Quy trình thi công sơn nhà đơn giản đạt chuẩn cho độ bền cao

Quy trình thi công sơn nhà chính là quá trình khoác lên cho ngôi nhà tấm áo mới. Lớp áo này không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ mà còn bảo vệ ngôi nhà khỏi tác động của môi trường bên ngoài.Tuy nhiên, để có một chiếc áo không chỉ đẹp mà còn chất lượng thì quy trình sơn nhà là yếu tố quyết đinh. Với kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều công trình, Greenhn muốn chia sẻ với bạn đọc về quy trình thi công sơn nhà đạt chuẩn để có màu sơn bền màu với thời gian.

Để sơn nhà được bền cần thực hiện theo quy trình thi công sơn sau:

Vệ sinh bề mặt => Thi công sơn chống thấm => Bả matit => Sơn lót kháng kiềm => Sơn phủ

Bước 1 : Vệ sinh bề mặt 

Cũng giống như việc thi công xây dựng công trình, trước khi thi công cần kiểm tra xem công trình đã đạt độ khô cần thiết chưa, nếu độ ẩm lớn hơn 15% thì không nên tiến hành thi công sơn như vậy sẽ giảm chất lượng sơn.

Để độ bám dính của các lớp sơn, lớp bả đạt hiệu quả tốt thì cần phải loại bỏ hết các tạp chất dính trên bề mặt tường.

Để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà cần làm nhẵn bề mặt tường bằng các dụng cụ như giấy nhám, giấy ráp mịn hoặc thô, đá mài,… Các bức tường thường có những tạp chất sau khi chát xong vì vậy nên dùng giấy nhám hoặc đá mài để loại bỏ hết sạn cát còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó mới vệ sinh bụi bẩn trên tường lần cuối.

Ngoài ra, đối với công trình cũ muốn sơn lại có các cách xử lý:

-Bề mặt chứa chất dơ, bột: Làm sạch bằng nước với áp lực cao hoặc sử dụng chất tẩy nhẹ. 

-Bề mặt chứa màng sơn cũ: Các màng sơn cũ hay bề mặt không ổn định phải được tẩy sạch bằng đục, cạo, máy chà xát hoặc dụng cụ thích hợp. 

-Bề mặt chứa rêu/nấm :Tẩy sạch bằng nước với áp lực cao hoặc bằng dụng cụ đục, cạo và xử lý bằng dung dịch chống rêu, nấm. Rửa lại bề mặt bằng nước sạch và để khô.

-Bề mặt chứa dầu mỡ: Tẩy sạch bằng chất tẩy nhẹ và 1 ít dung môi sau đó rửa lại thật kỹ để tẩy tất cả mọi vết bẩn.

quy trình thi công sơn nhàquy trình thi công sơn nhà

Bước 2: Thi công sơn chống thấm 

Khi tiến hành thi công sơn chống thấm cần sơn cả trong và ngoài bức tường để tăng khả năng chống thấm và bảo vệ cho công trình tránh khỏi tác động của yếu tố mưa ẩm, bên cạnh đó vẫn giữ được độ bền đẹp cho căn nhà.

 Khi tiến hành sơn chống thấm, bạn phải trải qua hai lần sơn. Lần thứ nhất, trước khi thi công cần hòa trộn sơn chấm thấm với xi măng theo tỉ lệ 1:1, lần thứ 2 tương tự như lần 1. Sau khi thi công xong, lớp sơn phủ đều trên bề mặt, không có vệt, không bị lệch màu giữa các lớp thì công trình đã đạt yêu cầu.

Bước 3 : Bả matit trong thi công sơn nhà

Bả matit dùng để che khe nứt, khuyết điểm tạo bề mặt bằng phẳng cho các bề mặt tường nội và ngoại thất đảm bảo thẩm mỹ cho bức tường.

Khi quét lớp bả matit thì không nên dày quá 2mm.

Bước 4 : Sơn lót kháng kiềm trong thi công sơn nhà

Sơn lót chống kiếm có công dụng trung hòa tính kiềm, bảo vệ lớp sơn phủ luôn bền đẹp. Nếu không sử dụng sẽ gây mất thẩm mỹ do xi măng ăn mòn lớp sơn phủ, phá vỡ lớp cấu trúc bề mặt dẫn đến hiện tượng sơn bị bong tróc, hay lớp sơn sẽ bị bay màu, xuống cấp.

Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 01 hoặc 02 lớp chống kiềm. Mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 01h để đảm bảo độ khô cần thiết. 

Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện loại sơn lót và sơn phủ tích hợp 2 trong một giúp giảm đáng kể chi phí và công sức. 

quy trình thi công sơn nhàquy trình thi công sơn nhà

Bước 5: Sơn lớp sơn hoàn thiện

Để lớp sơn tường nhà lên màu đẹp ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh đúng quy trình các bước thi công thì cần lưu ý cho bước sơn cuối cùng này.

Sơn màu lần 1:

–    Sau khi sơn lót xong 2 tiếng thì có thể tiến hành sơn màu lần 1

–    Tùy vào bề mặt sơn có thể chọn dụng cụ thi công là máy phun sơn hoặc Rulo.

–    Trước khi thi công nên pha loãng sơn màu với10% dung môi(nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và dễ hơn cho việc thi công.

Sơn màu lần 2

–    Tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối sau 2 tiếng hoàn thành lớp sơn lần 1. 

–    Khi sơn xong, dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát.  Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.

  • quy trình thi công sơn nhàquy trình thi công sơn nhà

Là chủ đầu tư của một ngôi nhà đang được xây dựng, bản thân bạn phải nắm rõ quy trình thi công sơn nhà để lớp sơn nhà bạn không những đạt được độ mịn, đẹp mà còn đạt tuổi thọ tối đa. Có như vậy, ngôi nhà mới được hoàn hảo như ý mình mong muốn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc thi công sơn nhà.

Click to rate this post!

[Total:

1

Average:

5

]