Play-to-Earn là gì? Top game kiếm tiền điện tử hot nhất năm 2021 –

Play-to-Earn là một hình thức “chơi game kiếm tiền” đang kinh doanh thịnh hành và “chiếm sóng” trong ngành công nghiệp game DeFi. Nếu như trước đây, các game thủ chơi để giải trí và “giết thời gian” thì nay, họ có thể vừa chơi vừa kiếm tiền hiệu quả.

 Vậy cụ thể, Play-to-Earn là gì? Lịch sử hình thành mô hình chơi game này diễn ra như thế nào? Chúng tác động ra sao tới ngành công nghiệp game online? Và đâu là top game Play-to-Earn giúp kiếm tiền nhanh nhất hiện nay? Chỉ cần 5 phút đọc bài dưới đây, bạn sẽ tìm được câu trả lời.

1. Ngành công nghiệp tiền điện tử nhận ra tiềm năng của game online

Theo ước tính trên trang Statista , dự kiến thị trường game toàn cầu sẽ đạt tới 268 tỷ USD vào năm 2025. Chơi game không chỉ đơn thuần là hành động vô bổ. Mà chúng dần trở thành một nghề nghiệp thực thụ và được nhiều quốc gia khuyến khích theo đuổi.

Như mọi ngành khác, game online cũng trải qua nhiều trend và nhiều sự thay đổi trong những năm qua. Từ game bắn súng một người chơi (FPS) cho tới đến game đấu trường trực tuyến nhiều người chơi (MOBA). Và theo thời gian, danh sách các loại game dần được bổ sung và không ngừng tăng lên.

Hiện tại, ngành công nghiệp tiền điện tử đã nhận ra tiềm năng của game online cũng như tác động mạnh mẽ của nó trên blockchain. Đặc biệt, khi các token không thể thay thế (NFT) bùng nổ thì game online càng được chú ý hơn bao giờ hết. Bởi các nhà phát triển hiểu rằng: từ đây, họ có thể biến giá trị vô hình trong hệ sinh thái trò chơi thành hữu hình (người chơi game được thưởng bằng tiền). Đây sẽ là đòn bẩy để tiếp thêm động lực cho các game thủ.

Thời gian gần đây, các mô hình chơi game kiếm tiền điện tử đã lần lượt ra đời và bắt đầu phát triển với tốc độ chóng mặt.

Và trước khi khám phá các trò chơi kiếm tiền phổ biến, chúng ta cần nắm rõ quá trình hình thành mô hình Play-to-Earn nhé!

2. Quá trình hình thành mô hình PlaytoEarn

2.1 Các cột mốc lịch sử của game online

Hiện nay, các loại game online truyền thống đang được chơi với cấp độ cạnh tranh rất cao. Một trong những trò chơi đầu tiên thúc đẩy các cuộc thi đấu game online ra đời và được hợp pháp hóa là Liên minh Huyền thoại và Giải Vô địch Thế giới LoL 2015 quy mô lớn.

Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta được chứng kiến một cuộc thi chơi game diễn ra tại Wembley Arena. Và đội chiến thắng đã nhận được phần thưởng “cực khủng” lên tới 1 triệu USD.

Ngày nay, hàng triệu người trên khắp thế giới đang cùng nhau tham gia nhiều loại game nổi tiếng như: World of Warcraft, New World, League of Legends, CS: Global Offensive, Final Fantasy, v.v. Họ cùng nhau chơi game, cùng nhau tạo ra các cộng đồng, cùng tương tác với nhau. Họ còn thành lập nhóm để hợp sức chinh phục các cấp độ cao hơn trong game. Từ đây, họ đã tạo ra một hệ sinh thái mới. Ở đó, tất cả mọi người hòa mình vào thế giới ảo. Và khái niệm “metaverse”  đã ra đời.

2.2 Metaverse là gì? Metaverse “mở đường” cho Play-to-Earn như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản, Metaverse là một thế giới ảo, một vùng đất đặc biệt. Tất cả thế giới trong game đều hiện diện một cách chân thực, sống động. Và Ở đó, mọi người có thể để cho lý trí và tâm hồn “sống trong thế giới ảo”.

Hãy tưởng tượng, khi bước chân vào thế giới metaverse, bạn đã bước vào một thế giới có thể thực hiện được mọi thứ (theo thiết kế của game). Ở thế giới ấy, mọi người được kết nối với nhau, được chơi, gặp gỡ và làm bất cứ điều gì họ muốn bằng cách dùng tai nghe, thiết bị  AR (thiết bị thực tế ảo) và các công nghệ thông minh khác.

Khi thế giới đang chuyển mình theo hướng kỹ thuật số, con người càng dùng điện thoại và các thiết bị điện tử để tương tác nhiều hơn thì công nghệ thực tế ào càng có điều kiện phát triển. Và mô hình chơi game kiếm tiền cũng ra đời.

Trong lúc chơi game, mọi người có cơ hội tạo ra giá trị, các phần thưởng. Bạn có thể sử dụng chúng để mua các đồ vật phục vụ cho cho hoạt động của mình trong thế giới ảo. Ví dụ: mua vật phẩm, mua vũ khí… Chính điều này là cơ sở để ngành công nghiệp tiền điện tử đặt ra mô hình Play-to-Earn.

2.3. Play-to-Earn là gì?

Đúng như tên gọi của mình, Play-to-Earn có nghĩa là chơi để kiếm tiền. Tuy nhiên, thay vì kiếm tiền để phục vụ các hoạt động trong thế giới ảo, người chơi sẽ nhận được tiền điện tử. Và đồng tiền này có thể rút về ví để sử dụng.

Play-to-Earn đã kết hợp hai hoạt động thiết yếu của con người. Đó là hoạt động: kiếm tiền và giải trí. Ý tưởng chính của  Play-to-Earn là thưởng cho người chơi vì họ đã bỏ thời gian và nỗ lực cho trò chơi.

Thành phần quan trọng nhất trong mô hình này là cung cấp cho người chơi quyền sở hữu đối với nhân vật trong game và cho phép họ gia tăng giá trị của nhân vật này bằng cách chủ động tham gia trò chơi. Khi vượt qua các thử thách trong game, bạn sẽ nhận được phần thưởng. Phần thưởng này có thể là các vật phẩm (có cả vật phẩm khan hiếm) hoặc một đồng tiền điện tử nhất định. Và vì bạn nắm quyền sở hữu nhân vật, sở hữu phần thưởng nên bạn hoàn toàn có quyền bán/chuyển nhượng nhân vật này để kiếm tiền thông qua các mã thông báo không thể thay thế (NFT).

3. Game Play-to-Earn có được chơi miễn phí không?

Rất nhiều người băn khoăn không biết liệu trò chơi Play-to-Earn có miễn phí hay không? Câu trả lời là mỗi nhà phát triển game đều có hướng đi riêng của mình. Một số trò chơi hoàn toàn miễn phí. Và một số trò chơi yêu cầu người chơi phải bỏ một khoản phí để tham gia.

Dù là miễn phí hay có phí thì bạn cần nhìn thẳng vào một sự thật rằng: việc phát triển một trò chơi điện tử rất tốn kém. Không ai bỗng dưng bỏ ra một số vốn lớn để xây dựng trò chơi. Mà mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp này đều sẽ có chiến lược thu lãi từ nó.

Với những trò chơi buộc phải “bỏ tiền để tham gia’, hầu hết các game thủ đều sẵn sàng chi. Bởi họ coi đó là một khoản đầu tư có lãi. Khi nhận được nhận được phần thưởng trong game, họ có thể bán để thu lợi nhuận.

Và với các trò chơi Play-to-Earn miễn phí, nếu chơi một thời gian đủ lâu, bạn sẽ thấy chúng hoàn toàn không miễn phí như chúng ta tưởng. Bởi khi chơi đến một mức giới hạn nhất định, bạn sẽ buộc phải nạp tiền để mở khóa các tính năng nâng cao.

4. Các game Play-to-Earn hot nhất năm 2021

5.1 Axie Infinity

Cách thức chơi game Axie Infinity

Axie Infinity là trò chơi kiếm tiền phổ biến nhất trong thế giới tiền điện tử. Đây là game được lấy cảm hứng các trò chơi nổi tiếng như Pokémon và Tamagotchi.

Khi bước vào Axie Infinity, người chơi có thể thu thập, lai tạo, nuôi dưỡng, chiến đấu… để tăng cấp độ và tạo ra các sinh vật ảo. Hiện tại, trong Axie Infinity có 500 loài sinh vật ảo. Chúng bao gồm bò sát, thực vật, bọ chim, thú, thủy sinh…Các loài này được phân chia theo 4 cấp độ: phổ biến, hiếm, cực hiếm và huyền thoại. Bạn có thể buôn bán các sinh vật ảo dựa trên các token gọi là Axie. (Sinh vật càng hiếm thì giá bán càng cao).

Mỗi Axie đều là một token không thể thay thế (NFT) và chúng có thuộc tính cùng sức mạnh khác nhau. Khi tham gia, game thủ sẽ nỗ lực để nâng cấp Axie của mình. Và khi chinh phục được cấp độ mới, bạn có thể bán chúng để lấy tiền điện tử.

Các loại tiền điện tử trong game Axie Infinity

Tiền điện tử gốc của giao thức này là Axie Infinity Shards (ký hiệu là AXS). Nó được sử dụng để tham gia vào việc quản lý trò chơi. AXS cũng có thể được dùng để đặt cược. Để xem thêm về cách đặt cược AXS, bạn có thể đọc phiên bản tiếng anh tại đây!

Bên cạnh đó, khi tham gia trò chơi Axie Infinity, bạn cũng có thể kiếm thêm một loại tiền khác là Small Love Potion (SLP). Đó là token ERC-20 và nó được sử dụng để làm vốn, mua giống nuôi các Axie mới. Chi phí để chăn nuôi Axie đầu tiên bạn phải bỏ ra là 100 SLP. Sau đó, khi mua Axie thứ hai, bạn sẽ tốn 200 SLP. Bạn sẽ mất 300 SLP cho con thứ ba, 500 SLP cho con thứ tư, v.v., Đến khi mua Axie thứ 6 để chăn nuôi, bạn sẽ tốn 1.300 SLP. Và bạn không thể nuôi nhiều hơn 7 con Axie.

Người chơi có thể tăng tiền SLP nhận được trong suốt trò chơi. Hiện tại, cả AXS và SLP đều được giao dịch trên sàn Binance.

Như vậy, thu nhập của game thủ sẽ thay đổi dựa trên giá SLP tại thời điểm bán. Bạn có thể lựa chọn bán chúng ngay sau khi kiếm được. Hoặc giữ lại chờ giá tăng rồi mới bán ra để nâng cao thu nhập của mình.

5.2 Decentraland

Hiểu về bản chất của game Decentraland

Decentraland là một trò chơi rất nổi tiếng được tạo ra bởi Ariel Meilich và Esteban Ordano. Dự án này được khởi động vào năm 2017 thông qua một ICO và đã huy động được 24 triệu USD.

Trò chơi Decentraland giúp bạn kiếm tiền trong lúc giải tríTrò chơi Decentraland giúp bạn kiếm tiền trong lúc giải trí

Về cơ bản, Decentraland là một thế giới ảo – một vũ trụ song song đang chạy trên Ethereum. Người chơi có thể tạo, trải nghiệm và kiếm tiền từ game. Bạn có thể mua các lô đất trên game. Sau đó xây dựng các tài nguyên trên mảnh đất đó. Và chính mảnh đất này sẽ giúp bạn kiếm tiền.

Hiện tại, người chơi đã tạo ra rất nhiều điều thú vị trong Decentraland. Và một số người đã nhận thấy rất nhiều tiềm năng trong trò chơi thực tế ảo này. Đơn cử, hồi tháng 6, Reuters đưa tin rằng: một ai đó đã mua một mảnh đất ảo với giá hơn 900.000 USD.

Các đồng tiền được sử dụng trong Decentraland

Tiền điện tử gốc của Decentraland là MANA. Bên cạnh đó còn có LAND. MANA là một token ERC-20 và nó có thể được đốt cháy để tạo ra token LAND ERC-721 không thể thay thế. Token MANA được dùng để thanh toán, mua tên mới, mua hình đại diện và những thứ khác có sẵn trong game Decentraland.

5.3 The Sandbox

Hiểu sơ lược về game The Sandbox

Sandbox là một thế giới ảo dựa trên blockchain. Đây cũng là một game Play-to-Earn đang được nhiều người sử dụng nhất.

Game The Sandbox đang là một trong những loại game Play-to-Earn nổi tiếng nhất hiện nayGame The Sandbox đang là một trong những loại game Play-to-Earn nổi tiếng nhất hiện nay

Theo báo cáo công khai của Sanbox, nhiệm vụ chính của họ là đưa công nghệ blockchain vào thế giới trò chơi một cách thành công.

Sandbox có sự kết hợp giữa các nguồn lực của tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) và NFT để tạo ra một cộng đồng game rộng lớn trên nền tảng kỹ thuật số. Dựa trên blockchain của Sandbox, người chơi có thể xây dựng, tạo, mua và bán các tài sản kỹ thuật số khác nhau trong trò chơi.

Các loại tiền trong game The Sandbox

Giống như Decentraland – Sandbox có hai token khác nhau. Trong đó, token SAND dựa trên giao thức ERC-20 và có nguồn cung hữu hạn là 3 tỷ token. Token còn lại là LAND (một loại token không thể thay thế) và chỉ có 166.464 token. LAND được dùng để tổ chức trò chơi, tạo nhà ở,…

Kết luận

Rất nhiều ý kiến cho rằng: Gmame blockchain là tương lai của ngành công nghiệp game online. Sự ra đời, hình thành và phát triển chóng mặt của các loại game blockchain hiện nay chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho điều đó.

Bên cạnh đó, Play-to-Earn – chơi để kiếm tiền đang dần trở thành một mô hình kinh doanh khả thi. Mô hình này cho phép cả nhà phát triển trò chơi và người chơi kiếm tiền bằng các hoạt động giải trí. Nói cách khác, họ có thể vừa chơi vừa tạo ra khoản thu nhập cho mình.

Ngoài ra, thế giới đang ngày càng phát triển theo hướng số hóa. Đặc biệt là trong đại dịch COVID-19, khi nhiều người phải ở nhà làm việc online, tương tác xã hội online thì việc phát triển các loại game blockchain có ứng dụng mô hình kiếm tiền Play-to-Earn càng có cơ hội phát triển. Từ đây, chúng ta hoàn toàn có quyền tin rằng: tương lai thực sự là thế giới kỹ thuật số.

Nguồn: Bài viết của tác giả George Georgiev