Quản lý nhà nước về văn hoá?

18:32 – 18/06/2018

Tin pháp luật

Quản lý nhà nước về văn hoá thành các mảng cơ bản: quản lý nhà nước về văn hóa – nghệ thuật, văn hóa – thông tin, văn hóa – xã hội, hạot động bảo tồn, bảo tàng, phát huy giá trị các di sản văn hóa.

1. Khái niệm và phương thức quản lý nhà nước về văn hoá:

Quản lý nhà nước về văn hoá là những hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam.

Nhà nước tiến hành quản lý văn hoá bằng chính sách và pháp luật về văn hoá.

 

2. Một số nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về văn hoá:

Có thể chia hoạt động quản lý nhà nước về văn hoá thành các mảng cơ bản sau:

– Quản lý nhà nước về văn hoá nghệ thuật.

– Quản lý nhà nước về văn hoá – thông tin.

– Quản lý nhà nước về văn hoá – xã hội.

– Quản lý nhà nước về hoạt động bảo tồn, bảo tàng, phát huy giá trị các di sản văn hoá.

a. Quản lý nhà nước về văn hoá nghệ thuật:

Nhà nước tạo điều kiện để công dân có quyền bình đẳng trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sáng tạo nghệ thuật.

Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của những người lao động nghệ thuật. ban hành các chế độ thù lao nghệ thuật hợp lý.

Nhà nước bảo hộ quyền tác giả đối với những tác phẩm của cá nhân hoặc tổ chức đã công bố hoặc chưa công bố.

Nhà nước thực hiện chính sách bảo trợ vật chất ở mức độ khác nhau cho những loại hình văn hoá nghệ thuật không thể tự tồn tại và phát triển trong quan hệ kinh tế thị trường.

Nhà nước đặc biệt quan tâm đối với loại hình nghệ thuật điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, tình cảm, nâng cao dân trí và trình độ thẩm mĩ góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân.

Nhà nước khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo trong các loại hình nghệ thuật, mạnh dạn trong các hình thức biểu hiện, trân trọng nhân cách, tài năng của văn nghệ sĩ. Các cấp quản lý khắc phục, ngăn ngừa sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề văn hoá nghệ thuật.

b. Quản lý nhà nước về văn hoá – thông tin:

Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý văn hoá thông tin nhằm phát huy vai trò của công tác thông tin trong sự nghiệp công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm phát triển công tác thông tin như:

– Tăng cường và hiện đại hoá công tác thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng, nội dung phù hợp với các loại đối tượng, các dân tộc và mở rộng thông tin tới các vùng xa xôi hẻo lánh; tiếp tục phủ sóng phát thanh truyền hình trên phạm vi cả nước.

– Khôi phục và phát triển hệ thống thư viện từ trung ương đến cơ sở.

– Củng cố sắp xếp lại tổ chức và hoạt động của ngành văn hó – thông tin, củng cố các hoạt động báo chí,  xuất bản, in ấn, phát hành, phổ biến rộng rãi những tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật.

– Coi trọng công tác tuyên truyền đối ngoại, mở rộng giao lưu quốc tế trong lĩnh vực văn hoá – thông tin.

– Tăng cường hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về văn hoá – thông tin.

Trong quản lý nhà nước về văn hoá – thông tin, một số nội dung được đặc biệt chú ý là công tác quản lý về báo chí, xuất bản, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về văn hoá – thông tin, thực hiện hợp tác quốc tế về thông tin.

c. Quản lý nhà nước về văn hoá – xã hội:

Trong quản lý văn hoá – xã hội, chủ thể mquản lý cần:

– Nhận thức đúng đắn những vấn đề cơ bản của lối sống, nếp sống gắn liền với tình hình diễn biến trên phạm vi thế giới và trong nước.

– Do lối sống gắn liền với phương thức sản xuất nên điều căn bản để xây dựng một lối sống văn minh, hiện đại là làm thế nào để nâng cao năng suất lao động. con người có thể thoả mãn những nhu cầu của mình bằng lao động chân chính.

– Cần phát huy tính tích cực chính trị – xã hội trong mỗi con người để mỗi người đều có ý thức về một lối sống đẹp, sống đạo đức.

– Khôi phục những thuần phong, mĩ tục và xây dựng nếp sống mới. Cần phân biệt những lễ giáo phong kiến với những nét truyền thống đẹp về lối sống đạo đức.

d. Quản lý nhà nước về hoạt động bảo tồn, bảo tàng, phát guy giá trị các di sản văn hoá:

Nhà nước thống nhất quản lý các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. Nội dung quản lý gồm:

– Kiểm kệ, đăng ký, công nhận và xác định các loại hình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

– Quy định chế độ bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh và tổ chức thực hiện các chế độ đó.

– Thanh tra việc thu hành những quy định của pháp luật về việc bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.