Phân biệt, so sánh kế toán tài chính và kế toán quản trị
Kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai thuật ngữ tuy được sử dụng vô cùng phổ biến trong lĩnh vực kế toán ngày nay nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn với nhau ở một số trường hợp. Chính vì thế, để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm cụ thể và những nguyên tắc riêng của từng lĩnh vực kế toán, hãy cùng Học viện TACA điểm qua cách phân biệt hai loại thuật ngữ kế toán ấy qua bài viết dưới đây.
Những khái niệm cơ bản về kế toán tài chính và kế toán quản trị
Kế toán tài chính là gì và đóng vai trò thế nào?
Kế toán tài chính là lĩnh vực kế toán chịu trách nhiệm chính cho các công việc thu thập, tổng hợp số liệu, ghi chép thông tin về các vấn đề như biến động tiền tệ, vốn đầu tư hoặc các việc liên quan khác. Từ đó bộ phận này sẽ thiết kế, tổng hợp thành bản báo cáo tài chính chi tiết nhằm phục vụ các nhu cầu của công ty và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, kế toán tài chính còn được phân thành 2 mảng chính là kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết với những chức năng khác nhau như sau:
– Kế toán tổng hợp: Thu thập và xử lý thông tin một cách tổng quan và tổng hợp số liệu thực tế để phản ánh tình trạng kinh tế của doanh nghiệp.
– Kế toán chi tiết: Tham gia xử lý các nguồn số liệu một cách chi tiết và cụ thể hơn, đặc biệt chú trọng tính chính xác để tránh sai sót và ảnh hưởng đến kinh tế của công ty và doanh nghiệp.
Kế toán quản trị đóng vai trò gì trong doanh nghiệp?
Kế toán quản trị là lĩnh vực thiên về tìm hiểu, kiểm soát và nắm bắt tình trạng tài chính thực tế của các doanh nghiệp. Thông qua đó, bộ phận này sẽ đưa ra những quyết định và giải pháp tối ưu để thành lập các kế hoạch mang đến nhiều lợi nhuận nhất cho công ty.
Các công việc cụ thể của lĩnh vực kế toán quản trị: hạch toán chi phí một cách chính xác, đánh giá mục tiêu và chiến lược doanh nghiệp, lập kế hoạch một cách chỉn chu và hiệu quả.
Các điểm giống nhau ở hai ngành kế toán tài chính và kế toán quản trị
Có mối quan hệ mật thiết về thông tin và số liệu
Số liệu thực tế và thông tin tài liệu của cả hai ngành kế toán tài chính và kế toán quản trị đều xuất phát từ chứng từ gốc và đều được sử dụng để kiểm tra, đánh giá cũng như đưa ra phương pháp kinh tế hiệu quả, tối ưu nhất.
Là công cụ hỗ trợ quản lý doanh nghiệp
Hai bộ phận kế toán trên đều hỗ trợ thu thập thông tin và hình thành các báo cáo tài chính cũng như phương án tối ưu nhất để giúp công ty quản lý và ổn định về mặt tài chính.
Dựa vào các doanh thu và chi phí để phản ánh chất lượng làm việc của công ty
Cả 2 bộ phận đều sử dụng những số liệu cụ thể đến từ doanh thu, tiền vốn, tiền lãi và các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty để phản ánh xu hướng tăng trưởng hoặc đi xuống của chất lượng toàn bộ doanh nghiệp.
6 điểm khác nhau ở hai ngành kế toán tài chính và kế toán quản trị
Về đối tượng sử dụng nguồn thông tin
– Đối tượng của ngành kế toán tài chính là các cổ đông, nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà đầu tư, ngân hàng cùng các cơ quan pháp lý khác.
– Đối tượng của ngành kế toán quản trị là là những nhà quản lý doanh nghiệp như chủ sở hữu, hội đồng quản trị, ban giám đốc, kiểm sát viên,…
Về mục đích của lĩnh vực
– Kế toán tài chính: đóng vai trò thu thập và tổng hợp thông tin, số liệu để thiết kế bản báo cáo tài chính phục vụ các công việc liên quan của công ty và doanh nghiệp.
– Kế toán quản trị: kiểm soát tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định và giải pháp tối ưu trong chiến lược phát triển của công ty.
Tính pháp lý của từng lĩnh vực
– Kế toán tài chính: phụ thuộc vào thẩm quyền của quản lý doanh nghiệp và mang tính nội bộ trong công ty.
– Kế toán quản trị: mang tính pháp lệnh và phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể về hệ thống số liệu, thông tin và các ghi chép có liên quan khác.
Nguyên tắc và đặc điểm khi cung cấp thông tin
– Kế toán tài chính: thông tin được cung cấp ở báo cáo tài chính cần phải tuân theo nguyên tắc, quy định của luật pháp hiện hành, ngoài ra còn phải có tính khách quan, số liệu rõ ràng và có thể kiểm tra được. Khi cung cấp thông tin cũng cần tuân thủ các nguyên tắc kế toán được phổ biến rộng rãi và chuẩn mực để mọi người đều có thể hiểu được.
– Kế toán quản trị: thông tin cung cấp cần được linh hoạt, không bắt buộc tuân theo các nguyên tắc và đến từ nhiều nguồn phân tích khác nhau. Đặc biệt, các thông tin này không cần quá chi tiết mà nên phản ánh được xu hướng biến động của toàn bộ doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian cụ thể nhằm phục vụ công tác đánh giá và lên chiến lược kinh doanh.
Phạm vi cung cấp thông tin
– Kế toán tài chính: Phạm vi của bộ phận kế toán tài chính sẽ mở rộng hơn và tùy thuộc vào quy mô của toàn bộ doanh nghiệp.
– Kế toán quản trị: Phạm vi thông tin của lĩnh vực này liên quan đến từng bộ phận trong doanh nghiệp hoặc cụ thể là các cá nhân khác nhau.
Kỳ hạn báo cáo thông tin
– Kế toán tài chính: theo quý và năm.
– Kế toán quản trị: theo quý, năm, tháng, tuần, ngày.
Thông qua bài viết trên, Học viện TACA đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về các điểm giống và khác nhau giữa hai ngành kế toán tài chính và kế toán quản trị. Mong rằng các kiến thức hữu ích trên sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt và sử dụng các thuật ngữ trên trong các trường hợp khác nhau ở lĩnh vực kế toán.
Xem thêm: