Quy trình kiểm thử phần mềm chuẩn nhất
Kiểm thử phần mềm là gì?
Kiểm thử phần mềm (software testing) là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện các lỗi của phần mềm
Kiểm thử phần mềm đảm bảo sản phẩm phần mềm đáp ứng chính xác, đầy đủ và đúng theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của sản phẩm đề đã đặt ra.
Kiểm thử phần mềm cho bạn cơ hội sử dụng khả năng sáng tạo, phân tích để tìm ra những thứ mà người khác không thấy được. Bạn phải có cách nghĩ khác về những việc và các tình huống mà người khác ko nghĩ ra vì nếu các bug dễ nhìn thấy thì nó đã không tồn tại.
Thông tin tham khảo: Nếu bạn muốn học lập trình về tester thì hãy tham gia ngay khóa học tester tại trung tâm đang có rất nhiều ưu đãi giành cho học viên đăng ký ngay trong tháng này đó nhé.
Kiểm thử thực chất là một quy trình hơn là một hoạt động đơn lẻ. Quá trình này bắt đầu từ việc lập kế hoạch kiểm thử, sau đó là thiết kế các trường hợp kiểm thử, chuẩn bị cho việc thực thi và đánh giá kết quả thực thi cho đến khi kết thúc hoạt động kiểm thử.
Quy trình kiểm thử phần mềm
Về cơ bản thì gồm các bước sau đây:
Lập kế hoạch và kiểm soát việc kiểm thử
- Phân tích yêu cầu và Thiết kế testcase
- Thực thi – Chạy test
- Đánh giá tiêu chí dừng test và làm báo cáo
- Đóng hoạt động kiểm thử
Lập kế hoạch và kiểm soát việc kiểm thử
Lập kế hoạch kiểm thử theo các bước quan trong sau:
– Xác định scope, risk và mục đích của hoạt động kiểm thử
– Xác định các tiếp cận kiểm thử
– Xác định quy định kiểm thử hoặc chiến lượng kiểm thử
– Xác định yêu cầu về nguồn nhân lực như con người, môi trường kiểm thử, thiết bị,…
– Lên lịch trình cho việc phân tích kiểm thử và thiết kế các trường hợp kiểm thử, thực thi kiểm thử và đánh giá kết quả kiểm thử.
– Xác định các tiêu chí kết thúc việc kiểm thử
Phân tích yêu cầu và Thiết kế testcase
Hoạt động phân tích và thiết kế kiểm thử có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Rà soát các yêu cầu cần thiết trước khi tiến hành kiểm thử như tài liệu đặc tả, tài liệu thiết kế, tài liệu giao diện, v.v
Xác định các điều kiện kiểm thử
Thiết kế test case
Đánh giá tính khả thi trong việc kiểm thử của yêu cầu cũng như của hệ thống.
Chuẩn bị môi trường test cũng như xác định các yêu cầu về cơ sở hạ tầng và các công cụ kiểm thử tương ứng.
Thực thi – Chạy test
Hoạt động chạy test có nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Sử dụng các kĩ thuật kiểm thử và tạo các dữ liệu kiểm thử để phát triển và đưa ra độ ưu tiên các trường hợp kiểm thử
Tạo test suites từ các trường hợp kiểm thử để thực hiện kiểm thử hiệu quả.
Thực hiện và xác minh môi trường
Hoạt động chạy test có nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Thực thi test suites và trường hợp kiểm thử riêng lẻ theo các phương thức kiểm thử
Chạy lại các case bị failed trước đó để xác nhận là case đó đã được sửa
So sánh kết quả ghi nhận được khi thực thi với kết quả mong đợi
Đánh giá kết quả kiểm thử (Passed/Failed) cho các trường hợp kiểm thử
Viết báo cáo lỗi cho những trường hợp kết quả ghi nhận được và kết quả mong đợi không giống nhau
Đánh giá tiêu chí dừng test và làm báo cáo
Dựa trên đánh giá rủi ro của dự án, chúng ta sẽ thiết lập các tiêu chí cho từng hoạt động kiểm thử tương ứng để từ đó có thể xác định được liệu kiểm thử đã đủ hay chư.Những tiêu chí này khác nhau tùy từng dự án và được gọi tiêu chí kết thúc kiểm thử (exit criteria). Các tiêu chí này bao gồm:
Số lượng test case tối đa được thực thi Passed
Tỷ lệ lỗi giảm xuống dưới mức nhất định
Khi đến deadline
Đóng hoạt động kiểm thử
Các hoạt động kiểm thử thường chỉ được kết thúc khi các phần mềm được bàn giao cho khách hàng. Ngoài ra, hoạt động kiểm thử có thể kết thức trong các trường hợp sau:
Khi tất cả các thông tin đã được thu thập đầy đủ cho hoạt động kiểm thử
Khi 1 dự án bị hủy bỏ
Khi các mục tiêu chính đã hoàn thành
Khi việc bảo trì hoặc cập nhật đã hoàn thành.
Để nắm rõ hơn những kiến thức, cũng như cách xây dựng quy trình kiểm thử một cách chuyên nghiệp. Những khóa học Tester tại trung tâm của chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó một cách dễ dàng nhất.
5/5 – (1 bình chọn)