Quảng Ninh: phấn đấu sớm hoàn thành xây dựng Nhà văn hóa thôn, khu

Nhà nước và nhân dân cùng làm
 
Để hoàn thành được mục tiêu trên theo tinh thần Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, UBND tỉnh đã có quy định về tiến độ thực hiện việc xây dựng nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh. Đối với các thôn, khu, làng, bản chưa có nhà văn hóa, sẽ tổ chức xây dựng ngay, đảm bảo hoàn thành trước kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp. Đối với các nhà văn hóa đã xây dựng, UBND tỉnh giao UBND các địa phương chủ động sửa chữa và mua sắm đủ nội thất thiết yếu trước tháng 4-2011. Các nhà văn hóa đã xây dựng cũ, sẽ được cải tạo, nâng cấp, hoặc phá dỡ xây mới để đảm bảo tiêu chí quy định. 
 
Về quy mô xây dựng, tỉnh thống nhất nguyên tắc chỉ quy định quy mô tối thiểu, diện tích đất và diện tích công trình tối thiểu. Cụ thể như: Đối với khu vực đồng bằng, nhà văn hóa có quy mô tối thiểu 100 chỗ ngồi với diện tích xây dựng tối thiểu là 140m­­­­­­2, diện tích đất tối thiểu là 500m2; khu vực miền núi: quy mô tối thiểu 80 chỗ ngồi với diện tích xây dựng tối thiểu là 120m2, diện tích đất tối thiểu là 300m2; khu vực đô thị: áp dụng tiêu chí của khu vực đồng bằng, tuy nhiên đối với những khu phố quá khó khăn về quỹ đất thì có thể vận dụng linh hoạt, song phải đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện tổ chức các buổi họp, hội nghị của toàn khu phố. 

Để hoàn thành được mục tiêu trên theo tinh thần Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, UBND tỉnh đã có quy định về tiến độ thực hiện việc xây dựng nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh. Đối với các thôn, khu, làng, bản chưa có nhà văn hóa, sẽ tổ chức xây dựng ngay, đảm bảo hoàn thành trước kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp. Đối với các nhà văn hóa đã xây dựng, UBND tỉnh giao UBND các địa phương chủ động sửa chữa và mua sắm đủ nội thất thiết yếu trước tháng 4-2011. Các nhà văn hóa đã xây dựng cũ, sẽ được cải tạo, nâng cấp, hoặc phá dỡ xây mới để đảm bảo tiêu chí quy định.Về quy mô xây dựng, tỉnh thống nhất nguyên tắc chỉ quy định quy mô tối thiểu, diện tích đất và diện tích công trình tối thiểu. Cụ thể như: Đối với khu vực đồng bằng, nhà văn hóa có quy mô tối thiểu 100 chỗ ngồi với diện tích xây dựng tối thiểu là 140m­­­­­­2, diện tích đất tối thiểu là 500m2; khu vực miền núi: quy mô tối thiểu 80 chỗ ngồi với diện tích xây dựng tối thiểu là 120m2, diện tích đất tối thiểu là 300m2; khu vực đô thị: áp dụng tiêu chí của khu vực đồng bằng, tuy nhiên đối với những khu phố quá khó khăn về quỹ đất thì có thể vận dụng linh hoạt, song phải đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện tổ chức các buổi họp, hội nghị của toàn khu phố.

nha vh4.jpg

 Nhà văn hóa khu 4A, phường Cẩm Trung (TX Cẩm Phả) đang được triển khai thi công phần móng

Cũng theo quy định, các nhà văn hóa phải được trang bị đầy đủ nội thất thiết yếu (bàn, ghế ngồi, bục phát biểu, phông rèm sân khấu…); xây dựng đảm bảo kết cấu vững chắc, bền lâu (móng cứng đủ điều kiện chịu lực, tường xây gạch chỉ, nền lát gạch, mái cứng…).

Về kinh phí, ngân sách tỉnh ưu tiên hỗ trợ khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cụ thể sẽ hỗ trợ tối đa cho mỗi nhà văn hóa xây mới là 750 triệu đồng (bao gồm cả mặt bằng xây dựng, các công trình phụ trợ và thiết bị….). Tháng 11-2010, UBND tỉnh đã phân bổ 102,8 tỷ đồng để hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện, thị xã, thành phố xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới. Các địa phương có trách nhiệm chủ động trong việc bố trí mặt bằng xây dựng, thiết kế, tổ chức xây dựng, mua sắm thiết bị, quản lý sử dụng, thanh quyết toán kinh phí xây dựng. 
 
UBND tỉnh khuyến khích các địa phương huy động mọi nguồn lực để xây dựng nhà văn hóa rộng, đẹp và hiện đại hơn so với quy mô trên. Quá trình xây dựng có sự giám sát của nhân dân và đảm bảo công khai, minh bạch trước nhân dân. Các Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới cấp địa phương vận động nhân dân, tổ chức xã hội đồng thuận, quyết tâm xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng bền vững phục vụ nhân dân lâu dài. Nếu có điều kiện, có thể giao cho tổ dân, khu phố, thôn, bản tự xây dựng nhà văn hóa của mình, vận động các tổ chức, cá nhân hiến đất, huy động kinh phí, đóng góp nhân công xây dựng. 

phongdocsach.jpg
Phòng đọc sách được trang bị tương đối đầy đủ tại nhà văn hóa thôn, khu

Một nét mới nữa của Quảng Ninh là khuyến khích mở rộng diện tích xây dựng nhà văn hóa để lồng ghép với các thiết chế văn hóa thôn khu như đình làng, sân vui chơi, nơi tập luyện thể dục thể thao… Đây được đánh giá là một tư duy mới trong việc xây dựng nhà văn hóa; góp phần hình thành nếp sinh hoạt văn minh, lành mạnh ở cộng đồng dân cư.
 
Bên cạnh việc tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông; mở rộng, kiên cố hóa hệ thống bệnh viện, trạm y tế, trường học và nhà công vụ cho giáo viên, những nỗ lực của Quảng Ninh đối với công tác triển khai xây dựng nhà văn hóa thôn, khu thể hiện quyết tâm lớn của tỉnh trong quá trình thực thực hiện lộ trình đầu tư và hoàn thiện các thiết chế văn hóa; góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. 
  
Niềm vui từ cơ sở 

Với tỷ lệ 80% (353/442) nhà văn hóa xây mới đã được khởi công ở thời điểm hiện nay, việc đảm bảo tiến độ xây dựng nhà văn hóa thôn, khu trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh là  khả quan. Tại một số địa phương, 100% số nhà văn hóa đã được triển khai xây dựng như: Đông Triều (69/69); Uông Bí (22/22); Cô Tô (5/5); Tiên Yên (36/36)…
 
Qua quá trình khảo sát thực tế tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, có thể ghi nhận đa số các địa phương đã tập trung đôn đốc các đơn vị tư vấn và thi công đẩy nhanh công tác triển khai thực hiện xây dựng nhà văn hóa đảm bảo theo đúng tiến độ. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và có những cách triển khai sáng tạo, hiệu quả với mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, phong trào xây dựng nhà văn hóa thôn, khu nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ cao của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. 

Là một trong 3 địa phương không được tỉnh hỗ trợ, phải tự lo kinh phí xây dựng nhà văn hoá khu phố (cùng với Hạ Long, Móng Cái), song Cẩm Phả được đánh giá cao trong quá trình triển khai chương trình xây dựng nhà văn hoá với cách làm hết sức sáng tạo và linh hoạt.

Trước khó khăn về nguồn lực (để xây dựng 55 nhà văn hoá, thị xã phải hỗ trợ tối đa 750 triệu đồng/nhà, tương đương gần 42 tỷ đồng), Cẩm Phả đã có nhiều giải pháp tăng thu ngân sách bằng nguồn đấu giá quyền sử dụng đất; đồng thời huy động nguồn xã hội hoá từ nhân dân, doanh nghiệp. Trước mắt, thị xã yêu cầu các phường tạm ứng ngân sách địa phương hoặc ứng vốn của các nhà thầu để xây dựng nhà văn hoá và cam kết sẽ thanh toán ngay sau khi quyết toán công trình. Song song với việc giải quyết vấn đề kinh phí, Cẩm Phả cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính để nhanh chóng hoàn tất các khâu khảo sát, quy hoạch, lập hồ sơ thiết kế và phê duyệt đối với các công trình nhà văn hoá. UBND thị xã yêu cầu trong vòng 3 ngày, các phòng, ban chức năng phải tập trung cán bộ có chuyên môn, giải quyết ngay các hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc đầu tư xây dựng nhà văn hoá; nếu để chậm hơn 3 ngày, các phòng, ban đó hoàn toàn chịu trách nhiệm.
 
Cái khó nữa của Cẩm Phả trong xây dựng nhà văn hoá là thiếu quỹ đất. Khó khăn này cũng được thị xã giải quyết bằng nhiều biện pháp rất linh hoạt. Trước mắt, thị xã tìm mọi quỹ đất trống trong khu dân cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vận động nhân dân hiến đất. Đối với các khu dân cư không còn đất trống, thị xã cho phép mua đất trong dân để xây dựng nhà văn hoá, khuyến khích mua các khu đất có cả nhà đảm bảo diện tích theo yêu cầu để cải tạo thành nhà văn hoá. Nhờ đó, đến đầu năm 2011, vấn đề mặt bằng xây dựng nhà văn hoá của Cẩm Phả đã được đảm bảo, 55/55 nhà văn hoá đã khởi công xây dựng.
 
Cùng với sự chủ động và quyết tâm, một số địa phương khác cũng có những cách làm hay như huyện Đông Triều với việc mạnh dạn giao cho các xã làm chủ đầu tư, do đó đã nhận được sự ủng hộ cao từ chính quyền, đoàn thể và nhân dân xã, huy động được nhiều nguồn lực từ dân để xây dựng nhà.
 
Hay mới đây, nhà văn hóa khu 12, phường Quang Trung (thị xã Uông Bí) được khởi công xây dựng trong niềm hân hoan, phấn khởi của đông đảo nhân dân khu phố bởi theo thiết kế, nhà văn hóa được xây dựng lồng ghép với các thiết chế văn hóa như sân vui chơi, nơi tập luyện thể dục thể thao; khi hoàn thành có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân ở mọi lứa tuổi. Nhà văn hóa khu 12 được đầu tư xây dựng trên diện tích đất 400m2, với số vốn gần 1 tỷ đồng, trong đó tỉnh và thị xã hỗ trợ 400 triệu, phần còn lại được huy động từ nguồn ngân sách của phường và nguồn vốn xã hội hóa. 

Nha vh1.jpg
Cán bộ, bà con khu phố Vĩnh Quang 2, thị trấn Mạo Khê (Đông Triều) cùng nhà thầu xây dựng thống nhất kế hoạch xây dựng nhà văn hóa trên khu đất nhân dân hiến tặng

Cũng là một trong những địa phương có số lượng nhà văn hóa cần xây mới lớn (44 nhà), huyện Hải Hà – một huyện biên giới còn nhiều khó khăn, song do triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động, bà con nhân dân các xã đều đồng tình, ủng hộ và tự nguyện hiến đất để xây dựng nhà văn hóa. Cho đến nay, 44 nhà văn hóa trên địa bàn huyện đều đã được triển khai xây dựng, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự giúp đỡ của nhà nước và cố gắng nỗ lực, đóng góp công sức của nhân dân, phát huy sức mạnh của toàn dân. Dự kiến tháng 4-2011, 100% thôn bản, khu phố trên địa bàn huyện Hải Hà đều có nhà sinh hoạt cộng đồng, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới. Theo lời ông Đinh Hữu Phượng, Chủ tịch UBND xã Quảng Chính thì sở dĩ phong trào xây dựng nhà văn hóa được hưởng ứng, ủng hộ như vậy là vì “bà con đều nhận thấy xây dựng nhà văn hóa thôn đem lại lợi ích thiết thực cho mình, giúp cho bà con nhân dân có chỗ để hội họp, giao lưu học hỏi, đời sống văn hoá, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao”. 

Một điều đặc biệt phấn khởi và cảm động, đó là trên địa bàn tỉnh, những tấm gương hiến đất làm nhà văn hóa ngày càng được nhân rộng. Tại khu phố Vĩnh Quang 2, thị trấn Mạo Khê, 6 gia đình đã tình nguyện hiến tặng gần 800m2 đất xây dựng nhà văn hóa khu phố, trong đó có gia đình hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Hay như trường hợp ông Vũ Bình, 71 tuổi (thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà) đã quyết định hiến 1.500m2 đất ở để xây dựng Nhà văn hoá khu phố. Mặc dù đất ở đã được Nhà nước giao, song xét thấy điều kiện hoàn cảnh thực tế của khu phố Trần Phú không còn quỹ đất nào thuận lợi để xây dựng Nhà văn hoá, ông Bình đã họp đại gia đình, thuyết phục mọi người đồng ý hiến tặng diện tích đất tương đối lớn cho khu phố để xây dựng công trình mà theo lời ông là “vô cùng ý nghĩa”.
 
Nhìn vào những quyết tâm và nỗ lực, những cách làm sáng tạo và hiệu quả, những tấm lòng hảo tâm và nghĩa cử cao đẹp ấy; Quảng Ninh hoàn toàn có thể tự tin với mục tiêu đạt 100% số thôn, khu, làng bản có nhà văn hóa đạt chuẩn của Quảng Ninh trong một tương lai không xa.