Phần cứng máy chủ là gì? Cấu tạo & Vai trò ra sao? – Máy Chủ Việt

715

18/04/2022

Trong bài viết trước, Máy Chủ Việt đã chia sẻ đến bạn những thông tin tổng quan về máy chủ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về cấu hình phần cứng của máy chủ nhé! Vậy, phần cứng máy chủ bao gồm là gì? Vai trò của các thành phần cấu tạo phần cứng ra sao? Máy Chủ Việt sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây!

Phần cứng máy chủ là gì?

Máy chủ chính là một hệ thống có nhiệm vụ lưu trữ các nguồn dữ liệu, xử lý truy xuất các thông tin đến từ những máy tính khác qua đường truyền Internet. Những thiết bị về phần cứng máy chủ nhằm để thiết lập hoàn chỉnh tương tự như máy tính để bàn (PC). Tuy nhiên, hiệu năng và độ tin cậy của máy chủ cao hơn nhiều so với máy tính thông thường.

Phần cứng máy chủ bao gồm các thiết bị tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Với máy tính bàn, có các thiết bị như: màn hình, chuột, ổ đĩa cứng, bàn phím, ổ DVD… chính là các thiết bị phần cứng.

Hiểu đơn giản là phần cứng là những phần thiết bị mà bạn có thể nhìn thấy được.

Đặc điểm của phần cứng máy chủ 

Nhìn chung, ứng dụng của máy chủ sẽ có những yêu cầu phần cứng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng. Nhiệm vụ của máy chủ là cung cấp dịch vụ cho nhiều người dùng trên một mạng lưới dẫn đến yêu cầu tất yếu cũng sẽ khác nhau.

Vì máy chủ hoạt động liên tục trong thời gian dài, nên phần cứng máy chủ đòi hỏi tính sẵn sàng rất cao. Do đó, độ bền và độ tin cậy phần cứng là tiêu chí rất quan trọng. Khi chọn máy chủ, bạn nên chọn những dòng có thương hiệu và uy tín.

Phần cứng máy chủ hoạt động như thế nào?

Các máy chủ thường kiểm tra bộ nhớ trước khi khởi động và khởi động các dịch vụ quản lý từ xa. Các bộ điều khiển ổ đĩa cứng sau đó khởi động các ổ đĩa liên tục, chứ không phải tất cả cùng một lúc. Mục đích là để không làm quá tải nguồn điện với sự khởi động tăng dần. Sau đó, chúng bắt đầu chạy tới hệ thống RAID yêu cầu kiểm tra đối với hoạt động chính xác của thiết bị dự phòng.

Quá trình này có thể mất nhiều thời gian so với máy tính chỉ mất vài phút để khởi động. Đôi khi máy chủ có thể không cần phải khởi động lại trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nhiều cấu hình phần cứng máy chủ mất khá nhiều thời gian cho khởi động và nạp hệ điều hành.

Một số máy chủ nổi bật nhất

Lưu ý: danh sách dưới đây được cập nhật vào đầu năm 2022.

Theo Server Watch, sau đây là một trong các máy chủ mạnh và tốt nhất thế giới:

  • Dell EMC PowerEdge R750

  • HPE Proliant DL380 Gen10

  • HPE Proliant DL 325 Gen10

  • Cisco UCS C240 M6

  • Fujitsu PRIMERGY RX4770 M5

  • Huawei FusionServer Pro 2288H V5

  • IBM Power System S922

  • Inspur NF8480

  • Lenovo ThinkSystem SR630

  • Oracle Server X8-2

  • Dell EMC PowerEdge R840

  • IBM Power System E980

  • Oracle SPARC T8-1

Riêng đối với thị trường Việt Nam, các dòng máy chủ được đánh giá tốt nhất:

Các thành phần cấu tạo phần cứng máy chủ

Về cơ bản, một máy chủ chuyên dụng có cấu tạo hệ thống máy chủ như một máy tính PC thông thường bao gồm:

  • Bo mạch máy chủ

  • Bộ vi xử lý (CPU)

  • Bộ nhớ (RAM)

  • Ổ cứng (HDD)

  • Bộ điều khiển Raid (Raid controller)

  • Bộ cung cấp nguồn (PSU)

Tuy nhiên, các thành phần cấu tạo nên phần cứng PC và máy chủ vẫn có một số sự khác biệt nhất định. Do đó, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng bộ phận để xem có điều gì khác biệt nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: 5 tips lựa chọn cấu hình server – CPU, RAM, SSD/HDD, Mạng 

Bộ vi xử lý (CPU)

CPU dành cho máy chủ là một loại CPU mạnh cùng với khả năng xử lý cực tốt với rất nhiều nhân và luồng xử lý. Bên cạnh đó, CPU cũng có khả năng hỗ trợ ưu việt chuyên dành cho chức năng máy chủ. Không dùng các Socket dạng 478, 775 với các dòng Pentium 4, Pentium D, Dual core, Quadcore như PC, máy chủ sử dụng CPU riêng biệt đa số là dòng Xeon. 

cpu intel xeon w-2104 processor img maychuviet

Hoạt động trên các socket 771, 603, 604 cùng với dung lượng cache L2 cao, khả năng ảo hóa cứng, các tập lệnh chuyên dùng khác…, dòng Xeon có kiến trúc khác biệt hoàn toàn.  Một số máy chủ ở cấp thấp vẫn dùng CPU Socket 775 làm vi xử lý chính của chúng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 3 máy chủ Dell dạng tháp (Tower Server) CPU kép đáng mua nhất

Bo mạch máy chủ

Các chipset của main máy chủ luôn khác biệt so với PC bởi vì khả năng hỗ trợ ảo hóa cực kỳ mạnh mẽ. Đây nên là các loại chip chuyên dụng cho máy chủ, cùng với các khả năng ảo hóa chuyên biệt nhất là các loại máy chủ chính để tạo ra các máy chủ ảo.

Thông thường, các bo mạch chủ chạy trên PC phần lớn chạy trên các dòng chipset cũ như Intel 845, 865 hay các dòng mới Intel 945, 975,…

Các Board mạch chủ của phần cứng máy chủ thông thường dùng các chipset chuyên dụng như Intel E7520, Intel 3000, Intel 5000X,… Các chipset này đặc biệt nổi bật với khả năng hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI – SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU dòng Xeon,…

Ổ cứng (HDD)

Để đảm bảo khả năng lưu trữ lớn khối lượng dữ liệu, ổ cứng (HDD) và tốc độ của nó luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Tốc độ quay và khả năng lưu trữ của ổ cứng chuyên dụng cho máy chủ luôn cao hơn rất nhiều so với các loại ổ cứng của PC.

Workstation Intel S2600CP (E5 2670/32GB/250GB SSD/1TB HDD/K2000)

Nếu các HDD của máy PC thường có giao tiếp IDE, SATA I, SATA II, các HDD dành cho máy chủ hoạt động trên giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI). Giao tiếp này có băng thông cao hơn (600MB/s) và có một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM). Đặc biệt, một số ổ SAS mới có thể đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu.

>>> Có thể bạn quan tâm: So sánh ổ cứng SSD và HDD & nên dùng loại ổ cứng nào

Bộ nhớ (RAM)

Trên thị trường hiện nay, bạn có thể tìm thấy DDR RAM I, II có Bus 400, 800,…  Thật ra, RAM dành cho máy chủ cũng tương tự nhưng có thêm tính năng ECC. 

Phần cứng máy chủ là gì? Cấu tạo & Vai trò ra sao?

Tính năng ECC là gì?

ECC (Error Correction Code) là loại RAM có khả năng có thể điều khiển được dòng dữ liệu truy xuất trong nó giúp tự động sửa lỗi.

EEC có ưu điểm gì?

Khi xảy ra xung đột, RAM ECC cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị crash, giúp giảm rủi ro và chi phí vận hành bởi RAM ECC có độ ổn định rất cao.

EEC giúp máy bạn không bị treo, dump màn hình xanh khi có bất kỳ 1 bit nào bị lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu.

Hơn nữa, các RAM dòng này còn có thể tháo lắp nóng để thay thế khi bị hư hỏng mà không cần phải tắt hệ thống. Tuy nhiên, bo mạch chủ phải hỗ trợ chuẩn RAM mới này thì mới sử dụng RAM này được. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Server cần bao nhiêu RAM và HDD?

Bộ điều khiển Raid (Raid controller)

Đây là thành phần quan trọng trong một máy chủ hiện đại. Bộ điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu. Khi có các vấn đề xảy ra, những cơ chế sao lưu này sẽ giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn. 

Phần cứng máy chủ là gì? Cấu tạo & Vai trò ra sao?

Khả năng hỗ trợ các mức Raid khác nhau sẽ tùy theo các bo mạch khác nhau. Hai loại phổ biến ở hầu hết các máy chủ là Raid 1 và Raid 5. Tuy nhiên, có thể bạn không cần dùng đến nó vì một số bo mạch máy chủ đã có sẵn chip điều khiển này.

Bộ cung cấp nguồn (PSU)

PSU là thành phần cung cấp năng lượng giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ cho các thiết bị bên trong. Do đó, các dòng máy chủ chuyên dụng thường có những bộ nguồn công suất thực cao, chúng có khả năng thay thế hay dự phòng khi bộ nguồn chính bị lỗi.

Qua bài viết này, chúng ta đã hiểu về phần cứng máy chủ là gì và đi vào chi tiết về từng bộ phận. Chúc bạn tìm được linh kiện, phần cứng máy chủ phù hợp nhé. Hiện tại, Máy Chủ Việt chuyên cung cấp máy chủ, và phần cứng máy chủ chính hãng với hơn 10 năm kinh nghiệm. Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ, bạn có thể liên hệ Máy Chủ Việt qua thông tin dưới đây.

Hotline: 0867.111.333

Email: [email protected]