Quy trình Công nghệ Chế tạo chi tiết dạng Trục
Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng trục là một trong 5 dạng chi tiết điển hình trong cơ khí, bao gồm: Chi tiết dạng hộp, chi tiết dạng trục, chi tiết dạng càng, chi tiết dạng bạc và chi tiết dạng đĩa. Nắm vững được những đặc điểm trong kết cấu, tính năng sử dụng và sẽ giúp bạn dễ dàng lập quy trình công nghệ gia công của từng dạng chi tiết, hỗ trợ cho môn đồ án cũng như thiết kế trong công việc.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức cần thiết nhất cho việc thiết kế và gia công chi tiết dạng Trục. Hãy cùng theo dõi và lưu lại bài viết để tiện sử dụng nhé.
[external_link_head]
Mục lục bài viết
Chi tiết dạng Trục là gì?
Chi tiết dạng trục là chi tiết có nhiệm vụ truyền chuyển động quay, mô men xoắn trong cơ khí chế tạo.
Có thể chia ra làm 5 loại trục khác nhau:
- Trục trơn
- Trục bậc
- Trục rỗng
- Trục răng
- Trục lệch tâm (trục khuỷu)
Ví dụ các chi tiết trục
Các dạng chi tiết Trục trong thực tế
Yêu cầu kỹ thuật của chi tiết dạng Trục
- Kích thước đường kính các cổ lắp ghép yêu cầu cấp chính xac 7 ÷ 9, hoặc có thể cấp 5
- Độ chính xác hình dáng hình học (côn, ô van ) các trục trong khoảng 0.25 ÷ 0.5 dung sai đường kính cổ trục
- Dung sai chiều dài mỗi bậc trục 0.05 ÷0.2 mm
- Độ lệch tâm giữa các cổ truc lắp ghép không quá 0.01 ÷ 0.03 mm
- Độ hông song song giữa rãnh then, then hoa với các tâm trục không quá 0.01mm/ 100 mm chiều dài
- Độ không song song giữa rãnh then, then hoa với các tâm trục không quá 0.01mm/ 100 mm chiều dài
- Độ nhám cổ trục Ra = 1.25 ÷ 0.63, các mặt đầu Rz = 40 ÷ 20, bề mặt không lắp ghép Rz = 80 ÷ 40
- Tính chất cơ lý, độ cân bằng tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật chi tiết
Vật liệu chế tạo và phương pháp chế tạo phôi chi tiết Trục
Vật liệu chi tiết trục
- Thép cacbon : C30, C40, C45 ( trục thông thường)
- Thép hợp kim 40Cr, 40Mn, 50Mn…(tải trọng lớn)
- Gang xám, gang cầu ( độ bền cao, chịu rung động mài mòn
Phương pháp chế tạo trục
- Phôi thanh (trục trơn)
- Phôi cán nóng (trục bậc có đường kính chênh lêch lệch nhỏ)
- Gang xám, gang cầu ( độ bền cao, chịu rung động mài mòn)
- Phôi rèn , dập nóng ( trục bậc trong SX lớn)
- Phôi đúc (vật liệu gang)
Quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng trục
Tính công nghệ trong kết cấu chi tiết dạng trục
- Các bề mặt trên trục có thể gia công bằng dao thông thường
- Đường kính các cổ trục giảm dần về hai đầu
- Đường kính trục giảm đến mức có thể sao cho vẫn đảm bảo yêu cầu làm việc
- Khi gia công trục dài phải bố trí được luy net dễ dàng
- Các bề mặt khác ( rãnh then, then hoa, lỗ…) phải được bố trí gia công dễ dàng
Quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng trục
Chuẩn định vị
Các chi tiết trục sử dụng chuẩn tinh thống nhất là lỗ tâm ở hai đầu
[external_link offset=1]
Trình tự gia công các bề mặt
Gia công chuẩn bị: cắt phôi, khỏa mặt đầu, khoan tâm
Gia công trước nhiệt luyện: gia công các đoạn trục có đường kính lớn trước, đoạn có đường kính nhỏ sau để đảm bảo cứng vững bao gồm:
– Tiện thô và bán tinh các mặt trụ
– Tiện tinh (với trục rỗng cần gia công lỗ mới tiện tinh mặt ngoài)
– Mài thô cổ trục để đỡ chi tiết khi phay
– Nắn thẳng trục có chiều dài L/D >10 và D < 100mm
– Gia công mặt định hình (răng, rãnh then, then hoa…)
– Gia công các mặt còn lại (ren, mặt không quan trọng…)
Trình tự gia công các bề mặt
Nhiệt luyện
Nắn thằng sau nhiệt luyện
Gia công sau nhiệt luyện
– Mài thô và tinh ccác cổ trục
– Mài thô và tinh các mặt định hình (nếu có)
– Đánh bóng
Biện pháp công nghệ các nguyên công chính chi tiết Trục
Phay mặt đầu, khoan lỗ tâm chi tiết trục
Phay mặt đầu, khoan lỗ tâm chi tiết trục
Tiện thô và tinh các trục bậc chi tiết trục
Có thể thực hiện trên máy tiện vạn năng, máy tiện có bàn dao chép hình thủy lực, máy tiện nhiều dao (tùy theo loại sản xuất là nhỏ, loạt nhỏ hay loạt lớn)
Mài thô và tinh các cổ trục
Có thể thực hiện trên máy mài tròn ngoài, hoặc máy mài vô tâm
Gia công các mặt định hình chi tiết trục
- Gia công ren theo chiều trục (tiện ren, cán ren, phay ren )
- Gia công răng trên trục (bao hình hoặc định hình)
- Gia công rãnh then và then hoa (Phay ngón, phay đĩa)
- Gia công các phần lệch tâm (phay, tiện,)
Gia công các lỗ chính xác dọc trục
Phôi thanh: thực hiện bằng phương pháp khoan, khoét, tiện, doa
Phôi đúc: thực hiện bằng phương pháp khoét, tiện, doa
[external_link offset=2]
Gia công các lỗ chính xác dọc trục
Phôi thanh: thực hiện bằng phương pháp khoan, khoét, tiện, doa
Phôi đúc: thực hiện bằng phương pháp khoét, tiện, doa
Gia công các lỗ vuông góc trên chi tiết trục
Có thể được gia công trên máy tiện hoặc khoan (định vị dùng khối V)
Gia công tinh lần cuối chi tiết trục
Tùy theo yêu cầu làm việc của chi tiết để lựa chọn phương pháp gia công tinh:
- Mài tinh (độ chính xác thông thường)
- Đánh bóng ( độ chính xác cao trục khuỷu, trục máy cắt)
- Mài khôn, hoặc mài siêu tinh xác ( độ chính xác cao trục khuỷu, trục máy cắt)
Kiểm tra chi tiết trục
Kiểm tra độ chính xác đường kính, chiều dài bậc trục , then, then hoa, độ nhám ( sử dụng thước cặp, calip, mẫu so sánh độ nhám…)
Kiểm tra độ đồng tâm giữa các bậc trục, độ vuông góc mặt đầu và đường tâm lỗ ( đồng hồ so, thước góc)
TOP đồ án mẫu chi tiết Trục tìm kiếm nhiều nhất
[external_footer]