Phân Biệt Trợ Cấp Thôi Việc Và Trợ Cấp Mất Việc

Trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc đều là những khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả khi người lao động không còn làm việc nữa. Tuy nhiên hai khoản trợ cấp này có hai nét khác biệt cơ bản. 
 

1. Định nghĩa trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

 

tro-cap
 

  • Trợ cấp thôi việc là một khoản tiền NSDLĐ phải trả cho người lao động trong hầu hết các trường hợp chắm dứt hợp đồng lao động. Đồng thời, trợ cấp thôi việc cũng có ý nghĩa giúp người lao động có kinh phí trang trãi trong thời gian tìm kiếm công việc mới.

  • Trợ cấp mất việc là một khoản tiền NSDLĐ phải trả cho người lao động (làm việc trên 12 tháng) trong trường hợp thay đổi cơ cấu; công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

 


 

2.1 Về căn cứ pháp lý

Trợ cấp thôi việc

Được quy định cụ thể tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012. Theo đó: khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10, Điều 36 của Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Những trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt được dùng làm căn cứ để chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động bao gồm:

  • Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

  • Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

  • Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

  • Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trợ cấp mất việc 

Được quy định cụ thể tại Điều 49 Bộ luật lao động 2012. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Khi người lao động làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm; trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì sẽ được chi trả trợ cấp mất việc làm.

2.2 Về thời gian tính trợ cấp

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Ngoài ra, ta cũng cần lưu ý về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

  • Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;

  • Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về trợ cấp. Hy vọng qua bài viết này các quý bạn sẽ nắm và có những thông tin bổ ích. Chúng tôi sẽ tiếp tục và thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về các vấn đề trợ cấp tiện theo dõi. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!