Phiếu Đánh Giá Viên Chức 2022 Chuẩn mới nhất

Mẫu phiếu đánh giá phân loại viên chức 2023 theo Nghị định 90

Mẫu phiếu đánh giá phân loại viên chức cập nhật mới nhất năm 2023 là mẫu phiếu được lập ra để đánh giá và phân loại viên chức tại các cơ quan, đơn vị, nhà trường các cấp. Mẫu phiếu đánh giá và phân loại viên chức gồm các phần tự đánh giá, phần dành cho viên chức quản lý, phần đánh giá và xếp loại viên chức của cấp trên. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu phiếu đánh giá phân loại viên chức tại đây.

Mẫu phiếu đánh giá viên chức được thực hiện vào tháng 12 hàng năm để đánh giá năng lực, mức độ hoàn thành công việc của viên chức trong suốt một năm từ đó rút kinh nghiệm cho năm tiếp theo. Qua đó, lãnh đạo sẽ xem xét để đánh giá, xếp loại chất lượng của viên chức; là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… viên chức.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức hiện hành đầy đủ nhất, bao gồm: phiếu đánh giá, xếp loại viên chức thường dùng và theo chuyên môn nghiệp vụ; hướng dẫn cách viết phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức năm 2023.

Mẫu phiếu dưới đây được HoaTieu.vn tổng hợp từ nguồn thực tế do bạn đọc cung cấp. Nếu các bạn có những mẫu phiếu đánh giá khác, hãy chia sẻ với HoaTieu để chúng tôi cập nhật thêm nhiều mẫu đa dạng, phong phú hơn giúp nhiều bạn đọc khác cùng hoàn thiện nhanh chóng bản đánh giá phân loại viên chức của mình.

1. Mẫu phiếu đánh giá và phân loại viên chức là gì?

Mẫu phiếu đánh giá viên chức cuối năm là một trong những mẫu mà bắt cuộc viên chức phải thực hiện để làm cơ sở xếp loại đánh giá, xếp loại chất lượng định kỳ. Mẫu mới nhất được ban hành theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ

2. Hướng dẫn viết phiếu đánh giá phân loại viên chức năm 2023

1. Chính trị tư tưởng

Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;

Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân;

Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức;

Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.

2. Đạo đức, lối sống

Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa;

Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh;

Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị;

Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

3. Tác phong, lề lối làm việc

Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ;

Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.

4. Ý thức tổ chức kỷ luật

Chấp hành sự phân công của tổ chức;

Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định;

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

+ Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý:

Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị

Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.

+ Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ;

Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Lưu ý: Cần đánh giá chính xác, khách quan và trung thực thì từ đó bản thân viên chức mới thấy rõ được những ưu điểm và những hạn chế của mình. Dựa trên đó viên chức mới có thể đánh giá đúng trong mục tự xếp loại chất lượng tương ứng là: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ.

3. Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức mới nhất theo Nghị định 90

Phiếu đánh giá phận loại viên chức mới nhất

Đây là mẫu phiếu đánh giá xếp loại viên chức mới nhất được ban hành theo Nghị định 90 2020 ngày 13/8/2020 của Chính phủ.

Mẫu số 03

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC
Năm………..

Họ và tên: ………………………………………………………………………………….

Chức danh nghề nghiệp: ……………………………………………………………..

Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………

I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Chính trị tư tưởng:

…………………………………………………………………………………………………..

2. Đạo đức, lối sống:

…………………………………………………………………………………………………..

3. Tác phong, lề lối làm việc:

…………………………………………………………………………………………………..

4. Ý thức tổ chức kỷ luật:

…………………………………………………………………………………………………..

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỉ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc):

…………………………………………………………………………………………………..

6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp (đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp):

…………………………………………………………………………………………………..

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ

7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách:

…………………………………………………………………………………………………..

8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:

…………………………………………………………………………………………………..

9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:

…………………………………………………………………………………………………..

II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:

…………………………………………………………………………………………………..

2. Tự xếp loại chất lượng:

…………………………………………………………………………………………………..

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

……, ngày ….tháng….năm …..

NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT

III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

….., ngày ….tháng….năm…..

NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)

1. Nhận xét ưu, khuyết điểm:

…………………………………………………………………………………………………..

2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:

…………………………………………………………………………………………………..

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

…., ngày ….tháng….năm…..

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

4. Ví dụ cụ thể cách điền mẫu phiếu đánh giá phân loại viên chức

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC
Năm………..

Họ và tên: Nguyễn Văn A

Chức danh nghề nghiệp: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS X

I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Chính trị tư tưởng:

– Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.

– Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức.

2. Đạo đức, lối sống:

– Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền.

– Không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống.

– Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị.

– Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

3. Tác phong, lề lối làm việc:

– Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.

– Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc.

– Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.

4. Ý thức tổ chức kỷ luật:

– Chấp hành sự phân công của Ban, cơ quan, tổ chức đoàn thể.

– Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan.

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ.

6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp

Đúng mực

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ

7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách: ………………………………………………………………………………

8. Năng lực lãnh đạo, quản lý: …………………………………………………

9. Năng lực tập hợp, đoàn kết: …………………………….……………………

II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:

Về ưu điểm

– Luôn giữ vững quan điểm, lập trường và bản lĩnh chính trị trước những khó khăn, thử thách trong công việc, cuộc sống.

– Luôn bình tĩnh để cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Không đùn đẩy né tránh, có sáng tạo trong công việc.

– Có ý thức tổ chức kỷ luật, thẳng thắn, trung thực.

– Có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình, chủ động trong công việc.

Về nhược điểm

Thỉnh thoảng còn chưa thật sự có ý thức tự học, tự bồi dưỡng.

2. Tự xếp loại chất lượng:

Hoàn thành nhiệm vụ

……, ngày ….tháng….năm ….

.NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT

III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

….., ngày ….tháng….năm…..

NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)

1. Nhận xét ưu, khuyết điểm: ……………………………………………

2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng: ………………………………

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

…., ngày …. tháng …. năm ….

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

5. Phiếu đánh giá, phân loại viên chức

Phiếu đánh giá, phân loại viên chức

Năm 20…

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………………

Chức danh nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………….

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………………..

Hạng chức danh nghề nghiệp: ………….. Bậc: ………….. Hệ số lương: ………………….

I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA VIÊN CHỨC:

1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết:

………………………………………………………………………………………………………………………

2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp:

………………………………………………………………………………………………………………………

3. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức:

………………………………………………………………………………………………………………………

4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức:

………………………………………………………………………………………………………………………

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ

5. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ:

………………………………………………………………………………………………………………………

6. Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách:

………………………………………………………………………………………………………………………

II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA VIÊN CHỨC

1. Đánh giá ưu, nhược điểm:

………………………………………………………………………………………………………………………

2. Phân loại đánh giá

(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ)

Ngày….tháng….năm 20…
Viên chức tự đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)

III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ VIÊN CHỨC

1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi viên chức công tác:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản lý viên chức:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày….tháng….năm 20…
Thủ trưởng trực tiếp đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN

1. Nhận xét ưu, nhược điểm:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

2. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức:

(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ)

………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày….tháng….năm 20…
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

6. Phiếu đánh giá, phân loại viên chức chuyên môn, nghiệp vụ

PHÒNG GD&ĐT…………

TRƯỜNG………………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày…… tháng …..năm……

PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ

– Họ và tên: ……………………… ; Mã số ngạch viên chức: ……………………………

– Chức danh nghề nghiệp: …………………………………………………….……………

– Đơn vị công tác: ………………………………………………………………….…………

I. TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC NỘI DUNG

1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết (nêu mức độ hoàn thành nhiệm vụ)

– Chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn; soạn giảng đầy đủ, đúng chương trình, có bổ sung phù hợp với đối tượng học sinh; đảm bảo khối lượng, chất lượng công việc và ngày giờ công.

– Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên dự giờ thăm lớp, tổ chức chuyên đề, sử dụng đồ dùng có hiệu quả; thường xuyên tham khảo sách báo, Internet, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới – lấy học sinh làm trung tâm. Giảng dạy được nhiều tiết sử dụng giáo án điện tử.

– Công tác giảng dạy, giáo dục học sinh là nhiệm vụ cơ bản của nhà trường nói chung và mỗi giáo viên nói riêng, nên bản thân luôn đề cao công tác giảng dạy, tích cực học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả giờ dạy kết quả cụ thể như sau:

*Học sinh:

Duy trì sĩ số: 100%

Hạnh kiểm:

  • Thực hiện đầy đủ: 30/30 em
  • Không thực hiện đầy đủ: 0/30 em

* Học lực:

GIỎI

KHÁ

TRUNG BÌNH

YẾU

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

04

16.7

14

58.3

06

25

00

00,0

Tham gia đầy đủ các phong trào do nhà trường, công đoàn và liên đội phát động và đạt giải:

– Thi Toán tuổi thơ có …. em đạt giải khuyến khích

– Thi chữ viết đẹp cấp trường có …. em đạt giải A, …. em được công nhận.

– Thi trò chơi dân gian, Thi hội khỏe phù Đổng cấp trường đều có giải thưởng.

– Tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao trong các phong trào do Liên đội phát động.

– Năm học 20…- 20…. Chi đội …. đã đạt danh hiệu Chi đội Vững mạnh.

*Giáo viên:

– Thực hiện soạn, giảng đúng theo phân phối trình.

– Đảm bảo ngày, giờ công.

– Tham gia đầy đủ các phong trào do nhà trường, công đoàn phát động.

– Được bảo lưu kết quả giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 20….- 20…

– Đạt giải khuyến khích trong hội thi Giáo án điện tử cấp huyện.

*Công tác khác được giao:

– Bản thân luôn luôn thường xuyên nghiên cứu, vận dụng các văn bản của ngành, lĩnh vực trong công tác; thực hiện chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Là một đảng viên bản thân luôn thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ tại chi bộ, luôn nêu cao tinh thần ý thức tổ chức kỉ luật, tuyệt đối chấp hành sự phân công điều động của tổ chức, luôn làm đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ, dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo và gương mẫu thực hiện các chế độ sinh hoạt, nội quy quy chế của Chi bộ và nhà trường. Thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên, tạo điều kiện để mọi người được tự do bày tỏ chính kiến, nguyện vọng của mình.

– Là một UVBCH Công đoàn bản thân luôn cố gắng hoàn thành tốt công tác Công đoàn.

2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp

– Có ý thức cao trong công việc, luôn luôn hoàn thành tốt công việc được giao.

– Có tinh thần phối hợp, hợp tác tốt trong công việc đối với đồng nghiệp và các đoàn thể trong cơ quan để thực hiện nhiệm vụ chung. Nhằm hoàn thành công việc chuyên môn của mình và của cả cơ quan.

3. Về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức

Có tinh thần đoàn kết với mọi người, xây dựng được mối quan hệ mật thiết với đồng nghiệp, giữ gìn đoàn kết nội bộ, gần gũi với nhân dân, không có biểu hiện xa rời quần chúng.

Biết lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân để hành động đúng trong cách ứng xử và giao tiếp công việc cũng như trong công việc chuyên môn.

Luôn có ý thức tự học, tự rèn, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có lối sống trong sáng, lành mạnh, tâm huyết với nghề nghiệp; được đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh và nhân dân tin yêu, kính trọng.

Luôn học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tích cực tham gia cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “Xây dựng môi trường học tập thân thiện”, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Các khoản thu của thôn luôn luôn đóng góp đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương nơi cư trú, gia đình đã hoàn thành các khoản đóng góp với địa phương trong năm 20….

Luôn động viên quần chúng thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức

– Luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, Nghị quyết, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, của nhà trường, của ngành giáo dục. Luôn thực hiện phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”.

– Nhận thức và vận dụng đúng đắn chủ trương, Nghị quyết của chi bộ, chính sách, Pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. Luôn luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao.

– Có tinh thần đấu tranh bảo vệ cương lĩnh, điều lệ, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

– Luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên tham dự các cuộc tập huấn của nhà trường, của ngành tổ chức, đồng thời luôn có ý kiến để xây dựng, rút kinh nghiệm và bàn bạc đưa ra phương hướng phát triển giáo dục ở địa phương ngày một đi lên.

– Thực hiện tốt những việc cán bộ, viên chức không được làm theo quy định trong pháp lệnh cán bộ công chức, viên chức.

– Chấp hành tốt các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực.

– Có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong đơn vị công tác.

Tự nhận xét những ưu, khuyết điểm:

Ưu điểm:

– Luôn cố gắng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp.

– Nhiệt tình trong công việc

Khuyết điểm

– Tính hay nóng nảy.

– Công tác phê và tự phê chưa cao.

Nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm

……………………………………………………………………………………………….……………………………

…………………………………………………………………………………………………….………………………

Cá nhân tự phân loại theo kết quả đánh giá: Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Người tự đánh giá

II. ĐÁNH GIÁ CỦA TẬP THỂ VÀ THỦ TRƯỞNG NƠI VIÊN CHỨC LÀM VIỆC

1. Ý kiến của tập thể

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

2. Nhận xét của Thủ trưởng nơi viên chức làm việc

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

3. Đánh giá chiều hướng và khả năng phát triển

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

4. Kết luận phân loại của tập thể đơn vị:…………………….……………………………………..

………, ngày…. tháng…. năm ………

Thủ trưởng nơi viên chức làm việc

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

7. Mẫu phiếu đánh giá phân loại viên chức

Nội dung cơ bản của mẫu phiếu đánh giá phân loại viên chức như sau:

PHÒNG GD&ĐT …………
TRƯỜNG ……………………….
——-CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC

Năm ………….

Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………….

Chức danh nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………..

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………….

Hạng chức danh nghề nghiệp: …………………. Bậc: ……………….. Hệ số lương: …………

I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA VIÊN CHỨC:

1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết:

Hoàn thành tốt chương trình môn Âm nhạc tiểu học, giúp học sinh hoàn thành kiến thức bộ môn đạt 100% số lượng học sinh.

2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp:

– Luôn giữ gìn đạo đức và lối sống trong sáng lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện tốt các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm

– Có tính kỷ luật và ý thức kỷ luật cao trong công việc, chấp hành tốt nội quy, quy chế của trường, của ngành; không vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

3. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức:

  • Có tinh thần đoàn kết trong nội bộ, ý thức tự giác cao trong công tác, trong quan hệ với đồng nghiệp cởi mở, chan hòa, hòa nhã với mọi người xung quanh.
  • Luôn nêu cao tinh thần trung thực chống việc chạy theo kiểu hình thức, đối phó, thiếu trách nhiệm và nêu cao tính kỷ luật trước đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh.
  • Có thái độ hoà nhã, khiêm tốn, chân tình, thẳn thắng với phụ huynh, với nhân dân khi giao tiếp công việc.
  • Biết lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, của đồng nghiệp và học sinh để hành động đúng trong cách ứng xử và giao tiếp công việc.
  • Giải thích cặn kẽ, thuyết phục những điều đồng nghiệp, nhân dân, phụ huynh và học sinh hỏi hay thắc mắc.

4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức:

Bản thân cùng gia đình luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với địa phương, tham gia đầy đủ các tiêu chí quy đinh của địa phương như: thuế nhà đất, an ninh quốc phòng, phí ánh sáng đèn đường, phí giao thông đường bộ với mô tô,…

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ

5. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

6. Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA VIÊN CHỨC

1. Đánh giá ưu, nhược điểm:

Bản thân luôn nghiên cứu, học hỏi để nâng dần trình độ phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ đối với môn học mình phụ trách cũng như môn học mình yêu thích dù bản thân không trực tiếp giảng dạy.

Tính xã hội thì bản thân có tạo hai địa chỉ mạng để giới thiệu về kiến thức liên quan cũng như về kinh nghiệm giảng dạy.

Bản thân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công giảng dạy, hồ sơ sổ sách.

2. Phân loại đánh giá:

(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ)

…………………………………………………………………………………………………………………

……….., ngày….tháng….năm….Viên chức tự đánh giá
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ VIÊN CHỨC

1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi viên chức công tác:

…………………………………………………………………………………………………………….

2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản lý viên chức:

…………………………………………………………………………………………………………….

………….., ngày…tháng….năm…Thủ trưởng trực tiếp đánh giá
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN

1. Nhận xét ưu, nhược điểm: ………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………….

2. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức:

(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ)

……………………………………………………………………………………………………………….

…………., ngày….tháng….năm…Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

8. Phiếu đánh giá, phân loại viên chức thường dùng

PHÒNG GD&ĐT……….

TRƯỜNG……………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC

Năm ……………….

Họ và tên:…………………………………………………………………………………………………………………

Chức danh nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………………………………….

Hạng chức danh nghề nghiệp: ……………………..; Bậc: …………; Hệ số lương: …………………….

I. tự đánh giá kết quả công tác, tu dưỡng, rèn luyện CỦA VIÊN CHỨC:

1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết:

Thực hiện đúng giờ giấc, luôn hoàn thành tốt hồ sơ sổ sách cá nhân và giao nộp đúng quy định của tổ, của nhà trường.

Bản thân luôn hoàn thành mọi công việc được giao. Tham gia tốt các phong trào của nhà trường như: tham gia các phong trào ngày lễ tết được nhà trường tổ chức và các phong trào khác của nhà trường đề ra.

2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp:

Trung thực, khách quan trong công tác, tuân thủ các kỷ cương,yêu thương và có trách nhiệm với học sinh.

Tác phong làm việc khoa học,đúng giờ thể hiện tinh thần phê và tự phê, luôn quan tâm và giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ.

3. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức:

Có tinh thần phối hợp, hợp tác tốt trong công việc đối với đồng nghiệp để cùng nhau hoàn thành tốt các công việc do BGH nhà trường đã giao.

Đối với nghề, Luôn tâm huyết với nghề, và có trách nhiệm trong công việc của mình.

4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức:

Có tinh thần học tập nâng cao trình độ,chuyên môn nghiệp vụ của bản thân,và học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đi trước.

Luôn chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Thực hiện tốt nhưng quy định nơi mình cư trú và nơi công tác.

Có tổ chức kỷ luật cao trong công tác, nghiêm túc thực hiện nội quy cơ quan.

II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA VIÊN CHỨC:

1.Đánh giá ưu, nhược điểm:

Ưu điểm

Tôi luôn chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, không vi phạm pháp luật, không mắc tệ nạn xã hội,có tinh thần đoàn kết,sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Chấp hành tốt quy định về đạo đức nghê nghiệp,có phẩm chất đạo đức trong sáng giản dị, có thái độ hòa nhã,khiêm tốn với nhân đân khi giao tiếp trong công việc và lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân. Ngoài ra tôi thực hiện đóng góp đầy đủ các loại quỹ và các nghĩa vụ khác của viên chức.

Có nâng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đảm bảo được những nhiệm vụ công việc được cấp trên giao phó.

không vi phạm về nhân cách danh dự, nhân phẩm làm ảnh hưởng xấu đến ngành, đơn vị nơi công tác.

Nhược điểm:

Trong công việc chưa mạnh dạn tham mưa đề xuất cho lãnh đạo

2. Phân loại đánh giá:………………………………………………………………………………………………….

(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ)

Ngày…….tháng…….năm 20…….
Viên chức tự đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)

III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ:

1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi viên chức công tác:

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

2. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức:

(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ)

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày…….tháng…….năm 20…….
HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

9. Cách soạn phiếu đánh giá viên chức

Mẫu phiếu đánh giá phân loại viên chức hiện tại được quy định theo mẫu số 3 đính kèm theo nghị định số 90/2020/NĐ-CP. Theo đó, trong nội dung của phiếu đánh giá phân loại viên chức vẫn cần có đầy đủ những thông tin cần thiết như sau:

– Phòng giáo dục và đào tạo? tên trường?

– Tên tiêu đề: Phiếu đánh giá và phân loại viên chức

– Năm học?

– Thông tin của người viết phiếu đánh giá này bao gồm: họ tên, chức vụ/ vị trí hiện tại, chức danh, đơn vị nơi công tác, hạng về chức danh nghề nghiệp (hạng, bậc, hệ số lương)

– Nội dung đánh giá:

Tự đánh giá về kết quả tu dưỡng, rèn luyện, công tác của viên chức

+ Kết quả thực hiện về công việc, trách nhiệm của giáo viên (chất lượng)

+ Thực hiện về các quy định trong đạo đức nghề nghiệp

+ Tinh thần trách nhiệm, hợp tác đồng nghiệp, thái độ phục vụ với nhân dân, thực hiện các quy tắc ứng xử

+ Thực hiện nghĩa vụ khác

Tự đánh giá và phân loại

+ Ưu và nhược điểm của bản thân

+ Tự phân loại: hoàn thành tốt nhiệm vụ/ hoàn thành nhiệm vụ/ ….

+ Ngày tháng năm viết phiếu đánh giá phân loại viên chức

+ Viên chức tự đánh giá (ký, ghi rõ họ và tên)

Ý kiến của tổ chuyên môn trong đơn vị

+ Ý kiến nơi viên chức công tác của tập thể

+ Nhận xét tổ trưởng chuyên môn

+ Ngày tháng năm ghi phiếu đánh giá phân loại viên chức

+ Tổ trưởng chuyên môn (ký, ghi rõ họ và tên)

Kết quả đánh giá và phân loại viên chức từ hiệu trưởng

+ Ưu và nhược điểm

+ Kết quả đánh giá và phân loại viên chức từ

+ Ngày tháng năm ghi phiếu đánh giá phân loại viên chức

+ Hiệu trưởng (ký, ghi rõ họ và tên)

Lưu ý:

Cuối năm, các Đảng viên thường sẽ phải viết bản kiểm điểm, tổng kết quá trình hoạt động của mình trong 1 năm. Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên cũng rất đơn giản, dựa theo mẫu bản kiểm điểm đảng viên chúng tôi cung cấp. Mời các bạn tham khảo và tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2023 của chúng tôi để tự viết cho mình một bản kiểm điểm theo đúng yêu cầu của tổ chức.

10. Bốn mức đánh giá, xếp loại viên chức

Theo Điều 42 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 12 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019, hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được xếp loại chất lượng như sau:

– Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

– Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

– Hoàn thành nhiệm vụ;

– Không hoàn thành nhiệm vụ.

Trong đó, các tiêu chí cụ thể để làm căn cứ đánh giá viên chức theo 04 mức độ như trên gồm:

– Mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao;

– Tiêu chí về việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách (chỉ áp dụng với viên chức lãnh đạo);

– Tiêu chí về mức độ hoàn thành của đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp.

Trên đây là Mẫu phiếu đánh giá phân loại viên chức 2023 cùng hướng dẫn cách viết chi tiết, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc hoàn thiện nhanh chóng phiếu đánh giá phân loại viên chức cuối năm theo đúng chuẩn quy định. Các bạn tham khảo, tải mẫu để chỉnh sửa cho phù hợp với thông tin bản thân khi soạn phiếu đánh giá phân loại viên chức đúng chuẩn nhé.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.