Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa và những vấn đề đặt ra – ACC GROUP

Theo Điều 1 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mời bạn tham khảo bài viết để có thêm kiến thức về: Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa và những vấn đề đặt ra.

Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa và những vấn đề đặt ra

1. Thế nào là di sản văn hoá?

Theo Điều 1 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Di sản văn hóa tiếng Anh là Material cultural heritage.

  • Historic site / hɪˈstɒr. ɪk saɪt / : Di tích lịch sử vẻ vang .
  • Oral tradition / ˈɔː. rəl trəˈdɪʃ. ən / : Truyền miệng

2. Phân loại đối với di sản văn hoá

Theo Điều 1 Luật Di sản văn hoá 2001 và Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP thì di sản văn hoá gồm 02 loại như sau:

2.1. Di sản văn hoá phi vật thể

– Theo khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hoá 2001 (sửa đổi 2009) thì di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,

Thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

– Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:

+ Tiếng nói, chữ viết;

+ Ngữ văn dân gian;

+ Nghệ thuật trình diễn dân gian;

+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng;

+ Lễ hội truyền thống;

+ Nghề thủ công truyền thống;

+ Tri thức dân gian.

2.2. Di sản văn hoá vật thể

– Theo khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

– Di sản văn hoá vật thể bao gồm:

+ Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;

+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

3. Mục đích sử dụng của di sản văn hoá

Theo Điều 12 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá được sử dụng nhằm mục đích:

– Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội;

– Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

– Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

4. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với di sản văn hoá

Theo Điều 13 Luật Di sản văn hoá 2001 (sửa đổi 2009) quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với di sản văn hoá như sau:

– Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh;

– Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;

– Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh;

– Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

–  Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

5. Quy định về quyền và nghĩa vụ đối với di sản văn hoá

5.1. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với di sản văn hoá

Theo Điều 14 Luật Di sản văn hoá 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với di sản văn hoá như sau:

– Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

– Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

– Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

– Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

– Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

5.2. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu di sản văn hoá

Theo Điều 15 Luật Di sản văn hoá 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu di sản văn hoá như sau:

– Có các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức tại mục 5.1;

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất;

– Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;

– Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5.3. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trực tiếp quản lý di sản văn hoá

Theo Điều 16 Luật Di sản văn hoá 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trực tiếp quản lý di sản văn hoá như sau:

– Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá;

– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá;

– Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hoá bị mất hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại;

– Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

6. Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa và những vấn đề đặt ra

Di sản văn hóa từ lâu đã là một niềm tự hào của mỗi quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Bởi nó không đơn thuần là nét đẹp văn hóa mà còn được xem như yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển bền vững của một đất nước. Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa luôn được quan tâm, tạo điểm nhấn và hiệu ứng tích cực trong đời sống xã hội, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn di sản văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của nhân dân. Dù vậy, cần phải tiếp tục nâng cao, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn các giá trị di sản văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong việc gìn giữ, bảo vệ các giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Di sản văn hóa từ lâu đã là một niềm tự hào của mỗi quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Bởi nó không đơn thuần là nét đẹp văn hóa mà còn được xem như yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển bền vững của một đất nước. Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa luôn được quan tâm, tạo điểm nhấn và hiệu ứng tích cực trong đời sống xã hội, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn di sản văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của nhân dân. Dù vậy, cần phải tiếp tục nâng cao, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn các giá trị di sản văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong việc gìn giữ, bảo vệ các giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đối với quản lý di sản văn hóa

Các hình thức quản lý di dản văn hóa

Điều 5, Luật DSVH số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 (Luật DSVH) quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý DSVH thuộc sở hữu Nhà nước; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về DSVH theo quy định của pháp luật”. Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với DSVH được xác định theo quy định của Luật DSVH, Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Cụ thể: i) Mọi DSVH ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu Nhà nước (Điều 6, Luật DSVH); ii) DSVH phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu Nhà nước (Điều 7, Luật DSVH); iii) Mọi DSVH trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị và DSVH của Việt Nam ở nước ngoài được bảo hộ theo tập quán quốc tế và theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia (Điều 8, Luật DSVH).

Các hành vi bị xử lý vi phạm trong quá trình quản lý di sản văn hóa

Điều 13, Luật DSVH quy định các hành vi bị nghiêm cấm vi phạm về DSVH, bao gồm: “i) Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa; ii) Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa; iii) Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; iv) Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài; v) Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật”. Trong đó, hành vi làm sai lệch hoặc hủy hoại DSVH được hướng dẫn bởi Điều 4, Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật DSVH.

Các hình thức xử lý xâm phạm di sản văn hóa

Nhà nước quản lý, bảo vệ DSVH bằng trách nhiệm pháp lý như:

i) Bảo vệ DSVH bằng trách nhiệm hành chính. Trách nhiệm hành chính được áp dụng khi hành vi vi phạm pháp luật DSVH chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi áp dụng trách nhiệm hành chính, cần căn cứ vào nguyên tắc chung của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và những quy định cụ thể của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Các quy định này là cơ sở pháp lý để xử lý hành chính những hành vi vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ DSVH như hành vi xây dựng, trùng tu, tôn tạo trái phép tại các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; có hành vi làm ảnh hưởng tới giá trị của di tích; khai quật cổ vật trái phép; phát hiện cổ vật mà không khai bảo, cố tình chiếm đoạt; xuất khẩu cổ vật trái phép; trộm cắp làm hư hại di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia… Tuy nhiên, các quy định này cũng làm phát sinh những vấn đề cần được xem xét, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn như việc cần phải giải thích thuật ngữ “di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh” nhưng chưa phân biệt di tích đã được xếp hạng hay chưa được xếp hạng. Với những di tích chưa được xếp hạng, các giá trị về văn hóa, khoa học, nhân văn… chưa được thẩm định về mặt pháp lý và từ đó có thể phát sinh nhũng tranh luận về những giá trị này(4).

Vì vậy, các “di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh” được đề cập trong các văn bản này là những di tích đã được xếp hạng. Những hành vi vi phạm tương ứng được thực hiện trong các khu vực di tích chưa được xếp hạng bị xử lý theo các quy định khác của pháp luật.

ii) Bảo vệ DSVH bằng trách nhiệm kỷ luật. Trách nhiệm kỷ luật là biện pháp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, vi phạm các quy tắc và nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị áp dụng các biện pháp thuộc trách nhiệm kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc (Điều 7 đến Điều 14, Nghị định số 110/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2020).

iii) Bảo vệ DSVH bằng trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự xuất hiện khi tổ chức, cá nhân chiếm giữ, sử dụng bất hợp pháp di sản hoặc gây thiệt hại, làm ảnh hưởng tới giá trị của di sản văn hóa. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp di sản văn hóa có quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, trả lại di sản. Trong trường hợp người có hành vi vi phạm không tự nguyện chất dứt hành vi vi phạm và tự nguyện trả lại di sản thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm, trả lại di sản. Trong trường hợp người có hành vi vi phạm gây thiệt hại tới di sản, chủ sở hữu di sản có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

ii) Bảo vệ DSVH bằng chế tài hình sự. Chế tài hình sự được áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân có hành vi vi phạm pháp luật di sản văn hóa gây hậu quả nghiêm trọng. Bộ luật Hình sự hiện hành nhìn nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các vật phẩm thuộc di tích lịch sử như là tài sản và có giá trị vật chất. Bộ luật Hình sự không có những quy định riêng nhằm mục đích bảo vệ những giá trị phi vật chất như giá trị văn hóa, khoa học, lịch sử… của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các vật phẩm thuộc di tích lịch sử. Vì vậy, khi xuất hiện những hành vi xâm hại nghiêm trọng tới di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các vật phẩm thuộc di tích lịch sử buộc phải căn cứ vào loại hành vi vi phạm để xác định tội danh cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Theo đó, trách nhiệm này được quy định rải rác trong các chương khác nhau của Bộ luật Hình sự năm 2015, đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự (Điều 345); hành vi buôn lậu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các vật phẩm thuộc di tích lịch sử (Điều 153); hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới áp dụng cho hành vi vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các vật phẩm thuộc di tích lịch sử qua biên giới (Điều 154)…

Một số vấn đề đặt ra trong quản lý Nhà nước về di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về DSVH chưa hoàn thiện. Hiện nay, pháp luật về DSVH vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế cần khắc phục như: chưa có các quy định về việc rút tên DSVH phi vật thể ra khỏi Danh mục quốc gia về DSVH phi vật thể khi các trường hợp đối tượng không còn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cơ bản của một DSVH phi vật thể trong quá trình phát triển; rút tên DSVH phi vật thể khi không còn đủ các điều kiện là điều cần thiết và phù hợp với sự phát triển của các loại hình bảo tồn, phát triển DSVH và khi một giá trị văn hóa đã không còn phù hợp với sự phát triển của cộng đồng, không được cộng đồng lưu truyền và không thể tồn tại trong đời sống văn hóa của cộng đồng thì cần phải được rút ra khỏi Danh mục quốc gia về DSVH phi vật thể(5). Ngoài ra, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực DSVH còn chưa quy định cụ thể, chế tài đặt ra chưa cao. Điều này gây nhiều khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện vi phạm.

Thứ hai, công tác bảo tồn DSVH chưa khoa học. Vấn đề quản lý Nhà nước về DSVH tuy được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhưng cách thức tiến hành thì chưa khoa học và hiệu quả. Công tác trùng tu và bảo vệ các DSVH bị hạn chế bởi kinh phí cũng như vướng các thủ tục hành chính. Điều này dẫn đến sự xuống cấp của các DSVH. Việc quản lý, bảo vệ di tích, bảo quản cổ vật, di vật, hiện vật tại một số địa phương còn chưa hiệu quả. Một số di tích hạn chế về diện tích, nằm xen kẽ trong các địa bàn dân cư nên việc tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, đưa ra các phương án giải quyết tối ưu và phù hợp nhất, bảo đảm hiệu quả trong công tác bảo tồn và quản lý Nhà nước về DSVH hiện nay.

Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về DSVH còn chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Nguyên nhân một phần là do lực lượng thanh tra, hậu kiểm còn mỏng, chế tài xử lý vi phạm còn thiếu hoặc chưa đủ sức răn đe. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các sai phạm trong lĩnh vực này chủ yếu đến từ phản ánh, kiến nghị của báo chí và người dân. Tính chủ động của các cơ quan quản lý văn hóa là chưa cao. Điều này dẫn đến tình trạng sai phạm, xâm phạm đến các DSVH vẫn còn diễn ra.

Trên đây là một số thông tin về Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa và những vấn đề đặt ra – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

5/5 – (1222 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Trên đây là một số thông tin vềmời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Xổ số miền Bắc