A / 420,0 A / 1000 A (± 1,5% RDG. ± 5 .)
-
ACV: 4.200 V đến 600 V, 4 dãy (± 1,8% rdg. dgt ± 7). Từ 50-60 Hz:
-
DCV: 420,0 mV đến 600 V, 5 dãy (± 1,0% rdg. dgt ± 3).Từ 45 Hz đến 500 Hz.
-
Điện trở: 420,0 Ω đến 42,00 MΩ, 6 dãy (± 2,0% rdg. dgt ± 4)
-
Đo thông mạch: 420,0 Ω (± 2,0% RDG. ± 4 dgt.).
Ngoài ampe kìm đo dòng thì đồng hồ vạn năng cũng là một thiết bị được ưu tiên sử dụng cho các công việc đo và kiểm tra dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều. Bạn có thể tham khảo một số loại đồng hồ vạn năng như: Kyoritsu 1020R, Kyoritsu 1109S, Fluke 17B+, Hioki DT4254,… đều tốt.
Trên đây là những kiến thức về dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ hữu ích với bạn trong học tập và công tác.