QUẢN TRỊ ĐA VĂN HOÁ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT – Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Đánh giá bài đăng này post

Quản trị đa văn hóa (Multicultural management) là việc nghiên cứu con người trong các tổ chức trên toàn thế giới và mô tả hành vi tổ chức thông qua các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Đội ngũ quản lý đa văn hoá 

Đội ngũ quản lý đa văn hoá trong doanh nghiệp là một nhóm nhân viên có trách nhiệm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển và áp dụng một mô hình kinh doanh có thể chấp nhận được những thay đổi văn hoá khác nhau trong các vùng địa lý khác nhau. Đội ngũ quản lý đa văn hoá sẽ tạo ra các giải pháp phù hợp với từng vùng địa lý, giữ cho doanh nghiệp có thể thích nghi với các thay đổi văn hoá và có thể tận dụng các cơ hội có thể xuất hiện trong từng vùng địa lý.

Xây dựng nội quy, quy định của doanh nghiệp về văn hoá

Các doanh nghiệp cần tập trung và đề cao việc quản trị đa văn hoá bằng cách xây dựng hệ thống các nội quy, quy định liên quan đến vấn đề đa văn hoá của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tham khảo một số các quy định như sau:
– Nhân viên phải đảm bảo rằng họ tôn trọng và kính trọng mọi người, không phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, tuổi, tính cách, tôn giáo, quốc tịch, thu nhập, hoặc bất kỳ nội dung khác.

– Nhân viên cần làm việc cùng nhau để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp và đảm bảo rằng tất cả các mối quan hệ làm việc là độc lập và trung thực.

– Nhân viên phải cố gắng tôn trọng quyền lợi của nhau và đảm bảo rằng không có bất cứ hành vi nào có thể đe dọa hoặc làm hại một cách trái phép.

– Nhân viên cần hợp tác để xây dựng mối quan hệ làm việc tốt và bền vững.

Các hệ thống, hoạt động hỗ trợ đa văn hoá

Hệ thống hỗ trợ đa văn hoá là các công cụ và các gói phần mềm được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc  xử lý các yêu cầu của khách hàng và cũng có thể hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ của họ để giải quyết các vấn đề liên quan đến văn hoá. Nó cũng có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ của họ để tạo ra các trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng của họ. Đặc biệt là đối với các khách hàng quốc tế cũng như các hoạt động kinh doanh quốc tế.

4 điều cần lưu ý trong hoạt động quản trị đa văn hóa

Với một chia sể trên tờ Fastcompany, chuyên gia tư vấn, nhà sáng lập Cultural Intelligence Center (trung tâm tư vấn quản trị đa văn hoá) David Livermore cho biết rằng trong quá trình vận hành chiến lược quản trị đa văn hoá các doanh nghiệp cần phải lưu ý 4 điểm như sau:

gpo 4 dieu luu y khi lam viec trong moi truong da van hoa 1

Tránh định kiến

Theo quan điểm của Livermore, ranh giới giữa ý thức về khác biệt văn hóa và định kiến về khác biệt văn hoá là rất mong manh. Nhận thức rõ về những đặc trưng của một nền văn hóa là điều tốt, tuy nhiên nếu chỉ bám chặt vào những đặc trưng này hoàn toàn có thể khiến người quản lý gặp phải định kiến ngầm.

Chính vì vậy, nhà quản lý cần mở rộng tư duy để hiểu thêm về nhu cầu làm việc cũng như nhu cầu trong giao tiếp giữa các thành viên. Qua đó, giúp họ giải quyết những mâu thuẫn, hiểu nhầm nếu có.

Diễn dịch

Livermore cho biết, phong cách giao tiếp khi tìm hiểu về đồng nghiệp là một điều quan trọng mà chúng ta cần phải nắm được và thậm chí là hiểu rõ. Ở một số nền văn hoá, họ có xu hướng nói thẳng, nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong một số nền văn hoá khác thì đặc trưng của họ lại là trình bày có đầu có đuôi, trình bày một cách rõ ràng, rành mạch. Chỉ khi bạn và những người đồng nghiệp của mình hiểu được điều nay thì mới điều chỉnh bản thân để thích nghi được với môi trường chung và tạo ra hiệu quả cao trong công việc chung.

Thời gian chuẩn bị

Trong trường hợp mọi người cảm thấy không thoải mái với một tình hướng nhất định hoặc một cá nhân đang phải dùng ngôn ngữ thứ hai để nêu lên quan điểm của mình trong cuộc họp.

Với vai trò là một người lãnh đạo, bạn cần biết rằng rất có thể họ không hề muốn tham gia cuộc họp này. Nếu bạn không hiểu được tâm lý này, mà vẫn cố thúc ép nhân viên của mình phải đưa ra ý kiến một cách nhanh chóng, hay thậm chí là hướng sự chú ý của tất cả mọi người về cá nhân đó thì việc quản trị đa văn hoá trong doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên tệ hơn bao giờ hết.

Chính vì thế, bất cứ khi nào có thể, hãy truyền đạt lại một cách rõ ràng với đội ngũ nhân viên về những mong đợi của mình và đương nhiên hãy cho phép họ có thêm thời gian để chuẩn bị cũng như phản hồi khi họ đang gặp căng thẳng.

Quan sát sự tương tác giữa các nhân viên

Sự khác biệt trong văn hoá đôi khi có thể gây ra sự hiểu nhầm và thậm chí là những xung đột, những mâu thuẫn không đáng có.

Vì vậy, ở vị trí của một người lãnh đạo, bạn cần phải làm tốt nhiệm vụ quản trị đa văn hoá trong doanh nghiệp của mình bằng cách tỉ mỉ quan sát để nhanh chóng phát hiện và can thiệp sớm với những dấu hiệu cho thấy sự hiểu nhầm có thể tạo ra mâu thuẫn giữa các thành viên. Sự đồng cảm với từng nhân viên chính là yếu tố quan trọng để  làm giảm mức độ căng thẳng của tình huống.

Bạn có thể tham khảo khóa học Mini MBA của Viện Đào tạo & Tư vấn doanh nghiệp tại đây nhé!

Tìm hiểu thêm khóa học Mini MBA

Theo dõi Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp – Trường Đại học Ngoại thương tại đây: