Sao mâm ngũ quả có dừa, mãng cầu, đu đủ, xoài?

Miền Nam hoa quả phong phú nên mâm ngũ quả có nhiều loại, nhưng nhiều gia đình vẫn thích bày ngũ quả theo mong ước Cầu vừa đủ xài.

Ngu qua Nam bo anh 1

Sách Tết cổ truyền người Việt (PGS Lê Trung Vũ chủ biên) cho rằng miền Nam hoa quả phong phú nên mâm ngũ quả có nhiều loại. Tuy vậy, nhiều nhà bày mâm ngũ quả theo mong ước Cầu vừa đủ xài: Cầu (mãng cầu), vừa (quả dừa), đủ (đu đủ), sài (quả xoài). Các loại quả này được bày trên bàn thờ lấy may với hy vọng trong năm lúc nào trong nhà cũng đủ tiền để tiêu xài.

Ngu qua Nam bo anh 2

Trong cuốn sách được tặng giải thưởng Hội Văn nghệ dân gian năm 1993 cũng nói về những món ăn đặc trưng của Nam bộ dịp Tết. Trong đó, không thể thiếu món dưa giá với nguyên liệu là giá đỗ, hẹ, cà rốt, hành tím…

Ngu qua Nam bo anh 3

Bánh tét là món đặc trưng của miền Nam. Nhiều nhà cầu kỳ trộn thêm tôm khô, lạp xưởng khi gói bánh. Món bánh tét lá cẩm cũng được nhiều nhà ưa chuộng.

Ngu qua Nam bo anh 4

Củ kiệu muối là món ăn được nhiều gia đình ưa thích với vị cay nồng, giòn xen chua ngọt. Đây là món ăn chống ngán bên cạnh những thịt, bánh, mỡ ngày Tết.

Ngu qua Nam bo anh 5

Thịt kho là miếng thịt ba chỉ thái to, kho nhạt với đường, nước dừa, sao cho miếng thịt chín dừ, mỡ trong mà không nát. Thịt kho ăn kèm dưa giá và kiệu.

Ngu qua Nam bo anh 6

Các tác giả sách Tết cổ truyền người Việt cho rằng các món mứt Sài Gòn phong phú bởi hoa quả nhiều: Sầu riêng, sê-ri, chùm ruột… bình dân nhất là mứt dừa. Miền Nam là xứ sở của dừa nên mứt dừa ở Sài Gòn cũng nhiều loại và ngon hơn các nơi khác.

Ngu qua Nam bo anh 7

Nem bì làm bằng bì lợn luộc và thịt ba chỉ rán vàng thái chỉ, sau đó trộn thính và gia vị. Cuốn bánh đa nem ra ngoài rau sống và nem bì, chấm nước mắm ớt, dấm, tỏi.

Mục lục bài viết

Chợ phiên ngày giáp Tết

Trong tâm trí ngây thơ của con trẻ, chỉ cần nghĩ đến Tết, lòng đã thấy rộn ràng. Bước chân ra đến chợ, cái háo hức ấy lại mơn man, khiến đôi mắt trong ngần lấp lánh niềm vui.

Y Nguyên