Phân tích thị trường là gì? 4 bước để phân tích thị trường

Trước khi công bố một sản phẩm/dịch vụ ra thị trường thì doanh nghiệp không thể bỏ qua giai đoạn phân tích thị trường. Vậy khái niệm phân tích thị trường là gì? Những khía cạnh nào cần phải nắm rõ khi phân tích và phân tích bao gồm những bước nào. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu thật chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Phân tích thị trường là gì?

Phân tích thị trường (trong tiếng Anh gọi là market analysis) là hoạt động phân tích hành vi của người tiêu dùng, của các đối thủ cạnh tranh, tài nguyên quảng cáo, cơ hội phát triển,… Từ đó, đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tiềm năng và phát triển thương hiệu.

Phân tích thị trường là gì?Phân tích thị trường là gì?Phân tích thị trường là gì?Phân tích thị trường là gì?

>> Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? Cách để xác định thị trường mục tiêu

Phân tích thị trường có giá trị cho doanh nghiệp như thế nào?

Việc phân tích thông tin thị trường cung cấp giúp cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Vậy những lợi ích, giá trị đó là gì?

Giá trị của phân tích thị trường là gì?Giá trị của phân tích thị trường là gì?Giá trị của phân tích thị trường là gì?Giá trị của phân tích thị trường là gì?

  • Thấu hiểu được khách hàng: Đây là nhân tố tiên quyết sự thành công hay thất bại khi một doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường. Giả sử bạn không hiểu được khách hàng muốn gì thì sản phẩm của bạn tạo ra đương nhiên sẽ không được đón nhận và doanh nghiệp của bạn sẽ không thu được lợi nhuận gì, thậm chí còn bị thua lỗ.
  • Hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh: Trong quá trình phân tích thị trường, bạn sẽ biết được đâu là ưu điểm; và đâu là nhược điểm trong sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp của bạn sẽ có khả năng tạo ra điểm khác biệt hoặc tạo ra sản phẩm mới mà khắc phục được các nhược điểm mà đối thủ mắc phải.
  • Xây dựng được chiến lược phát triển: Việc phân tích thị trường sẽ giúp bạn có những lộ trình đúng đắn cho doanh nghiệp, đồng thời cũng tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.
  • Đối mặt với thách thức và đón nhận cơ hội: Trên thực tế thị trường luôn vận động và biến chuyển không ngừng. Do đó, ở mỗi giai đoạn, bạn cần phải lường trước được những khó khăn, thách thức sẽ phải đối mặt cũng như có cơ hội mới để phát triển.

>> Xem thêm: Các chiến lược marketing nổi tiếng và quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Các khía cạnh cần nắm rõ khi phân tích thị trường

Khi phân tích bạn sẽ cần nắm rõ các khía cạnh nào? Và tại sao lại cần phải chú ý đến các khía cạnh đó? Cùng Vietnix tìm hiểu nào!

Các khía cạnh cần nắm rõ khi phân tích thị trườngCác khía cạnh cần nắm rõ khi phân tích thị trườngCác khía cạnh cần nắm rõ khi phân tích thị trườngCác khía cạnh nào cần nắm rõ khi phân tích thị trường?

Khía cạnh quy mô 

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình phân tích là quy mô thị trường. Đối với thị trường có quy mô càng lớn thì sẽ càng gặp nhiều đối thủ cạnh tranh. Khi phân tích đối thủ thì bạn sẽ có những chiến lược để tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Xu hướng trong phân tích thị trường

Phân tích xu hướng sẽ giúp bạn biết được thị trường đang hướng đến gì, người tiêu dùng thích gì và yếu tố nào giúp đáp ứng nhu cầu của họ. Khi nắm bắt được xu hướng thì doanh nghiệp có cơ hội để phát triển hiệu quả và nhanh chóng.

Khía cạnh tốc độ tăng trưởng 

Tốc độ tăng trưởng và phát triển của thị trường nhanh hay chậm sẽ là yếu tố để bạn có thể phân tích và đưa ra mức đầu tư phù hợp cho chiến lược kinh doanh.

Khía cạnh lợi nhuận 

Lợi nhuận chính là điều mà mọi doanh nghiệp hướng đến khi kinh doanh. Và chỉ khi thị trường có lợi nhuận tốt thì doanh nghiệp mới có thể đầu tư mạnh; và nếu thị trường có lợi nhuận kém thì doanh nghiệp nên hạn chế đầu tư.

Khía cạnh lợi nhuận trong phân tích thị trườngKhía cạnh lợi nhuận trong phân tích thị trườngKhía cạnh lợi nhuận trong phân tích thị trườngKhía cạnh lợi nhuận trong phân tích thị trường

Khía cạnh chi phí trong phân tích thị trường

Thông qua những số liệu về chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, bạn có thể lên những kế hoạch phù hợp với mục đích là hạn chế mức chi phí thấp nhất, nguồn lợi nhuận thu lại cao và đạt được lợi thế khi cạnh tranh.

Yếu tố để thành công

Có nhiều yếu tố để doanh nghiệp thành công trên thị trường. Trong đó có thể kể đến như nhu cầu thị trường, hoạt động mua bán, kênh phân phối,… Doanh nghiệp cần xác định được yếu tố giúp mình thành công và tập trung phát triển mạnh mẽ những yếu tố đó.

>> Xem thêm: Phân tích chi tiết ma trận SWOT của Vinamilk

Các bước phân tích thị trường hiệu quả dành cho doanh nghiệp mới

Làm thế nào để doanh nghiệp có thể phân tích thị trường một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng Vietnix tham khảo các bước phân tích sau đây nhé!

Triển khai các bước phân tích thị trường như thế nào cho hiệu quảTriển khai các bước phân tích thị trường như thế nào cho hiệu quảTriển khai các bước phân tích thị trường như thế nào cho hiệu quảTriển khai các bước phân tích thị trường như thế nào cho hiệu quả

>> Bạn có thể tham khảo các nghiên cứu trong Marketing khác tại đây: Marketing Mix là gì? Tổng quan kiến thức về Marketing Mix

Bước 1: Đưa ra được mục đích cần phân tích 

Việc làm này giúp bạn có thể định hướng được những việc nên làm hay cần bỏ qua. Xác định được đâu là những khâu không trọng tâm, đâu là khâu cần thiết phải duy trì để phát triển kế hoạch kinh doanh lâu dài.

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu là ai?

Để xác định khách hàng mục tiêu bạn cần lên một list các câu hỏi như:

  • Khách hàng của bạn là ai, thuộc trong nhóm đối tượng nào, độ tuổi, sở thích và nhu cầu của họ ra sao?
  • Khách hàng có thói quen sử dụng sản phẩm của bạn khi nào?
  • Khách hàng có lợi gì khi lựa chọn sử dụng sản phẩm của bạn?

Bạn cần đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng để trả lời những câu hỏi đó. Điều này sẽ giúp bạn có thể tạo ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.

Các bước để bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả là: Nghiên cứu thị trường, chọn phân khúc mục tiêu, phân khúc thị trường,xây dựng khách hàng mục tiêu.

Bước 3: Thu thập dữ liệu cần thiết

Thu thập dữ liệu hoặc thông tin khách hàng đầy đủ và chính xác sẽ rất có lợi trong việc phân tích. Và thông tin khách hàng là nguồn “tài nguyên” quý giá mà doanh nghiệp cần phải có.

Thu thập dữ liệu cần thiếtThu thập dữ liệu cần thiếtThu thập dữ liệu cần thiếtThu thập dữ liệu cần thiết

Làm thế nào để nghiên cứu thu thập dữ liệu? Chúng ta cùng tìm hiểu về nghiên cứu thứ cấpnghiên cứu sơ cấp.

Nghiên cứu thứ cấp là gì?

Nghiên cứu thứ cấp là hình thức sử dụng tất cả các dữ liệu; và những hồ sơ công khai để đưa ra kết luận. Nghiên cứu này rất có lợi cho việc phân tích độ cạnh tranh cũng như hiệu quả của việc kinh doanh.

Nghiên cứu sơ cấp là gì?

Là hình thức nghiên cứu, đánh giá các thông tin trực tiếp về thị trường và khách hàng. Để thu thập được thông tin này, bạn có thể sử dụng các hình thức sau: khảo sát trực tuyến, phỏng vấn qua điện thoại hoặc điền bảng hỏi,…

Cụ thể như sau:

  • Khảo sát trực tuyến là một trong những phương pháp nghiên cứu thị trường truyền thống và hiệu quả. Ưu điểm là có thể tạo ra list câu hỏi của riêng bạn và ở một quy mô tùy ý. Các cuộc điều tra cũng có thể được tiến hành trực tiếp, qua điện thoại hoặc trực tuyến
  • CRM và dữ liệu bán hàng sẽ giúp bạn xác định các yếu tố trong nghiên cứu. Tuy nhiên, bản chất của việc này hướng vào khách hàng chứ không phải là thị trường. 
  • Nhân viên thường xuyên gặp gỡ khách hàng sẽ luôn có những thông tin, insight về khách hàng. Nhân viên bán hàng, trợ lý cửa hàng và nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ có những câu chuyện, góc nhìn giúp bạn bổ sung cho nghiên cứu định tính của mình,…

Bước 4: Kiểm tra và phân tích đánh giá thị trường

Bước cuối cùng sau khi đã có đầy đủ các thông tin, dữ liệu là kiểm tra và phân tích thị trường. 

Kiểm tra và phân tích đánh giá thị trườngKiểm tra và phân tích đánh giá thị trườngKiểm tra và phân tích đánh giá thị trườngKiểm tra và phân tích đánh giá thị trường

Điều cần lưu ý trong quá trình phân tích và kiểm tra là:

  • Thứ nhất, quy mô và tốc độ tăng trưởng của từng nhóm khách hàng.
  • Thứ hai, mục tiêu, xu hướng mà thị trường hướng đến.
  • Thứ ba, tỉ lệ phần trăm thị phần đạt được.
  • Thứ tư, kết quả phân tích ưu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.

>> Xem thêm: Value Proposition là gì? Hướng dẫn tạo một Value Proposition hiệu quả

Lời kết

Như vậy, qua bài viết này Vietnix đã trình bày chi tiết về khái niệm phân tích thị trường là gì, các giá trị từ việc phân tích cũng như các bước để việc phân tích đạt được hiệu quả cao nhất. Mong rằng bạn sẽ nhận được những thông tin bổ ích từ bài viết này nhé!