Phát triển khả năng xã hội và cảm xúc của con trẻ: Cha mẹ đóng vai trò như thế nào?
Sự kết nối giữa cha mẹ và con cái
Cô Bùi Thị Thu Hương, chuyên viên Tâm lý học đường Trường THPT Wellspring chia sẻ: “Các con cảm thấy gắn bó, phát triển cảm xúc lành mạnh, tích cực phụ thuộc vào những trải nghiệm tuổi thơ của con bên cha mẹ. Không những vậy, cha mẹ là những người đồng hành, giúp con hình thành và phát triển nhân cách. Ngay từ khi sinh ra, đứa trẻ đã bắt đầu học theo những gì cha mẹ thể hiện. Nếu cha mẹ có những bất ổn về cảm xúc xã hội thì đứa trẻ cũng cảm nhận và ảnh hưởng. Vì ở giai đoạn từ khi ấu thơ cho đến vị thành niên là quá trình các bạn liên tục thay đổi và phát triển, chỉ cần có những biến động nhỏ của cha mẹ cũng khiến các con nhạy cảm hơn, mong manh, dễ đổ vỡ do đặc điểm của quá trình nhận thức đang trong giai đoạn đang phát triển chứ chưa phải nhân cách đạt thành (Theo Erikson). Thời điểm này cha mẹ chính là những người bạn mà các con rất cần để hỗ trợ các bạn hướng đến trở thành con người có những phẩm chất và giá trị tốt đẹp.
Theo Thầy Nguyễn Vĩnh Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring, để có thể hỗ trợ cho sự phát triển về mặt xã hội và cảm xúc của con em mình, điều đầu tiên chính là cha mẹ cần kết nối được với con em mình một cách sâu sắc, cảm thông và gần gũi nhất.
- Sâu sắc: Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của con, đặt mình vào vị trí, suy nghĩ của con.
- Cảm thông: Cha mẹ cần tìm hiểu những khó khăn, thách thức, thay đổi trong cuộc sống, đời sống của con, từ học tập, bạn bè, sở thích, mối quan tâm, …
- Gần gũi: Đó là cách và sự quan tâm của chúng ta dành cho con em mình thể hiện sự đồng cảm, không phán xét, không kỳ vọng, không đặt điều kiện, …
Để sự kết nối có được một cách tự nhiên, hòa hợp và vui vẻ, cần tạo môi trường gia đình yêu thương, đầm ấm, vui vẻ để con em mình cảm nhận sự tin tưởng, an toàn, yêu mến giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
Cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ con phát triển về mặt xã hội và tâm lý?
Áp dụng lý thuyết: “Điểm mạnh về Nhân cách” của Tâm lý học tích cực cùng nền văn hóa Á Đông coi trọng và đề cao văn hóa gia đình, trong lớp học WELLBEING tại trường THPT Wellspring, học sinh đã cùng nhau có những giờ học với chủ đề gia đình. Qua những giờ học đó, các bạn trẻ có cơ hội thực hành chánh niệm quan sát và nhận diện cảm xúc, đồng thời xoay quanh những câu chuyện, kỷ niệm về cha, mẹ và anh chị em để từ đó thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn đối với cha mẹ – những người thân yêu của các con.
Ngoài ra, Thầy Nguyễn Vĩnh Sơn cho biết, để có thể hỗ trợ con một cách tối đa, gia đình cần có sự kết hợp với nhà trường, đồng thời tạo môi trường tích cực cho con như:
- Cần tạo nên nhiều cơ hội để giao tiếp, chia sẻ, lắng nghe lẫn nhau: Điều này nhằm giúp con được lắng nghe những chia sẻ của cha mẹ về một vấn đề gần gũi, từ đó tạo nên những trao đổi 2 chiều giữa phụ huynh và các con. Từ đó, trẻ tự tin hơn và có sự tin tưởng, an toàn trong gia đình khi được quan tâm, lắng nghe.
- Tìm những điểm mạnh, tích cực của con để khuyến khích, động viên, khen ngợi và tạo điều kiện để các con thể hiện được những kỹ năng, tài năng, thế mạnh của mình.
- Giúp các con phát triển kỹ năng xã hội bằng cách tạo ra những cuộc đi chơi, gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động ngoại khóa, đóng vai trò là nhà tài trợ/hỗ trợ cho con em mình trực tiếp tham gia các hoạt động, câu lạc bộ, lớp học.
Tại Wellspring, giáo viên luôn đồng hành cùng gia đình nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện về thân – tâm – trí của học sinh. Bên cạnh lớp học về tâm lý Wellbeing, Nhà trường có sự phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục tâm lý, nhằm hỗ trợ phụ huynh và học sinh giải đáp các khúc mắc, những câu hỏi liên quan tới những việc chăm sóc và quản lý tâm lý, cảm xúc của con trẻ.
Để tìm hiểu sâu hơn và giải đáp những băn khoăn về việc kết nối, thấu hiểu và đồng hành cùng con trong thế giới mơ hồ bất định VUCA, kính mời Quý Phụ huynh đăng ký tham dự Tọa đàm “Wellbeing life in VUCA World” – Cuộc sống hạnh phúc trong thế giới VUCA thông qua đường link http://bit.ly/3lHGUSW