Quản lý cấu hình – Bài giảng quản lý dự án phần mềm – 123docz.net

Trong quá trình kiểm soát những thay đổi của hệ thống phần mềm, việc quản lý cấu hình đóng một
vai trò khá quan trọng, nhằm đảm bảo cho hệ thống được cập nhật và thực hiện một cách chính
xác và khoa học. Đối với những dự án nhỏ, giám đốc dự án thường không quan tâm đến việc quản
lý cấu hình vì tác dụng của nó đối với hiệu quả và chất lượng của dự án không rõ ràng. Nhưng với
những dự án có quy mô lớn, việc quản lý cấu hình là rất cần thiết. Vậy quản lý cấu hình là gì và
ảnh hưởng của nó tới dự án như thế nào, ta sẽ xét dưới đây.

Định nghĩa kim soát cu hình

Là một chức năng hỗ trợ cho việc quản lý dự án rất hiệu quả khi dự án có những sự thay đổi về
mã nguồn chương trình (việc này chắc chắn xảy ra nhất là trong giai đoạn viết mã nguồn cho hệ
thống, các thành viên cập nhật mã nguồn mới theo từng ngày, từng giờ…), khi có những thay đổi
về yêu cầu của khách hàng và thiết kế, khi có những phiên bản mới của chương trình phần mềm.
Vì vậy việc kiểm soát cấu hình rất thiết yếu cho các mục được phát triển như mã nguồn hay những
tài liệu của dự án.

Mt s các thut ng dùng khi kim soát cu hình

– Các đầu mục kiểm soát cấu hình phần mềm (kí hiệu là SCCI): tất cả các mục liên quan tới
mã nguồn được xây dựng, tài liệu phát triển dự án và lược đồ, v.v…

– Kiểm soát những thay đổi là quá trình kiểm soát những thay đổi liên quan tới bản đề xuất,
tài liêu đánh giá, quyết định thông qua, tài liệu về lập lịch dự án, về cài đặt hệ thống phần
mềm và tài liệu kiểm soát những công việc của dự án

79

– Kiểm soát phiên bản phần mềm: dùng để quản lý các phiên bản phần mềm của dựán như
lưu các phiên bản tại các vị trí riêng biệt để tránh nhầm lẫn khi gửi sản phẩm cho khách
hàng cũng như cần viết tài liệu thể hiện sự khác nhau giữa những phiên bản phần mềm đó.
– Kiểm soát cấu hình là quá trình đánh giá, thông qua và không thông qua và quản lý sự thay

đổi của các đầu mục.

Ngoài ra việc quản lý cấu hình phần mềm còn liên quan tới việc đưa ra những nguyên tắc kỹ thuật
chính thức cho toàn bộđội dự án chẳng hạn như thống nhất với toàn đội cách thức đặt tên hàm,
tên thủ tục, chương trình hay thậm chí tên biến lúc viết chương trình, các vị trí lưu trữ các tệp dữ
liệu và thông tin quản lý dự án, hay phương thức và công cụ để xác định và quản lý các phần của
dự án phần mềm thông qua việc sử dụng chúng như thế nào.

Các công vic cn thiết của giám đốc d án qun lý cu hình

Để thực hiện việc quản lý cấu hình một cách hiệu quả, giám đốc dự án (hoặc nhân viên kiểm soát
cấu hình) cần phải thực hiện tốt một số công việc sau đây:

– Thiết lập quyền quản lý và phạm vi truy nhập vào hệ thống cho các thành viên của đội một
cách cẩn thận và rõ ràng, để tránh những lỗi về ghi đè và xóa những tài liệu quan trọng
không thuộc phạm vi của mình.

– Thiết lập các chuẩn kiểm soát, các thủ tục và hướng dẫn cần thiết (ví dụ những tài liệu về
yêu cầu dự án, kiểm thử, các công cụ cài đặt được để ở đâu trên máy chủ, cách lấy thông
tin về máy cá nhân và đưa thông tin từ máy cá nhân lên máy chủ thế nào…) cho toàn bộ
thành viên trong dự án.

– Yêu cầu cung cấp những công cụ và cơ sở hạ tầng thích hợp của hệ thống

– Bản kế hoạch quản lý cấu hình (thường là một phần của bản kế hoạch phát triển phần mềm)
phải được hoàn thành ngay trong giai đoạn lên kế hoạch của dự án.

Lưu ý là việc quản lý cấu hình của hệ thống rất quan trọng cho tất cảcác giai đoạn phát triển của
dự án từ những pha ban đầu như tìm hiểu yêu cầu của khách hàng đối với hệ thống cần xây dựng
đến pha cuối cùng là bảo trì bảo dưỡng hệ thống phần mềm đó.

Ni dung ca bn kế hoch qun lý cu hình có th bao gm nhng ni dung sau:

– Vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên trong đội dự án, bao gồm cả việc xác định ai
đóng vai trò là người kiểm soát cấu hình (CC- onfiguration controller), những ai đóng vai
trò là nhóm kiểm soát sự thay đổi (CCB- change control board). Thông thường với dự án
lớn thì cần một người chuyên trách để thực hiện các công việc kiểm soát cấu hình được gọi
là CC. Còn đối với dự án nhỏ hơn thì giám đốc dự án hoặc trưởng nhóm kỹ thuật có thể
kiêm luôn nhiệm vụ của CC. Thành viên của CCB thông thường bao gồm giám đốc dự án,
nhân viên lấy yêu cầu và nhân viên quản lý cấu hình, có thể có thêm quản lý cấp cao nữa…
– Các định nghĩa và các từ viết tắt được sử dụng trong bản kế hoạch quản lý cấu hình (nên

kẻ bảng gồm ba trường: từ viết tắt, định nghĩa, ghi chú để liệt kê cho đầy đủ)

80

– Định danh các mục cấu hình: liệt kê ra tất cả các mục cấu hình cần được kiểm soát bao
gồm ba loại chính là các tệp mã nguồn chương trình, các tệp tài liệu của dự án, các thiết bị
phần cứng và cơ sở hạ tầng (cho cả môi trường phát triển hệ thống và môi trường kiểm thử
cũng như các cơ sở hạ tầng phần cứng, phần mềm, hệ thống đường truyền kết nối mạng,…).
Trong nội dung định danh đó cần chỉ rõ xem nguồn gốc, người làm chủ, tiêu chí lưu trữ tại
các điểm chốt (baselines) và mức độ bảo mật ….

– Cách đặt tên theo chuẩn cho các định danh để mỗi khi có định danh mới được sinh ra trong
dự án, chúng sẽ được đặt tên theo cách thức đó để tiện cho việc kiểm soát

– Thư mục lưu trữ thường được phân một cách logic thuộc bốn khu vực kiểm soát
(Promotion Area):

o Khu vực dành cho phát triển hệ thống: nơi dành riêng để lưu trữ các mục của những
người sử dụng khác nhau

o Khu vực dành cho kiểm tra lại: nơi dành riêng để lưu các mục sẵn sang cho kiểm
tra lại (review)

o Khu vực dành cho kiểm thử hệ thống: nơi dành riêng để lưu trữ các tệp mã nguồn
đã được kiểm thử thành công qua quá trình kiểm thử đơn vị và kiểm tra mã

o Khu vực dành cho phân phối sản phẩm: nơi dành riêng cho việc lưu trữ các mục
sẵn sàng để phân phối và tất cả các phiên bản phân phối của các sản phẩm. Người
sử dụng có thể lấy được các phiên bản gần đây nhất để dùng từ khu vực này

o Khu vực dành cho sao lưu và cất giữ: nơi dành riêng cho việc sao lưu tất cả các
phiên bản phân phối của các mục cấu hình. Khu vực này được bảo vệ cho việc sao
lưu phiên bản mốc của dự án nơi mà các mục cấu hình không thể được thay đổi bởi
bất kể một thành viên nào.

– Cấu trúc thư mục của máy chủ lưu trữ và quyền truy nhập vào các thư mục đó (do nhân
viên quản lý cấu hình sẽ phân quyền cho tất cảthành viên trong đội dựán đểtránh trường
hợp xóa nhầm cũng như gây hỏng không đáng có trong quá trình thực hiện dự án). Cần mô
tả rõ tên và địa chỉ của máy chủ, tên thư mục chính, thư mục phụ, mục đích sử dụng của
thư mục đó, thư mục đó thuộc vào khu vực kiểm soát logic nào (5 khu vực trình bày cụ thể
ở trên) và quyền truy nhập cụ thể của từng thư mục con đó.

– Mô tả thủ tục lưu trữ các phiên bản chốt cho các mục cấu hình: thông thường mỗi loại mục
cấu hình (ví dụ loại các tệp mã nguồn chương trình hoặc loại sẽ có các thủ tục lưu trữ cụ
thểriêng biêt, trong đó mô tả rất rõ các mục cấu hình đó được chuyển từthư mục ở khu
vực nào sang khu vực nào khác

– Lịch lưu trữ phiên bản chốt cho các dự án: liệt kê thông tin của những phiên bản chốt từng
giai đoạn bao gồm tên, tiêu chí khi nào thì chốt (chứ không nên lưu thời gian cụ thể chốt
phiên bản) và người chịu trách nhiệm thực hiện việc này. Nhìn chung các phiên bản chốt
thường bao gồm ít nhất là có sau quá trình khởi tạo (sau khi đơn đặt hàng được phân phối
khoảng một tuần) được gọi là startup baseline và sau quá trình đóng gói sản phẩm (sau khi
sản phẩm được phân phối bản cuối thì tất cả các mục cấu hình được lưu trữ cất giữ trong

81

một thư mục lưu trữ riêng biệt). Tùy vào các dự án mà có thêm nhiều hay vài phiên bản
lưu trữ mốc nữa trong quá trình định nghĩa, thiết kế giải pháp, phát triển hệ thống và kiểm
thử…

– Quy tắc đánh phiên bản cho các mục cấu hình cho những thay đổi ở các mức khác nhau
(nhiều, ko nhiều, ít, rất ít,…). Vẫn nên phân ra các loại mục cấu hình để có các quy tắc
đánh phiên bản thích hợp ví dụ cho các tệp mã nguồn chương trình và tệp tài liệu là khác
nhau. Quy tắc nên viết cụ thể rõ ràng dễ hiểu .

– Thủ tục kiểm soát sự thay đổi trong quá trình làm dự án

– Các chiến lược sao lưu khôi phục cho dự án: cần nêu rõ các khu vực lưu trữ cần sao lưu và
nơi sẽ sao lưu, kiểu sao lưu (đầy đủ hay một phần) và tần suất sao lưu (hàng tuần hay tuần
hai lần, …), người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này.

– Các luật quản lý cấu hình khác như quản lý cho mượn và thu hồi tài sản phần cứng (ví dụ
máy điện thoại để chạy những kiểm thử hệ thống, các thiết bị cần thiết để chạy hệ thống…)
Bài tập về nhà:

– Đọc chương về quản lý tài nguyên con người trong sách PMBook

– Liệt kê 10 rủi ro có thứ hạng cao nhất cho dự án trong bài tập lớn của nhóm
– Đọc phần giá trị thu được (earned value) trong sách

82

CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN CON NGƯỜI

Nội dung chương bao gồm bao gồm 3 phần:

1- Các vị trí trong nhóm thực hiện dự án
2- Cấu trúc của nhóm dự án

3- Phát triển nhóm làm việc cho dự án
4- Phương pháp lãnh đạo