Phần mềm vẽ phối cảnh 3d thiết kế nội thất chuyên nghiệp – DNU Decor
Sự phát triển không ngừng của công nghệ giúp con người biểu đạt ý tưởng của mình một cách chân thật và sống động hơn qua các đồ họa không gian 3 chiều. Trong ngành kiến trúc, các phần mềm phối cảnh 3D ra đời giúp công việc của kiến trúc sư hiệu quả hơn. Cũng là một trong những công cụ đắc lực giúp họ nắm bắt dự án một cách triệt để và toàn diện nhất.
Mục lục bài viết
1. Chọn phần mềm phối cảnh 3D theo nhu cầu
Để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng các phần mềm vẽ phối cảnh 3D, người sử dụng cần phải xác định được mục đích của mình mới có hướng đi phù hợp. Bởi những phần mềm được tạo ra nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định nên đều có ưu nhược điểm của riêng mình.
Nếu bạn không xác định đúng phương hướng bản thân theo đuổi sẽ làm mất thời gian và công sức mà không mang lại lợi ích thực tế. Vì vậy, khi muốn tìm kiếm một phần mềm để phối cảnh 3D, bạn nên xem xét mục đích sau:
- Bạn cần tạo các mô hình 3D cho ngôi nhà từ kiến trúc bên ngoài đến nội thất bên trong, các bộ phận cơ khí hoặc tác phẩm nghệ thuật.
- Tính thẩm mỹ thể hiện qua phần mềm.
- Sáng tạo nghệ thuật kiến trúc và nội thất.
- Mong muốn một nghề nghiệp ổn định. Nếu là yếu tố này bạn cần xem xét nghề nghiệp của mình cần dùng những phần mềm nào cho thích hợp.Bởi hiện nay chưa có đánh giá nào cho thấy có phần mềm ưu việt 100%.
2. Top các phần mềm vẽ phối cảnh 3D chuyên nghiệp
Lựa chọn phần mềm để phối cảnh 3D nội thất thích hợp mang lại hiệu quả công việc. Dưới đây là một trong những phần mềm phổ biến được các kiến trúc sư tin dùng khi thiết kế:
2.1. Autocad
Autocad là phần mềm phối cảnh 3D phổ biến trên toàn thế giới. Ứng dụng của phần mềm này rất rộng từ lĩnh vực kỹ thuật cho đến mỹ thuật. Autocad tạo ra các bản thiết kế 2D và 3D. Tính năng 2D được sử dụng nhiều hơn trong ngành thiết kế nội thất.
Phần mềm có ưu điểm dễ sử dụng, độ chính xác cao gần với kích thước nội thất thực tế. Với máy tính có cấu hình thấp, bạn có thể cài đặt thiết kế và sử dụng tốt.
Tuy nhiên Autocad có nhược điểm là không tạo ra các sản phẩm diễn họa mà chỉ có thể các bản vẽ kỹ thuật nội thất. Ngoài ra, bạn cần liên kết với những phần mềm 3D để hỗ trợ làm việc.
2.2. Revit
Revit là phần mềm nổi tiếng trong giới thiết kế kiến trúc và nội thất. Ưu điểm của phần mềm là bạn có thể thao tác, chất lượng render cho kết quả hoàn hảo.
Nhược điểm là không có tùy chọn kết xuất tốt. Giao diện màu trắng gây mỏi mắt khi nhìn lâu. Nếu muốn tạo mô hình 3D hóa sản phẩm hoặc đối tượng nào đó thì không quen thuộc lắm.
2.3. SketchUp
Ưu điểm của Sketch Up là bạn có thể thao tác qua các nút bấm quen thuộc. Người mới dễ sử dụng nhanh chóng nắm bắt. Ngoài ra phần mềm cho phép cài thêm các extension theo nhu cầu kiến trúc sư.
Nhược điểm của Sketch Up là có 2 phiên bản. Một phiên bản miễn phí và một phiên bản tính phí. Với phiên bản tính phí sẽ có nhiều chức năng hơn nhưng lại khá tốn kém nếu người dùng là sinh viên.
2.4. 3D Max
Ưu điểm của phần mềm là thích hợp với mọi loại hình thiết kế. Hệ thống của 3D max chuyên sâu về tạo hình và mô phỏng đồ họa. Phần mềm vẽ 3D kiến trúc và nội thất cho phép chuyển dữ liệu đám mây, tạo nên một thư viện khổng lồ và lớn nhất thế giới. Người sử dụng có thể dễ sử dụng và chia sẻ kiến thức thiết kế của mình tổng hợp.
Nhược điểm của phần mềm 3D Max là giá khá cao cho 1 năm sử dụng. Đối tượng sinh viên có thể sử dụng phiên bản education license để tiết kiệm chi phí.
2.5. Lumion
Phần mềm vẽ phối cảnh 3d Lumion có ưu điểm là dễ học, thao tác đơn giản tựa như chơi game. Các hiệu ứng phong phú và siêu đẹp. Các kiến trúc sư có thể dễ dàng tạo nên phối cảnh 3D mà không cần dùng đến 3D Artist.
2.6. V-ray
V-ray là ứng dụng giúp kiến trúc sư có thể vẽ 3D nội thất nổi tiếng trong giới kiến trúc. Các sản phẩm render được tạo ra từ phần mềm luôn chân thực, sắc nét và trong trẻo.
2.7. 3D Photoshop
Đây chắc hẳn là một phần mềm quen thuộc với đa số mọi người chứ không riêng trong ngành kiến trúc. Với photoshop, bạn có thể tạo ra các bức ảnh chất lượng, được dùng khi cho ra những bức ảnh đầu cuối của một dự án thiết kế nội thất chung cư. Thao tác trên photoshop đơn giản, tiết kiệm thời gian so với những phần mềm chỉnh sửa ảnh 3D khác.
2.8. In Design
In Design về cơ bản là một chương trình trình bày trên khổ lớn, thích hợp với nhu cầu dàn trang từ các tập sách nhỏ. Phần mềm thích hợp cho các bạn muốn tạo một CV hay portfolio ấn tượng khi trình bày.
2.9. ArchiCad
ArchiCad là một phần mềm phối cảnh 3D dành riêng cho dân thiết kế. Phần mềm có giao diện thích hợp cho việc đọc và thống kê số liệu xây dựng. Bản vẽ từ phần mềm còn có khả năng thêm hiệu ứng đổ bóng, mang lại cảm giác chân thật cho người xem.
Phiên bản miễn phí có giới hạn nên kiến trúc sư phải bỏ tiền nếu muốn sử dụng những tính năng cao cấp hơn. Giá phần mềm khoảng 2000 USD/ năm với phiên bản đầy đủ.
2.10. The Architect’s Desktop (TAD)
TAD là giải pháp thiết kế đồ họa 3D không mất phí. TAD chủ yếu giải quyết các vấn đề cơ bản nhất kiến trúc nên nếu muốn nâng cao trình độ thì đây là điểm hạn chế của phần mềm. Bù lại phần mềm không mất phí nên phù hợp cho các bạn sinh viên cần trau dồi kỹ năng.
2.11. FreeCAD Arch
Mô phỏng kiến trúc 3D tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của một kiến trúc sư chuyên nghiệp. Phần mềm cho phép lưu thay đổi nên người sử dụng có thể quay lại chỉnh sửa bản vẽ theo ý thích.
Hình ảnh xuất ra từ phần mềm không quá thật nhưng với việc không mất phí thì đây là ứng dụng đáng được dùng so với các phần mềm trả phí khác.
>>> Xem thêm các mẫu thiết kế nội thất nhà phố hiện đại
2.12. Dynamo
Dynamo là một phần mềm 3D theo tham số. Điểm mạnh của phần mềm là miễn phí và sử dụng mã nguồn mở. Giao diện phần mềm trực quan, làm quen nhanh chóng, thao tác dễ dàng và mô phỏng đồ họa theo sở thích.
2.13. Clara.io
Clara là công cụ vẽ 3D online hàng đầu hiện nay. Phần mềm có đầy đủ tính năng thiết kế chuyên nghiệp. Ngoài ra phần mềm còn có bản đồ UV biểu thị hình ảnh 3D dưới dạng 2D. Một điểm cộng tuyệt vời dành cho Clara mà hiếm phần mềm nào có được chính là kết nối trực tuyến các cộng sự với nhau trên cùng một dự án thiết kế đồ họa.
2.14. Poser
Phần mềm Poser cho phép người sử dụng mô phỏng hình thể con người và động vật qua các tùy chọn hình mẫu có sẵn trong phần mềm. Không chỉ sản xuất hình vẽ đơn thuần và Poser còn cho phép xuất file, nhận hỗ trợ từ các công cụ khác.
2.15. DesignSpark
DesignSpark là một phần mềm phối cảnh 3D dành cho dân chuyên nghiệp trong ngành thiết kế. Giao diện phần mềm khá tương đồng với AutoCad. Vì vậy, phần mềm này khá quen thuộc nếu bạn là người mới sử dụng.
Điểm mạnh của DesignSpark là miễn phí, chỉ tốn ít phí nếu muốn sử dụng những tính năng mở rộng như xuất file, tùy chọn render,…
2.16. Blender
Blender là phần mềm có mã nguồn mở miễn phí. Kiến trúc sư có thể thiết kế hoạt họa, tạo dựng kỹ xảo, mô phỏng vật thể,… Với những tính năng nâng cao, người dùng cần bỏ thêm chi phí để sử dụng. Phần mềm này được đánh giá là phù hợp dân chuyên nghiệp.
2.17. Meshmixer
Được xem là công cụ đa năng của các nhà thiết kế trường phái mesh (thiết kế trong hệ thống mắt lưới trong 1 inch đồ họa). Phần mềm vẽ 3D kiến trúc này được đánh giá là phần mềm mô phỏng và in 3D toàn diện. Những bản vẽ đồ họa sản xuất từ Meshmixer có độ chính xác tới 90% vật thể gốc.
2.18. MakeHuman
Đây là phần mềm chuyên mô phỏng con người, có đầy đủ các loại mẫu tùy chọn theo sở thích. Đặc biệt hơn là có tính năng thiết kế trang phục phù hợp với từng nhân vật.
3. Rèn kỹ năng vẽ tay
Mặc dù phần mềm vẽ phối cảnh 3D mới liên tục ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu của kiến trúc sư. Nhưng điều cơ bản của một kiến trúc sư chuyên nghiệp là kỹ năng vẽ tay.
Kỹ năng vẽ tay và phác họa là nền móng, dù hiện nay công nghệ trong lĩnh vực kiến trúc và phát triển không ngừng. Giúp con người tiết kiệm được nhiều thời gian thiết kế và chỉnh sửa bản vẽ. Ý tưởng được hình thành và thể hiện qua những phác thảo thật ban đầu rõ ràng thì khi thiết kế 3D mới đem lại những bản vẽ lung linh, chân thật.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết thêm các phần mềm phối cảnh 3D trong thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất. Lựa chọn ứng dụng phù hợp với mục đích sử dụng của mình chính để hoàn thiện nhất