Phản xạ toàn phần – Môn Lí lớp 11 – Butbi.hocmai.vn
Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đỗ Ngọc Hà (giáo viên môn Vật lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Phản xạ toàn phần”.
Mục lục bài viết
1, Hiện tượng phản xạ toàn phần.
Hiện tượng phản xạ lại toàn bộ tia sáng tới mặt phẳng phân cách giữa hai môi trường trong suốt, ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang sang môi trường kém chiết quang được gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần.
2, Điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần.
Ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang sang môi trường kém chiết quang (n1>n2)
Góc tới
3, Phân biệt phản xạ toàn phần và phản xạ thông thường.
a, Giống nhau:
Đều là hiện tượng phản xạ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.
b, Khác nhau:
Hiện tượng phản xạ toàn phần, cường độ chùm tia phản xạ bằng cường độ chùm tia tới. Hiện tượng phản xạ thông thường, cường độ chùm tia phản xạ yếu hơn chùm tia tới.
Hiện tượng phản xạ thông thường diễn ra khi tia sáng gặp một mặt phân cách hai môi trường và không cần điều kiện gì thêm. Hiện tượng phản xạ toàn phần diễn ra khi thỏa mãn hai điều kiện trên.
4, Lăng kính phản xạ toàn phần.
Khối thủy tinh hình lăng trụ có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân gọi là lăng kính phản xạ toàn phần.
5, Ứng dụng.
Hiện tượng phản xạ toàn phần giúp truyền dẫn, điều khiển đường đi của tia sáng phục vụ con người (lăng kính phản xạ toàn phần, cáp quang)
Cáp quang ứng dụng dùng để quan sát các bộ phận bên trong cơ thể (nội soi) và truyền dẫn các dữ liệu.
Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 11.