Quản lý nhà cung cấp là gì? Quy trình quản lý nhà cung cấp chi tiết – GoSELL

    Nhà cung cấp được xem là đối tượng cần được quan tâm và chú trọng đối với mỗi doanh nghiệp hay cửa hàng trong suốt quá trình kinh doanh. Khi xây dựng quy trình quản lý đơn vị cung cấp hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ổn định.

    Vậy quản lý nhà cung cấp là gì và quy trình quản lý chi tiết như thế nào? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay sau đây nhé!

    Quản lý nhà cung cấp (nhà cung ứng) là công việc vô cùng cần thiết và quan trọng. Là hành động mà các doanh nghiệp sẽ kiểm soát, phân loại, theo dõi thông tin của từng đơn vị cung cấp để xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có hướng phát triển đúng đắn và tiến hành hoạt động kinh doanh đảm bảo được thuận lợi và ổn định.

    Nhà cung ứng chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh và tăng trưởng của doanh nghiệp. Không chỉ cung cấp những sản phẩm, nguyên vật liệu chất lượng với chi phí hợp lý, mà còn giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.

    Là một nhân tố quan trọng trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nên đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng quy trình quản lý khoa học và đúng cách. Để phát huy tốt nhất khả của nhà cung ứng, tiếp theo GoSELL sẽ gợi ý cho bạn quy trình quản lý nhà cung cấp hiệu quả nhất hiện nay nhé!

    Một quy trình quản lý đơn vị cung cấp tiêu chuẩn cần phải đảm bảo được những hoạt động cơ bản như sau:

    Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thì việc lựa chọn được nhà cung ứng phù hợp là một yếu tố quan trọng để quá trình kinh doanh được duy trì thuận lợi và hiệu quả. Chính vì lẽ đó, việc tổng hợp danh sách các đơn vị cung cấp sản phẩm là một bước không thể thiếu.

    Hãy tập hợp danh sách những nhà cung ứng sản phẩm tiềm năng, ngay sau đó hãy tiến hành nghiên cứu các thông tin của đơn vị cung cấp để có cơ sở chuẩn bị cho công tác đánh giá và lựa chọn.

    Để đánh giá đúng và chính xác tiềm năng của nhà cung ứng, thì doanh nghiệp có thể xây dựng được những tiêu chí đánh giá riêng, dựa trên những yếu tố như sau:

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể đánh giá đơn vị cung cấp dựa trên các tiêu chí cơ bản:

    Doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá và so sánh các nhà cung ứng dựa trên các thông tin đã thu thập cũng như tiêu chí đã được xây dựng, để từ đó đưa ra lựa chọn đơn vị cung cấp phù hợp nhất. 

    Nhà cung ứng được lựa chọn sẽ không chỉ đảm bảo được những yêu cầu, tiêu chí đã được đề ra, mà còn phải phù hợp với tính chất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Sử dụng các công cụ theo dõi như sổ sách, Excel, phần mềm quản lý bán hàng là công việc quan trọng nếu doanh nghiệp có nhu cầu kiểm soát dữ liệu và hoạt động cung ứng của đơn vị cung cấp một cách hiệu quả và chính xác nhất. 

    Những công cụ theo dõi này sẽ ghi nhận lại toàn bộ những hoạt động giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và đơn vị cung ứng. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng theo các hoạt động với nhà cung ứng đồng thời nắm rõ được tình hình công nợ của họ.

    Để kiểm soát nhà cung ứng, doanh nghiệp cần phải tham gia vào quá trình giao dịch của chuỗi cung ứng bao gồm những bộ phận như: nội bộ của doanh nghiệp, nhà cung ứng, đơn vị vận chuyển hoặc các cơ quan chức năng liên quan…Vì mỗi bộ phận đều có vai trò và công việc nhất định nên đều ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả chung. Do đó, đòi hỏi tất cả các bên phải phối hợp nhuần nhuyễn với nhau trong công việc vì mục tiêu chung.

    Tạo dựng một hệ thống đo lường khoa học sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hiệu quả của nhà cung ứng một cách toàn diện. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng định hướng và có biện pháp đề phòng cho kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

    5 chỉ số cơ bản để đánh giá một nhà cung ứng có thể kể đến như sau:

    Những chỉ số này cần được doanh nghiệp đưa vào áp dụng thực tế, để dễ dàng đo lường và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tình kinh doanh và cung ứng hàng hóa giữa doanh nghiệp và đơn vị cung cấp.

    Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn giữ suy nghĩ việc quản lý nhà cung ứng là chỉ đơn giản là quản lý từ nhà kho đến trên kệ hàng. Nhưng thực tế sản phẩm của bạn có được yêu thích hay không mới là vấn đề cốt lõi.

    Doanh nghiệp cần có những phương pháp nhằm tổng hợp tình hình tiêu thụ của sản phẩm, xem đâu là mặt hàng được người dùng yêu thích, đâu là mặt hàng người tiêu dùng không ưa chuộng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch và chiến lược quản lý, đánh giá nhà cung cấp chính xác.

    Tính năng quản lý nhà cung ứng được tích hợp trên GoSELL sẽ giúp cho việc quản lý trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết, mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong công tác quản trị của doanh nghiệp với những tiện ích như: 

  • Cho phép thống kê tổng quan, quản lý tất cả đơn đặt hàng từ nhà cung ứng.

  • Hỗ trợ lọc các đơn nhập hàng theo thời gian: Ngày, tuần, tháng, năm.

  • Dễ dàng xác định được nhân viên nào đã tạo đơn, nhà cung ứng cũng như chi nhánh nhập hàng.

  • Nhanh chóng lọc, tìm đơn hàng theo trạng thái: Tất cả, đã tạo đơn, đã hoàn thành, đã hủy…