Science curiculum vitae personally – University of Da Nang

Lượng từ trong tiếng Hán tương ứng với danh từ chỉ đơn
vị (hay còn gọi là loại từ, danh từ biệt loại…) trong tiếng Việt, đều là từ
dùng để biểu thị số lượng đơn vị của sự vật hoặc động tác. Lượng từ tiếng Hán và danh từ
chỉ đơn vị tiếng Việt đa số mượn từ danh từ, nên ý nghĩa hình tượng của chúng
có nguồn gốc từ danh từ, chủ yếu được thể hiện
bằng thị giác. Ý nghĩa hình tượng của lượng từ tiếng Hán và danh từ chỉ đơn vị tiếng
việt ngoài khả năng làm đơn vị biểu lượng ra, chúng còn có khả năng khiến chúng
ta tưởng tượng được hình ảnh cụ thể sinh động của sự vật. Khả năng liên tưởng
này đã khiến cho lượng từ tiếng Hán và danh từ chỉ đơn vị tiếng Việt có tác
dụng mô tả và phân định sự vật. Từ khả năng mô tả và phân định sự vật đã xây
dựng nên cơ chế mượn hình ảnh của sự vật này để mô tả một sự vật khác.

Tuy nhiên cơ chế mượn danh từ làm lượng từ không được
tùy tiện, mượn thế nào và mượn của sự vật nào đều thể hiện cách nhìn nhận thế
giới khách quan bên ngoài của con người, thể hiện phương thức tư duy độc đáo và
cách thức tri nhận về thế giới khách quan của dân tộc đó. Nên cơ chế mượn danh
từ để làm từ chỉ đơn vị trong tiếng Hán và tiếng Việt  không hoàn toàn giống nhau, bởi vì quan niệm
thuộc tính không gian của hai dân tộc khác nhau. Quan niệm thuộc tính không
gian này lại phụ thuộc văn hóa, lịch sử, địa lí của mỗi đất nước.

Dựa trên nền
tảng lí thuyết ngôn ngữ học về thuộc tính không gian trong ngữ nghĩa, dựa vào
chức năng mô tả của lượng từ tiếng Hán và danh từ chỉ đơn vị tiếng việt, chúng
tôi muốn đi sâu khảo sát và so sánh thuộc tính không gian của loại từ chỉ đơn
vị trong tiếng Hán và tiếng Việt, trên cơ sở đó phân tích cách tri nhận của của
hai dân tộc về loại từ này.

            Từ đầu thế kỉ XXI, trên thế giới đã bắt
đầu nghiên cứu áp dụng lí thuyết tri nhận vào việc giảng dạy ngoại ngữ, cho đến
nay đã gần 20 năm, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tụt hậu. Việc giới thiệu
phương pháp giảng dạy tri nhận có ý nghĩa tích cực trong việc tìm kiếm phương
pháp giảng dạy mới, nâng cao chất lượng giảng dạy. Đưa các hiện tượng, quy luật
ngôn ngữ mới được phát hiện áp dụng vào việc hướng đạo cho giảng dạy, vận dụng
các nghiên cứu về quy luật tri nhận ngôn ngữ vào việc nâng cao ý thức tri nhận
của học sinh sinh viên, ý thức về tính chung, nuôi dưỡng ngữ cảm. Đặc biệt
trong lĩnh vực lí giải ngôn ngữ, tăng cường bồi dưỡng tri nhận, vừa giảng dạy
kĩ năng, vừa tăng cường truyền thụ kiến thức tri nhận để tăng khả năng cảm nhận
ngôn ngữ cho người học.

Từ khóa: lượng từ, danh từ chỉ đơn vị, ý nghĩa hình tượng,
từ chỉ đơn vị, chức năng tu từ.

Abstract:

Quantifier in Chinese
corresponds to the word unit (or word type, noun type …) in Vietnamese, which
is the word used to denote the number of units of things or movements. The
amount of Chinese words and nouns in Vietnamese are mostly borrowed from nouns,
so their meaning is derived from nouns, mainly represented by visual. Meaning
of Chinese words and nouns in Vietnamese only in addition to the ability to
make units of output, they also have the ability to imagine people the specific
image of life. This association has caused the amount of Chinese words and
nouns in Vietnamese units to describe and describe things. From the ability to
describe and delineate things, the mechanism of borrowing the image of the
object is described to describe another.

However, the mechanism of
borrowing nouns that are arbitrary, borrowed and borrowed from anything
expresses a view of the external world of man, expressing the unique way of
thinking and the way Recognizing the objective world of the nation. The
mechanism of borrowing nouns to do from the units only in Chinese and
Vietnamese is not quite the same, because the concept of spatial attributes of
two different ethnic groups. The concept of this spatial attribute depends on
the culture, history, geography of each country.

Based on the theoretical basis
of spatial properties in semantics, based on the descriptive function of
Chinese words and nouns in Vietnamese only, we would like to explore and
compare the spatial attributes of the type. from only in Chinese and
Vietnamese.

Since the beginning of the 21st century, the
world has begun to study the application of cognitive theory to foreign
language teaching, so far nearly 20 years, Vietnam is still in the lag phase.
The introduction of cognitive teaching methods has positive implications for
finding new teaching methods, improving the quality of teaching. Introduce new
phenomena and language rules that are found to be applied to scout teaching,
apply research on the law of cognitive linguistics to improve the cognitive
style of students, about the general, nurture feelings. Especially in the field
of language interpretation, increased cognitive skills, as well as teaching
skills, while enhancing the transmission of cognitive knowledge to increase the
ability to feel the language learners.

Keywords: quantifier,
unit noun, additional significance, unit word, rhetorical function.


Đây là một sản phẩm khoa học dành cho người nghiên cứu và người học quan tâm đến lĩnh vực đối chiếu ngôn ngữ giữa tiếng Trung và tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận.