Giáo án Sinh học 6 Bài 12: Biến dạng của rễ mới nhất – CV5512

Tailieumoi. vn xin trình làng đến những quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 12 : Biến dạng của rễ mới nhất – CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô thuận tiện biên soạn cụ thể giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy / cô đảm nhiệm và góp phần những quan điểm quý báu của mình .
Mời quý thầy cô cùng tìm hiểu thêm và tải về chi tiết cụ thể tài liệu dưới đây .

 Tiết 13:
Ngày soạn:29/09/2018
Ngày dạy:………………….
Bài 12: Thực hành: BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học này HS cần phải:
– Phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: rễ thở, rễ móc, rễ củ, giác mút.
– Trình bày được đặc điểm của từng loại rễ phù hợp với chức năng.
– Nhận dạng được một số loại rễ biến dạng thường gặp.
– Giải thích được vì sao phải thu hoạch những cây có rễ củ trước khi cây ra hoa.
2. Kĩ năng:
– Quan sát, so sánh, phân tích mẫu, tranh.
– Hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực hình thành:
– Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tiếp nhận thông tin, giải
quyết vấn đề.
– Năng lực riêng: Năng lực trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá.
II. Đồ dùng dạy – học:
– Bảng phụ.: “Đặc điểm các loại rễ biến dạng”
– Tranh, mẫu một số loại rễ đặc biệt
– Mỗi nhóm chuẩn bị: củ sắn, củ càrốt, cây tầm gửi, cây trầu không, dây tơ hồng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
– Rễ cây hút nước và muối khoáng ntn?
– Những đk bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thái của rễ biến dạng.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Yêu cầu HS tập trung mẫu theo nhóm, đặt
mẫu lên bàn, quan sát đặc điểm hình dạng
ngoài

phân loại rễ thành các nhóm.
Gợi ý: có thể xem rễ đó mọc dưới đất hay trên
cây.
– Gọi các nhóm trình bày kết quả phân chia
của nhóm
– Củng cố thêm môi trường sống của cây bần,
cây bụt mọc là ở nơi ngập mặn hay gần ao,
hồ.
– Nhận xét hoạt động của các nhóm

HS có
thể tự sửa chữa ở mục sau.

– Tập trung mẫu theo nhóm, quan sát mẫu,
trao đổi nhóm: dựa vào hình thái, màu sắc,
cách mọc

phân chia rễ thành nhiều nhóm
nhỏ.
– HS có thể chia: Rễ dưới mặt đất, rễ mọc
trên thân cây, rễ bám vào tường, rễ mọc
ngược trên mặt đất.
– Một số nhóm HS trình bày kết quả phân
loại của nhóm mình.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

– Yêu cầu từng cá nhân HS hoàn thành bảng
trang 40 SGK.
– Treo bảng phụ, gọi HS lên bảng hoàn thành

gọi các HS khác lên bổ sung.
– Treo bảng mẫu để HS tự sửa lỗi.

– Mỗi HS tự hoàn thành bảng vào vở bài
tập.
– Lên bảng sửa bài

các HS theo dõi, bổ
sung, so sánh với hoạt động 1

sửa chữa
lại cho đúng.

– Cho HS làm nhanh bài tập mục

SGK tr
41.
– Gọi HS đọc phần bài tập mà mình làm cho
cả lớp cùng nghe.

? Có mấy loại rễ biến dạng?
? Chức năng của rễ biến dạng đối với cây là
gì?

– Gọi HS vấn đáp .

– Làm bài tập mục

vào vở bài tập.
Cây sắn

rễ củ, Cây bụt mọc

rễ thở
Cây trầu không

rễ móc,
Cây tầm gửi

giác mút
– Đọc bài tập

cả lớp theo dõi, sửa chữa.
– Có 4 loại rễ biến dạng.
– Nêu được chức năng từng loại.
– Đọc kết quả, HS khác bổ sung.

NỘI DUNG BẢNG PHỤ

TT Tên rễ biến dạng Tên cây

Đặc điểm rễ biến dạng

Chức năng đối với
cây

1 Rễ củ Cải củ, càrốt Rễ phình to Chứa chất dự trữ

cần cho cây khi ra
hoa, tạo quả.

2 Rễ móc

Trầu không,
hồ tiêu, vạn
niên thanh

Rễ phụ mọc từ thân và
cành trên mặt đất, móc vào
trụ bám.

Giúp cây leo lên
3 Rễ thở

Bụt mọc,
mắm, bần

Sống trong điều kiện thiếu
không khí, rễ mọc ngược
lên mặt đất.

Lấy oxi cung cấp cho
các phần rễ dưới đất

4 Giác mút

Cây tầm
gửi, dây tơ
hồng

Rễ biến đổi thành giác mút
đâm vào thân hoặc cành
của cây khác

Lấy thức ăn từ cây
chủ

Kết luận : Có 4 loại rễ biến dạng :

+ Rễ củ: cà rốt, sắn, củ cải…..
niên thanh…..
+ Rễ thở: mắm, bụt mọc….

+ Rễ móc : trầu không, hồ tiêu, vạn
+ Giác mút : tầm gửi, tơ hồng .

Kết luận chung: HS đọc phần đóng khung SGK.
3. Kiểm tra, đánh giá:
– Gợi ý trả lời câu hỏi khó: câu 2* SGK trang 42.
– Cho HS làm bài tập sau: Đánh dấu + vào ô trống ở đầu mỗi câu đúng (đáp án: a,
c, d)
a.  Rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh, cây hồ tiêu là rễ móc.
b.  Rễ cây cải củ, củ su hào, củ khoai tây là rễ củ.
c.  Rễ cây mắm, cây bụt mọc, cây bần là rễ thở.
d.  Dây tơ hồng, cây tầm gửi có rễ giác mút.
4. Dặn dò:
– Làm bài tập trang 42 SGK, chép ghi nhớ vào vở bài học và học thuộc.
– Sưu tầm một số loại cây: hoa hồng, rau đay, cam, ổi, ngọn bí đỏ, lúa, dây tơ hồng,
tầm gửi, củ cà rốt, cây sắn, củ khoai lang …

Tiết 12
05.2011.2011

Ngày soạn :

THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT CÁC LOẠI RỄ
VÀ BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I. Mục tiêu: Sau bài học này HS cần phải:
– Biết cách nhận biết các loại rễ và các biến dạng của rễ trong tự nhiên.
– Thêm yêu khoa học, củng cố lòng tin vào khoa học.
II. Đồ dùng dạy – học:
– Bảng phụ.: “Đặc điểm các loại rễ biến dạng”
– Tranh, mẫu một số loại rễ đặc biệt.
– Mỗi nhóm chuẩn bị: củ sắn, củ càrốt, cây tầm gửi, cây trầu không, dây tơ hồng,
hoa hồng, rau đay, cam, ổi, ngọn bí đỏ, lúa, củ khoai lang.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
– Kể tên các loại rễ? Là những loại nào? Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi
miền?
– Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của nó.
– Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận biết các loại rễ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

– GV yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật của
nhóm lên bàn.

? Dựa vào đặc điểm của rễ hãy chia chúng
thành các nhóm khác nhau?

– GV điều khiển các nhóm thảo luận.
– GV nhận xét, đánh giá và cho điểm.

– HS đặt mẫu vật của nhóm lên bàn.
– HS trong nhóm thảo luận, sắp xếp các cây
vào đúng vị trí.
– Từng nhóm đọc kết quả của mình, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 2: Nhận biết các loại rễ biến dạng

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

– GV yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật của
nhóm lên bàn, quan sát kĩ đặc điểm của mẫu
vật.

? Xếp các loại rễ vào các nhóm khác nhau?
? Tên của nhóm rễ? Nêu đặc điểm và chức
năng?

– HS đặt mẫu vật của nhóm lên bàn, quan
sát đặc điểm của từng loại rễ biến dạng.
– HS trong nhóm thảo luận, sắp xếp các loại
rễ biến dạng vào đúng vị trí.

 

– GV điều khiển các nhóm thảo luận, ghi kết
quả của 4 nhóm lên bảng.
– GV nhận xét, đánh giá và cho điểm.

– Đại diện từng nhóm đọc kết quả của mình,
các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

3. Kiểm tra, đánh giá:
– GV nhận xét chung về ý thức, tinh thần và kết quả thực hành của từng nhóm.
– Hướng dẫn các nhóm viết báo cáo thực hành.
4. Dặn dò:
– Đọc trước bài mới.
– Sưu tầm một số loại cây: hoa hồng, rau đay, cam, ổi, ngọn bí đỏ, râm bụt… 

Source: https://mix166.vn
Category: Thiên Nhiên