Quá trình thành lập Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Tân Bình

Quá trình thành lập Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Tân Bình

trangchu:;top:;bottom:;trai:;phai:;TrangDanhMuc:;TrangChiTiet:;Canonical:;SiteMap:;-cauhinhseo-

TRUNG TÂM VĂN HÓA – THỂ THAO QUẬN TÂN BÌNH:

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Từ năm 1975 đến năm 2017

I. Mốc thời gian:

Ba mươi năm, sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất tổ quốc, Quận Tân Bình được thành lập trên cơ sở diện tích hành chính xã của Tân Bình, thuộc tỉnh Gia Định cũ là Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa và Tân Phú với diện tích 38,32 km2 và 280.642 người, nằm ở vùng cửa ngõ Tây Bắc nội đô Thành phố Hồ Chí Minh – có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chiếm 13,98 km2. Đến tháng 12/2003 thực hiện nghị định 130/2003/NĐ-CP ngày 5/11/2003 của chính phủ thành lập quận Tân Phú trên cơ sở tách từ Quận Tân Bình. Từ đó, Tân Bình hiện nay có diện tích 22,38 km2; dân số 430.559 người. Hoạt động văn hóa thông tin – thể dục thể thao đã gắn liền với cuộc sống xã hội như một nhu cầu không thể thiếu trong sinh hạot con người và cả cộng đồng. Chính vì vậy, ngay sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đồng hành với những nhiệm vụ củng cố, xây dựng chính quyền cách mạng, cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy của Đảng và nhà nước, những hoạt động văn hóa thông tin – thể dục thể thao đã tích cực góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của Quận và Thành phố. Từ những bộ môn thể thao truyền thống mang tính phổ biến như võ thuật, xe đạp, cầu lông, bóng bàn … trên địa bàn còn tiềm ẩn trong thời kỳ quân quản đã bắt đầu khởi động và hòa nhập từ đội tuyên truyền xung kích, những buổi biểu diễn văn nghệ, chiếu phim lưu động trong hoạt động văn hóa thông tin, việc thành lập đội môtô – xe đạp, thi đấu võ thuật của Tân Bình ở cúôci thập kỷ 70 đến nay, phong trào văn hóa văn nghệ – thể dục thể thao đã lan tỏa, phủ kín các địa bàn dân cư và có sự cuốn hút mọi người tham gia sáng tạo, rèn luyện và nâgn cao thể chất, tâm hồn, năng lực để vươn tới chinh phục tầm cao trong các lĩnh vực. Đồng thời tạo môi trường, sân chơi lành mạnh cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ sinh hoạt để xa lánh các tệ nạn xã hội. Văn hóa trong thể thao và thể thao trong văn hóa là mục đích hoàn thiện các hoạt động và sinh hoạt xã hội.

II. Sự hình thành và phát triển:

1. Hệ thống tổ chức ngành:

a. Những năm đầu Thành phố mới được giải phóng sau thời gian quân quản (5/1975 – 7/1975), UBND Cách mạng (07/1975 – 05/1977), công tác quản lý hoạt động TDTT còn thả nổi. Đến tháng 05/1977, phòng TDTT được hình thành do Quận Đoàn quản lý và tổ chức hoạt động tháng 06/1979. Thực hiện đề án phân cấp quản lý và mô hình tổ chức phân cấp quận, huyện của Thành phố, phòng TDTT do Quận Đoàn quản lý trước đây được sát nhập với Ban Y tế thành Ban Y tế – TDTT.

Đến tháng 6/1981, UBND Quận Tân Bình ra Quyết định số 581/QĐ-UB tách tổ TDTT từ Ban Y tế – TDTT để thành lập Phòng TDTT quận Tân Bình. Đến tháng 01/1991 khi quận thực hiện quyết định số 90/QĐ-UB của UBND Thành phố sắp xếp bộ máy tinh gọn từ 22 phòng ban trực thuộc UBND quận còn 14 phòng ban chuyên môn. Phòng TDTT được sát nhập với phòng VHTT thành phòng VHTT – TDTT.

Ngày 11/6/1993 UBND Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 890/QĐ-UB thành lập Trung Tâm Văn hóa – Thể thao quận Tân Bình nhưng do cơ sở vật chất của Trung tâm chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, hạng mục nào hoàn thành thì đưa vào hoạt động. Đến ngày 09/9/1996, UBND Quận Tân Bình có Quyết định số 127/QĐ-UB chuyển giao sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao, Nhà văn hóa cho Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận quản lý và tổ chức hoạt động chuyên sâu, xây dựng, định hướng phát triển sự nghiệp văn hóa và thể thao đỉnh cao. Từ đó, Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Tân Bình chính thức đi vào hoạt động chuyên môn, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Quận ủy – UBND quận, chỉ đạo về chuyên môn là hai Sở: Sở VHTT và Sở TDTT (bây giờ là Sở Văn hóa và Thể thao).

Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Tân Bình được giao quyền tự chủ tài chánh đối với đơn vị sự nghiệp có thu, đảm bảo một phần chi phí cho Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận về cơ sở vật chất, phục vụ chuyên môn gồm: quần thể trung tâm có nhà thi đấu, hồ bơi, 02 sân quần vợt đủ tiêu chuẩn quốc gia; các đơn vị trực thuộc như: Câu lạc bộ TDTT Bàu Cát (bóng chuyền trong nhà, bóng chuyền bãi biển, quần vợt, cử tạ), Câu lạc bộ văn hóa – TDTT Cách mạng tháng tám (hồ bơi và hoạt động văn hóa văn nghệ), Câu lạc bộ TDTT 2/9 (quần vợt, bóng rổ, cử tạ, bida), Câu lạc bộ bóng bàn, Câu lạc bộ bơi lội Lý Thường Kiệt (hồ bơi, cử tạ) và 01 thư viện với hơn 50.000 đầu sách.

Đặc biệt vào năm 2001, Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Tân Bình được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3.

Quá trình thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận Tân Bình

Toàn cảnh Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Tân Bình (năm 2017)

b. Tổ chức bộ máy:

* Phòng TDTT quận Tân Bình:

+ Cấp trưởng:

  • Ông Nguyễn Văn Ngọc (05/1977 – 05/1978)

  • Ông Nguyễn Văn Ngoãn (05/1978 – 04/1989)

  • Ông Lưu Văn Triêm (04/1989 – 10/1992)

+ Cấp phó:

  • Ông Lưu Văn Triêm (07/1987 – 04/1989)

  • Ông Phạm Ngọc Sơn (08/1988 – 01/1991)

  • Ông Lê Quang Minh (04/1989 – 01/1991)

* Phòng VHTT-TDTT quận Tân Bình:

+ Cấp trưởng:

  • Ông Bùi Đức Tráng (10/1992 – 07/1995)

  • Ông Võ Công Anh (07/1995 – 07/1996)

+ Cấp phó:

  • Ông Phạm Ngọc Sơn (01/1991 – 07/1996)

  • Ông Lê Quang Minh (01/1991 – 04/1992)

* Trung Tâm VH-TT Tân Bình:

+ Cấp trưởng :

  • Ông Võ Công Anh (07/1996 – 10/2003)

  • Ông Phạm Ngọc Sơn (10/2003 – 02/2016)

  • Ông Huỳnh Văn Minh (08/2016 – 10/2018)

  • Ông Nguyễn Hồng Phúc (9/2019 – nay)

+ Cấp phó:

  • Ông Phạm Ngọc Sơn (07/1996 – 10/2003)

  • Ông Võ Xuân Tâm (03/2000 – 12/2013)

  • Bà Nguyễn Thị Liên (11/2004 – 2015)

  • Ông Phạm Văn Lang (12/2013 – 07/2017)

  • Bà Bùi Thị Hải Hà (04/2016 – 6/2019)

  • Ông Nguyễn Hồng Phúc (12/2013 – 9/2019)

  • Ông Lê Minh Anh (6/2019 – nay)

  • Ông Du Hữu Nhân (6/2020 – nay)

——————————–