Review đánh giá phim The Platform – Hố sâu đói khát

Mục lục bài viết

Review 1

Kịch bản phim khá lạ, một hệ thống nhà tù phân chia thành nhiều tầng, mỗi tầng có hai người. Mỗi ngày sẽ có thức ăn xuống và mỗi tầng có thời gian 2 phút để ăn. Tất nhiên là thức ăn sẽ không đủ cho tất cả các tầng. Thứ tự tầng sẽ thay đổi theo tháng, có người tháng này được ăn uống no say ở tầng 2 nhưng tháng sau lại đói rã ruột ở tầng 140. Màu chủ đạo trong bộ phim là màu xám (vào ban ngày) và đỏ (vào ban đêm) cho thấy sự tù túng, khó chịu, ngột ngạt trong nhà tù. Trong The Platform, mỗi tầng đại diện cho các giai cấp trong xã hội. Từ giới thượng lưu thức ăn dư thừa ăn không hết cho đến những tầng lớp dưới đáy xã hội không có gì để ăn. Qua bộ phim những chi tiết này được phản ánh rất rõ luôn á.

Phim không đi theo motip như những phim khác, không có đoạn cao trào nhưng những chi tiết trong phim đủ để thu hút bạn xem hết cả bộ. Phim không hề có những cảnh jump-scare đáng sợ nhưng những chi tiết trong The Platform đòi hỏi người xem phải có tâm lý đủ mạnh để xem hết những cảnh máu me, đâm chém, xẻ thịt và ăn thịt người. Dàn cast khá lạ nhưng diễn rất đỉnh, anh diễn viên chính vào mấy đoạn đọc thoại nội tâm diễn đỉnh lắm.
Và cái đáng nói ở đây là phim đã mượn nhu cầu cơ bản của con người để phản ánh rõ hơn bản chất của con người. Như mình đã nói ở trên, những người sống ở tầng trên luôn ăn uống xa hoa, thoải mái mà không bao giờ nghĩ cho những người ở tầng dưới. Giống như trong xã hội, những người giàu luôn đè đầu những người nghèo. Những người dưới đáy xã hội không có gì để ăn nên họ phải làm mọi thứ để sinh tồn như ăn thịt bạn cùng tầng của mình. Khi bị dồn vào bước đường cùng thì phần “con” trong con người sẽ trổi dậy và làm mọi thứ để được sinh tồn.
The Platform còn có nhiều ý nghĩa khác và nhiều bài học nữa ví dụ như hình tượng “con ốc sên”,… Nhưng để tránh spoil quá nhiều mình chỉ viết nhiêu đó. Phim không có tính giải trí, khá khó xem vì tâm lý rất nặng, âm thanh cũng gây khó chịu cho người xem bởi những tiếng cót két rất nổi da gà, thoại của những nhân vật rất ám ảnh luôn á. Cái kết của phim hơi cụt ngủn nhưng nếu suy nghĩ sẽ hiểu được biên kịch muốn nói gì. Ai đang tìm một bộ phim tâm lý nặng để giải stress thì nên lên Netflix xem nhé

1f60a.png

————————————
Vote 8/10 (Trừ điểm cái kết hơi cụt).

Review 2

Phim này có ý tưởng cực kỳ dị và độc đáo: một tòa tháp được chia ra hàng trăm tầng , mỗi tầng có hai người ở chung với nhau. Người nào ở tầng cao nhất sẽ có đầy đủ đồ ăn ngon lành, đống đồ ăn thừa của tầng trên sau đó sẽ được đẩy xuống tầng dưới bằng một cái bàn đá khổng lồ giữa phòng. Và cứ như thế cho đến tầng thấp nhất.
Câu hỏi đặt ra là liệu có đủ đồ ăn cho tất cả mọi người không? Tất nhiên là không, bởi vì những người ở các tầng trên không bao giờ chỉ ăn đủ số calo mà họ cần. Họ phá hoại đồ ăn của các tầng dưới, họ ăn thỏa thuê thừa mứa. Và bởi vì là người ở trên, nên họ có toàn quyền quyết định, mặc cho những người ở dưới cứ gào thét như thế nào. Một ẩn dụ về cách các tầng lớp trong xã hội đối xử với nhau.
Còn những người ở các tầng thấp hơn, nếu đồ ăn không có thì phải làm gì? Giết để ăn lẫn nhau, tự sát, phát điên lên, vật vờ uống nước sống qua ngày chờ chết…Đó đúng là thực trạng xảy ra ở những khu vực quá nghèo đói trên thế giới. Miếng ăn, những nhu cầu cơ bản khiến cho con người sẵn sàng làm mọi thứ để sinh tồn.
Nhưng điều rất hay là cứ một tháng, số tầng sẽ thay đổi một lần. Người ở tầng thấp có thể lên cao, người ở tầng cao có thể bị đẩy xuống dưới. Lại thêm một ví dụ rất hay về cuộc sống thực tế biến đổi khôn lường. Ngày trước mới là đại gia, ngày hôm sau lại trở thành kẻ trắng tay.
Nhưng cũng nhờ những trải nghiệm ở các tầng dưới cùng thì bản thân nhân vật chính mới bắt đầu biết quý giá miếng ăn và nghĩ tới người khác khi ở tầng trên cao. Hành trình của nhân vật chính trong phim đẫm máu, nhiều phân đoạn rùng rợn về tâm lý và phơi bày bản hoang dại của con người.
Cái kết của phim sẽ khá mơ hồ, mọi người coi xong cũng không cần quá chú trọng vào diễn biến sau làm gì. Phim này sinh ra là để đưa tới những thông điệp và khiến người xem phải suy gẫm nhiều thứ là chính.

Ý nghĩa của phim

1. Khác biệt giai cấp và đấu tranh không ngừng

Mô hình của cái Hố thực ra cũng như mô hình xã hội hiện tại, tầng trên ăn xong thì tầng dưới mới được ăn và tới mấy tầng cuối cùng thì chả còn gì để ăn. Hiểu đơn giản thì nó rất tư bản đặc thù, ở trên cao thì có nhiều quyền lợi hơn. Còn mô hình mà nhân vật chính ra sức để thay đổi chính là chuyển về xã hội chủ nghĩa, thế giới đại đồng khi mọi người đều biết nhường nhịn và chia sẻ cho nhau.

2. Đứa trẻ là biểu tượng

Trong phim có hai biểu tượng, một là cái bánh Panna Cotte, mềm mỏng dễ vỡ và sau là đứa bé, hai biểu tượng đó phải được gởi ngược lên để thay đổi. Cái bánh là biểu tượng cho lối suy nghĩ của hệ thống này đã sai. Thay vì con người vì đói mà tranh giành, giết nhau để có miếng ăn thì họ đã giữ được một cái bánh lành lặn để gởi ngược lên, chứng minh lối quản lý xã hội đang sai. Đứa bé thì khác, khi được tiết lộ rằng 20 mấy năm qua tổ chức không hề để đứa trẻ dưới 16 tuổi nào trong đây. Nên khi gởi đứa bé lên, là để chứng minh bộ máy cầm quyền đã sai, mục ruỗng từ bên trong. Đấy là hai cách chứng minh, 1 là đường lối lãnh đạo sai, 2 là ban lãnh đạo có vấn đề.

3. Xã hội đảo tầng và tính đa dạng

Có rất nhiều dạng người trong cái Hố, mỗi dạng lại một kiểu. Bạn không biết được rằng tháng sau bạn sẽ no nê hay đói khổ. Như trận dịch này vậy, làm sao chúng ta biết rằng nó sẽ xảy ra. Nhưng, có những người dù đã chạm đáy xã hội, đã đủ khổ sở nhưng khi đứng lên đỉnh cao lại vẫn sẽ sẵn lòng đái xuống đầu người bên dưới. Hay tầng lớp dưới muốn leo lên trên thì cũng bị đối xử tàn tệ. Những hình ảnh khác đáng lưu ý như một ông già tầng rất sâu cầm mớ tiền không thể ăn được, hai người đàn ông tắm cùng nhau, cô bé cầm đàn vĩ cầm… tức là dù ở bất kỳ tầng lớp nào thì bạn vẫn có quyền sống với thứ mình yêu thích.

4. Tầng lớp đấu tranh

Nhìn vô là thấy, người có tri thức và đức tin sẽ lãnh đạo, mở đường cho đấu tranh giai cấp, tầng lớp có sức khoẻ, hơi ngây thơ và… da màu sẽ nghe theo và đi theo.

5. Số tầng và đứa trẻ.

Đứa trẻ ở tầng 333, mỗi tầng có người, vậy đứa trẻ là người thứ 666, đây là con số của Quỷ Satan. Goreng có nghĩa là “chiên” trong tiếng Bahasa, cuối cùng, để tái thiết xã hội thì cần có một người đi vào hoả ngục và giải thoát cho đứa con của quỷ Satan. Điều này phù hợp với tính cách của Goreng, khi là người đề cao tính thiết quân luật cứng rắn, ví dụ như tầng dưới không nghe thì tao sẽ nặng tay…

Phim này nếu giai đoạn khác coi thì chắc không thấy nó hay đâu, nhưng giai đoạn dịch bệnh kiểu này thì coi lại thấy nặng hơn.

Tuy nhiên, dù cách thể hiện mới lạ, nhưng cách kể chuyện và nhìn thẳng trực diện vào vấn đề và quá tăm tối của phim này chắc sẽ khó hợp với đám đông cũng như giảm đi thiện cảm của nhiều người dành cho nó.

Có lẽ trong tình trạng dịch đang bùng mạnh như mấy ngày vừa qua thì nằm ở nhà xem phim là một quyết định đúng đắn nhất. May sao mình chọn được một bộ phim rất thích hợp để xem trong mùa Covid-19 này vì thật sự phim phản ánh được nhiều mặt xấu của con người.Kịch bản phim khá lạ, một hệ thống nhà tù phân chia thành nhiều tầng, mỗi tầng có hai người. Mỗi ngày sẽ có thức ăn xuống và mỗi tầng có thời gian 2 phút để ăn. Tất nhiên là thức ăn sẽ không đủ cho tất cả các tầng. Thứ tự tầng sẽ thay đổi theo tháng, có người tháng này được ăn uống no say ở tầng 2 nhưng tháng sau lại đói rã ruột ở tầng 140. Màu chủ đạo trong bộ phim là màu xám (vào ban ngày) và đỏ (vào ban đêm) cho thấy sự tù túng, khó chịu, ngột ngạt trong nhà tù. Trong The Platform, mỗi tầng đại diện cho các giai cấp trong xã hội. Từ giới thượng lưu thức ăn dư thừa ăn không hết cho đến những tầng lớp dưới đáy xã hội không có gì để ăn. Qua bộ phim những chi tiết này được phản ánh rất rõ luôn á.Phim không đi theo motip như những phim khác, không có đoạn cao trào nhưng những chi tiết trong phim đủ để thu hút bạn xem hết cả bộ. Phim không hề có những cảnh jump-scare đáng sợ nhưng những chi tiết trong The Platform đòi hỏi người xem phải có tâm lý đủ mạnh để xem hết những cảnh máu me, đâm chém, xẻ thịt và ăn thịt người. Dàn cast khá lạ nhưng diễn rất đỉnh, anh diễn viên chính vào mấy đoạn đọc thoại nội tâm diễn đỉnh lắm.Và cái đáng nói ở đây là phim đã mượn nhu cầu cơ bản của con người để phản ánh rõ hơn bản chất của con người. Như mình đã nói ở trên, những người sống ở tầng trên luôn ăn uống xa hoa, thoải mái mà không bao giờ nghĩ cho những người ở tầng dưới. Giống như trong xã hội, những người giàu luôn đè đầu những người nghèo. Những người dưới đáy xã hội không có gì để ăn nên họ phải làm mọi thứ để sinh tồn như ăn thịt bạn cùng tầng của mình. Khi bị dồn vào bước đường cùng thì phần “con” trong con người sẽ trổi dậy và làm mọi thứ để được sinh tồn.The Platform còn có nhiều ý nghĩa khác và nhiều bài học nữa ví dụ như hình tượng “con ốc sên”,… Nhưng để tránh spoil quá nhiều mình chỉ viết nhiêu đó. Phim không có tính giải trí, khá khó xem vì tâm lý rất nặng, âm thanh cũng gây khó chịu cho người xem bởi những tiếng cót két rất nổi da gà, thoại của những nhân vật rất ám ảnh luôn á. Cái kết của phim hơi cụt ngủn nhưng nếu suy nghĩ sẽ hiểu được biên kịch muốn nói gì. Ai đang tìm một bộ phim tâm lý nặng để giải stress thì nên lên Netflix xem nhé=))————————————Vote 8/10 (Trừ điểm cái kết hơi cụt).Phim này có ý tưởng cực kỳ dị và độc đáo: một tòa tháp được chia ra hàng trăm tầng , mỗi tầng có hai người ở chung với nhau. Người nào ở tầng cao nhất sẽ có đầy đủ đồ ăn ngon lành, đống đồ ăn thừa của tầng trên sau đó sẽ được đẩy xuống tầng dưới bằng một cái bàn đá khổng lồ giữa phòng. Và cứ như thế cho đến tầng thấp nhất.Câu hỏi đặt ra là liệu có đủ đồ ăn cho tất cả mọi người không? Tất nhiên là không, bởi vì những người ở các tầng trên không bao giờ chỉ ăn đủ số calo mà họ cần. Họ phá hoại đồ ăn của các tầng dưới, họ ăn thỏa thuê thừa mứa. Và bởi vì là người ở trên, nên họ có toàn quyền quyết định, mặc cho những người ở dưới cứ gào thét như thế nào. Một ẩn dụ về cách các tầng lớp trong xã hội đối xử với nhau.Còn những người ở các tầng thấp hơn, nếu đồ ăn không có thì phải làm gì? Giết để ăn lẫn nhau, tự sát, phát điên lên, vật vờ uống nước sống qua ngày chờ chết…Đó đúng là thực trạng xảy ra ở những khu vực quá nghèo đói trên thế giới. Miếng ăn, những nhu cầu cơ bản khiến cho con người sẵn sàng làm mọi thứ để sinh tồn.Nhưng điều rất hay là cứ một tháng, số tầng sẽ thay đổi một lần. Người ở tầng thấp có thể lên cao, người ở tầng cao có thể bị đẩy xuống dưới. Lại thêm một ví dụ rất hay về cuộc sống thực tế biến đổi khôn lường. Ngày trước mới là đại gia, ngày hôm sau lại trở thành kẻ trắng tay.Nhưng cũng nhờ những trải nghiệm ở các tầng dưới cùng thì bản thân nhân vật chính mới bắt đầu biết quý giá miếng ăn và nghĩ tới người khác khi ở tầng trên cao. Hành trình của nhân vật chính trong phim đẫm máu, nhiều phân đoạn rùng rợn về tâm lý và phơi bày bản hoang dại của con người.Cái kết của phim sẽ khá mơ hồ, mọi người coi xong cũng không cần quá chú trọng vào diễn biến sau làm gì. Phim này sinh ra là để đưa tới những thông điệp và khiến người xem phải suy gẫm nhiều thứ là chính.Mô hình của cái Hố thực ra cũng như mô hình xã hội hiện tại, tầng trên ăn xong thì tầng dưới mới được ăn và tới mấy tầng cuối cùng thì chả còn gì để ăn. Hiểu đơn giản thì nó rất tư bản đặc thù, ở trên cao thì có nhiều quyền lợi hơn. Còn mô hình mà nhân vật chính ra sức để thay đổi chính là chuyển về xã hội chủ nghĩa, thế giới đại đồng khi mọi người đều biết nhường nhịn và chia sẻ cho nhau.Trong phim có hai biểu tượng, một là cái bánh Panna Cotte, mềm mỏng dễ vỡ và sau là đứa bé, hai biểu tượng đó phải được gởi ngược lên để thay đổi. Cái bánh là biểu tượng cho lối suy nghĩ của hệ thống này đã sai. Thay vì con người vì đói mà tranh giành, giết nhau để có miếng ăn thì họ đã giữ được một cái bánh lành lặn để gởi ngược lên, chứng minh lối quản lý xã hội đang sai. Đứa bé thì khác, khi được tiết lộ rằng 20 mấy năm qua tổ chức không hề để đứa trẻ dưới 16 tuổi nào trong đây. Nên khi gởi đứa bé lên, là để chứng minh bộ máy cầm quyền đã sai, mục ruỗng từ bên trong. Đấy là hai cách chứng minh, 1 là đường lối lãnh đạo sai, 2 là ban lãnh đạo có vấn đề.Có rất nhiều dạng người trong cái Hố, mỗi dạng lại một kiểu. Bạn không biết được rằng tháng sau bạn sẽ no nê hay đói khổ. Như trận dịch này vậy, làm sao chúng ta biết rằng nó sẽ xảy ra. Nhưng, có những người dù đã chạm đáy xã hội, đã đủ khổ sở nhưng khi đứng lên đỉnh cao lại vẫn sẽ sẵn lòng đái xuống đầu người bên dưới. Hay tầng lớp dưới muốn leo lên trên thì cũng bị đối xử tàn tệ. Những hình ảnh khác đáng lưu ý như một ông già tầng rất sâu cầm mớ tiền không thể ăn được, hai người đàn ông tắm cùng nhau, cô bé cầm đàn vĩ cầm… tức là dù ở bất kỳ tầng lớp nào thì bạn vẫn có quyền sống với thứ mình yêu thích.Nhìn vô là thấy, người có tri thức và đức tin sẽ lãnh đạo, mở đường cho đấu tranh giai cấp, tầng lớp có sức khoẻ, hơi ngây thơ và… da màu sẽ nghe theo và đi theo.Đứa trẻ ở tầng 333, mỗi tầng có người, vậy đứa trẻ là người thứ 666, đây là con số của Quỷ Satan. Goreng có nghĩa là “chiên” trong tiếng Bahasa, cuối cùng, để tái thiết xã hội thì cần có một người đi vào hoả ngục và giải thoát cho đứa con của quỷ Satan. Điều này phù hợp với tính cách của Goreng, khi là người đề cao tính thiết quân luật cứng rắn, ví dụ như tầng dưới không nghe thì tao sẽ nặng tay…Phim này nếu giai đoạn khác coi thì chắc không thấy nó hay đâu, nhưng giai đoạn dịch bệnh kiểu này thì coi lại thấy nặng hơn.Tuy nhiên, dù cách thể hiện mới lạ, nhưng cách kể chuyện và nhìn thẳng trực diện vào vấn đề và quá tăm tối của phim này chắc sẽ khó hợp với đám đông cũng như giảm đi thiện cảm của nhiều người dành cho nó.