SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh ở Thư viện trường Tiểu học

Bạn đang xem

20 trang mẫu

của tài liệu “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh ở Thư viện trường Tiểu học”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Nhà văn Macxin Gorki đã từng nói: “Mây đen có thể che được ánh sáng mặt trời, nhưng không gì có thể che được ánh sáng của sách mang lại. Mỗi cuốn sách đều mang tới cho người đọc rất nhiều ý nghĩa của cuộc sống. Không chỉ với người lớn, với trẻ thơ mỗi cuốn sách còn là một thế giới bí ẩn, khám phá nó sẽ thấy được vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống”. 
Từ xưa tới nay, con người luôn luôn đề cao sách. Sách là một người thầy vĩ đại của chúng ta, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Sách có tác dụng vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát triển nhân cách, tri thức của con người. Nhờ có những cuốn sách mà chúng ta có thể biết được nhiều điều về tri thức của nhân loại.
Hiện nay xã hội đang bước vào một thời đại mới. Đó là thời đại của công nghệ, của khoa học kỹ thuật, của trí tuệ. Thời đại đòi hỏi đất nước phải có những con người với trình độ học vấn cao, có tri thức, có bản lĩnh, có năng lực thực hiện đáp ứng mọi yêu cầu của đời sống xã hội. Thực tiễn nói trên đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo phải không ngừng đổi mới trong dạy và học, phải coi trọng công tác Thư viện trường học.
Thư viện trường học luôn đóng vai trò hết sức quạn trọng trong hoạt động của mỗi nhà trường, có câu nói“ Thư viện là linh hồn của trường học”, Thư viện là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá – khoa học của nhà trường. Nếu làm tốt công tác Thư viện sẽ góp phần nầng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, xây dựng thói quen tự học tự nghiên cứu cho học sinh và ngoài ra còn góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn minh cho cán bộ giáo viên và học sinh trong trường.
Thư viện trường học giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Thư viện là nơi khuyến khích sự ham hiểu biết của học sinh hoàn thiện kĩ năng “đọc” và “nói”, giúp học sinh tiếp cận với các thông tin, hướng dẫn các em cách thức tìm kiếm và tích luỹ thông tin.
Ngày nay trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin cùng với phương tiện nghe nhìn khác như tivi, đài, internet, ... “văn hóa đọc” đang dường như có xu hướng bị lấn át, thu hẹp. Cần phải khẳng định rằng văn hóa đọc vẫn luôn là nét đẹp của đời sống xã hội, góp phần tôn vinh các giá trị tinh thần, là thước đo trình độ dân trí, đồng thời là công cụ hữu hiệu để bồi đắp và nâng cao tâm hồn. Vì vậy, việc xây dựng ý thức, thói quen và phát huy văn hóa đọc đối với học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước càng đặc biệt quan trọng.
Vậy, làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê đọc sách báo của học sinh, nhằm giữ gìn và phát huy “văn hóa đọc” đang bị thông tin nghe nhìn lấn át? Trong nhiều năm qua, Thư viện trường Tiểu học Ngư Lộc 2 đã luôn đổi mới, nâng cao công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với Thư viện ngày càng đông hơn, song việc đọc sách của học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn, thực trạng công tác thu hút bạn đọc ở Thư viện trường để nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh ở Thư viện trường Tiểu học, tôi đã mạnh dạn đưa ra: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh ở Thư viện trường Tiểu học”, hy vọng nó sẽ giúp ích cho tôi và đồng nghiệp trong quá trình công tác của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng “Văn hóa đọc” cho học sinh Tiểu học. Mục đích thu hút các em đến với Thư viện “tìm” và “đọc” sách báo, có phương pháp đọc sách đúng, có ý thức giữ gìn và bảo quản vốn tài liệu của Thư viện. Từ đó trau dồi kiến thức và giúp sách được luân chuyển nhanh, số vòng quay của sách nâng cao, đó cũng chính là mục đích cuối cùng của công tác Thư viện trường học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Các tài liệu có liên quan đến chất lượng văn hóa đọc cho học sinh Tiểu học. 
 - Các giải pháp nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh ở Thư viện trường Tiểu học Ngư Lộc 2.
4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Nghiên cứu tài liệu: Đọc sách chuyên ngành Thư viện, sách tham khảo, những bài báo về công tác Thư viện trường học.
	-Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng đọc sách của học sinh ở trường.
	-Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp và giờ ra chơi.
 -Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức cho học sinh tham gia đọc sách báo trong và ngoài Thư viện, Tổ chức những buổi tuyên truyền giới thiệu sách, trưng bày triển lãm sách theo chủ đề cho học sinh bằng những phương pháp khác nhau.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận
Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã đề ra những định hướng lớn về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Vì vậy, có thể khẳng định việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc là một nhiệm vụ quan trọng để xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân – Thiện – Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh.
Từ xưa đến nay, muốn đi đến thành công con người cần phải có tri thức. Một trong những cách tiếp cận tri thức đó chính là việc đọc sách. Tuy nhiên, để việc đọc sách thật sự hiệu quả thì mỗi cá nhân cần phải luyện cho mình văn hóa đọc. Và một trong những con đường để hình thành văn hóa đọc đó chính là việc chọn lựa sách sao cho phù hợp. 
Văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng được với sự phát triển của xã hội hiện đại, xã hội dựa trên nền tảng kinh tế tri thức. Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường sẽ là yếu tố thúc đẩy quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.
Trẻ em tuổi đến trường bắt đầu học đọc, học viết và cùng với đó, văn hóa đọc hình thành và phát triển. Độ tuổi học sinh tiểu học cũng là giai đoạn phức tạp trong cuộc đời của mỗi người với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. Các em còn rất ít kinh nghiệm sống. Việc tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm sống chủ yếu thông qua hoạt động học tập ở nhà trường và hoạt động đọc sách tại Thư viện. Do vậy, văn hóa đọc là điều kiện quan trọng để các em tiếp thu tri thức, đồng thời Thư viện cũng là môi trường thuận lợi cho phát triển văn hóa đọc thông qua việc cung cấp kiến thức, kỹ năng đọc, phát triển tư duy sáng tạo, hình thành các chuẩn mực ứng xử văn hoá cho học sinh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự tác động của văn hóa đọc với sự hình thành cá tính và nhân cách ở lứa tuổi thiếu nhi đặc biệt là lứa tuổi học sinh Tiểu học là rất mạnh mẽ. Do ở lứa tuổi này, các em còn chưa tự định hướng trong việc tiếp nhận thông tin nên việc sử dụng và biến sách báo tài liệu trở thành công cụ, phương tiện để giáo dục là việc làm hữu ích. Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay là trẻ em đang bị chi phối bởi rất nhiều các phương tiện và văn hóa nghe nhìn khiến chúng trở nên không còn hứng thú với việc đọc sách. Việc cấm các em sử dụng các thiết bị hiện đại với ý nghĩ việc làm đó thúc đẩy hứng thú đọc sách nhiều khi lại phản tác dụng. Điều chúng ta nên làm để thúc đẩy nhu cầu và hứng thú đọc sách cho các em lứa tuổi Tiểu học là tạo ra môi trường đọc sách hiện đại, thân thiện, biến những cuốn sách và Thư viện trở nên gần gũi, hữu ích và thú vị, qua đó xây dựng cho học sinh phương pháp đọc sách đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 
Thư viện trường học là linh hồn của trường học, nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người giúp cho các thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường không chỉ dạy tốt – học tốt, mà còn mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng “văn hóa đọc” cho con người.
Thư viện trường học là môi trường giáo dục mở và an toàn, nơi mà học sinh tìm đến sau những giờ học căng thẳng trên lớp. Là nơi mà học sinh có những cơ hội để khám phá, thực hành và phát triển những kiến thức đã thu nhận được, nơi học sinh có thể tự mình nêu ra những câu hỏi và hình thành những câu trả lời.
Chính vì vậy, cán bộ Thư viện cần thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động Thư viện trong nhà trường. Nhằm thu hút đông đảo học sinh đến Thư viện tham gia các hoạt động của Thư viện, “tìm” và “đọc” sách báo đúng phương pháp.
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	
Vào những năm đầu hình thành Thư viện, Thư viện trường Tiểu học thường không được quan tâm lắm, Thư viện chỉ là một kho để sách, không có bàn ghế đọc sách, có khi còn để chung với một lớp học, cán bộ Thư viện thường không có chuyên môn nghiệp vụ, cho nên Thư viện ít hoạt động, chủ yếu là đầu năm cho giáo viên mượn sách giảng dạy, học sinh mượn sách giáo khoa, cuối năm học thu về, vào sổ sách, làm báo cáo  
Dần dần, được sự quan tâm của ngành, của các cấp lãnh đạo, Thư viện trường học được đầu tư, phòng ốc khang trang hơn, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Thư viện. Cán bộ Thư viện được bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ. Thư viện trường học trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, là nơi mà các em học sinh luôn được chào đón, nơi mà mọi mơ ước và sở thích cá nhân của các em đều được trân trọng. 
Tuy nhiên, Thư viện trường học hiện nay chưa thực sự phát huy hết được chức năng, nhiệm vụ và hoạt động. Sự hiểu biết về vai trò và phương pháp hoạt động Thư viện của các cán bộ Thư viện, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng, tổ chức các hoạt động để thu hút học sinh vào Thư viện đọc sách, hình thành thói quen đọc sách cho các em ngay từ đầu cấp học Tiểu học.
Thư viện trường Tiểu học Ngư Lộc 2 được sự quan tâm của Phòng Giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và sự nỗ lực của cán bộ phụ trách Thư viên năm học 2005-2006 Thư viện nhà trường đã đạt “Thư viện tiên tiến” theo quyết định số 01/ 2003/ QĐ/ BGD &ĐT ngày 02/ 01/ 2003 của BGD&ĐT.
- Thư viện được đặt ở trung tâm, nơi thuận tiện cho giáo viên và học sinh đến tham gia mượn, đọc sách báo. Thư viện có 1 phòng đọc, 1 phòng kho với diện tích 54m2.
- Kho sách: Có 7 tủ để sách, tủ chuyên dùng trong Thư viện để sắp xếp sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. 
- Phòng đọc: Có 1 tủ trưng bày giới thiệu sách, có 1 bảng giới thiệu sách mới, có 30 bộ bàn ghế phục vụ cho giáo viên và học sinh đọc sách, có các danh mục, thư mục, nội quy Thư viện, nội quy phòng đọc 
- Tài liệu trong thư viện có: 3920 cuốn. Trong đó sách giáo khoa: 1328 cuốn, sách nghiệp vụ có: 587 cuốn, sách tham khảo: 2005 cuốn. Ngoài ra còn có các loại báo, tạp chí, tập san như: Báo Nhân dân, GD&TĐ, Thanh Hóa, Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Nhi đồng, Chăm học, Toán tuổi thơ, Văn học tuổi trẻ, Chuyên đề tạp chí giáo dục, Các tập san.... 
* Thuận lợi: 
+ Thư viện được bố trí ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.
+ Ngay từ đầu năm học Thư viện xây dựng kế hoạch hoạt động và đã được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. 
+ Tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường cùng tham gia hưởng ứng.
+ Cán bộ Thư viện có chuyên môn và nhiệt tình trong công việc, thường xuyên quan tâm đến công tác phục vụ bạn đọc nhất là chất lượng văn hóa đọc cho học sinh.
* Hạn chế : 
+ Diện tích Thư viện có hạn chỉ có 54 m2, mà số lượng học sinh lại đông 690 em.
+ Kinh phí đầu tư cho Thư viện có phần hạn chế nên việc bổ sung sách, báo có phần ảnh hưởng.
+ Sách phục vụ chủ đề, chủ điểm theo từng tháng chưa có nhiều.
+ Học sinh đến Thư viện đọc sách báo với niềm đam mê tìm tòi học hỏi còn hạn chế, chủ yếu mới thu hút số học sinh giỏi có lòng ham mê đọc sách báo và một số ít học sinh thích đọc các loại truyện tranh mang tính giải trí, hay học sinh chỉ đến Thư viện sau những buổi giới thiệu sách mới. 
+ Học sinh chưa có phương pháp đọc sách, báo, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với việc học tập của mình.
+ Khi đến Thư viện đọc sách báo một số em chưa có văn hoá ứng xử với tài liệu, vẫn còn có những hành động thiếu trân trọng sách, báo như: cuộn sách, gấp trang để đánh dấu, để sách, báo không ngay ngắn trên giá. Trong tư thế ngồi đọc sách, còn có những em ngồi không ngay ngắn, có em đưa chân lên ghế, nói chuyện gây ồn ào, làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh và khiến cán bộ Thư viện phải nhiều lần nhắc nhở.
* Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
 Kết quả thống kê bạn đọc trường Tiểu học Ngư Lộc 2 về học sinh tham gia đọc sách, báo trong Thư viện thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Bảng thống kê số lượt học sinh đến Thư viện tham gia đọc sách, báo
 trong tháng 9 năm học 2017-2018
Đối tượng bạn đọc
Tỉ lệ bạn đọc đến Thư viện
HS có phương pháp đọc sách
HS chưa có phương pháp đọc sách
Học sinh
520/690 = 75,4%
276/690 = 40%
244/690 = 35,4%
Qua kết quả điều tra khảo sát trên, tôi thấy tỷ lệ học sinh đến Thư viện đọc sách chưa cao, đặc biệt số học sinh có phương pháp đọc sách còn hạn chế. Điều đó cho thấy các em chưa ham thích đọc sách, chưa thấy được giá trị của sách mang lại. Chứng tỏ công tác Thư viện chưa thu hút được nhu cầu hứng thú đọc sách của học sinh
3. Các giải pháp sử dụng để nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh Tiểu học
	Qua quá trình nghiên cứu tôi xét thấy: Để nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh Tiểu học cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
	- Xây dựng cơ sở vật chất và nguồn vốn tài liệu của Thư viện.
- Xây dựng kế hoạch đọc sách phù hợp với học sinh Tiểu học.
- Hướng dẫn học sinh có phương pháp đọc sách hiệu quả.
- Tổ chức đa dạng hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến học sinh.
	- Đổi mới và mở rộng hình thức phục vụ bạn đọc.
3.1. Xây dựng cơ sở vật chất và nguồn vốn tài liệu của Thư viện
	Phát triển văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội. Bởi vậy, để tạo cho học sinh có thói quen tiếp xúc hàng ngày với tri thức mới thông qua những trang sách, thì việc xây dựng không gian văn hóa đọc trong trường học là hết sức quan trọng. 
Vì vậy, không gian Thư viện cần được đầu tư xây dựng, trang trí sinh động và thân thiện.Nhằm mục đích thu hút học sinh đến với Thư viện, kích thích nhu cầu hứng thú đọc của học sinh Tiểu học. 
Hình ảnh: Không gian một số góc trong Thư viện
Mặt khác, để Thư viện hoạt động được tốt và thu hút các em học sinh đến với Thư viện ngày một đông thì các loại sách, báo phải được bổ sung mới thường xuyên. Kho sách với nguồn vốn tài liệu đa dạng, phong phú cả về số lượng và chất lượng mới đáp ứng nhu cầu đọc của bạn đọc. 
Trong thực tế, nhu cầu đọc của các em đang phát triển, nhưng vốn tài liệu của Thư viện trường Tiểu học còn hạn chế. Đặc biệt sách tham khảo trong Thư viện còn hạn chế về tên sách.
Hiện nay, số lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, báo tạp chí của Thư viện nhà trường đã đủ so với yêu cầu về số lượng. Tuy nhiên, sách phù hợp với học sinh Tiểu học thường là truyện tranh, truyện ít chữ, các em thường đọc rất nhanh, nên phần lớn các em đều có yêu cầu Thư viện nên tăng cường bổ sung vốn tài liệu: sách tham khảo, sách thiếu nhi, sách theo chủ đề chủ điểm, tài liệu mới.
Vì vậy, cán bộ Thư viện phải căn cứ vào chương trình học tập của học sinh Tiểu học để tiến hành lựa chọn bổ sung tài liệu vào Thư viện. Muốn vậy, cán bộ Thư viện phải nắm vững nội dung, chương trình học của học sinh Tiểu học, đồng thời phải thường xuyên theo dõi, cập nhật danh mục giới thiệu sách của nhà xuất bản Giáo dục và một số nhà xuất bản khác để xây dựng kế hoạch bổ sung.
Khi tiến hành bổ sung sách, báo vào Thư viện cần thực hiện những nhiệm vụ sau: 
- Xác định nguồn vốn để bổ sung: 
+Thứ nhất: Yêu cầu Nhà trường nên tính đủ kinh phí đầu tư cho Thư viện theo Thông tư liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo số 30/TTLB ngày 26/7/1990, trong đó quy định kinh phí đầu tư cho Thư viện từ 6-10% tổng ngân sách giáo dục thường xuyên hàng năm. 
+Thứ hai: Tham mưu với ban giám hiệu thực hiện xã hội hóa công tác Thư viện với hội cha mẹ học sinh trong toàn trường, nhằm thu hút thêm nguồn vốn để mua bổ sung thêm sách, báo phát hành mới nhất phù hợp với cấp học, môn học, phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý của học sinh Tiểu học.
+Thứ ba: Phát động phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ để được đọc nhiều cuốn sách hay” phong trào phát động trong toàn trường giáo viên và học sinh cùng tham gia. Mỗi giáo viên tham gia ủng hộ ít nhất 2 cuốn sách/năm. Mỗi học sinh tham gia ủng hộ ít nhất 1 cuốn sách/năm. Sách tham gia quyên góp vào Thư viện phải đảm bảo về chất lượng và số lượng. Để động viên phong trào và khen thưởng những lớp, cá nhân làm tốt nên đề nghị với ban giám hiệu có khen thưởng kịp thời. Với sự chung tay của giáo viên, học sinh và phụ huynh, hàng trăm cuốn sách đã được mang tới chia sẻ cho mọi người cùng đọc.
+Thứ 4: Trao đổi sách theo chủ đề chủ điểm với các Thư viện trường bạn.
Cán bộ Thư viện chủ động liên hệ với các Thư viện trường bạn cùng nhau trao đổi những cuốn sách theo chủ đề chủ điểm mà Thư viện mình có với Thư viện bạn và ngược lại. Nhằm khắc phục tình trạng thiếu sách theo chủ đề, chủ điểm của Thư viện.
- Xác định các nguồn bổ sung: Sách được cấp, Nhà trường đặt mua với phòng Giáo dục huyện hoặc công ty sách- thiết bị trường học, hay các hiệu sách. 
	- Nắm vững nội dung kho tài liệu Thư viện, nhu cầu học sinh cần đọc những loại tài liệu nào? Từ đó cán bộ Thư viện sẽ biết nên bổ sung những loại sách gì? Cần số lượng bao nhiêu bản? Nhằm phục vụ nhu cầu đọc của học sinh được tốt hơn.
3.2. Xây dựng kế hoạch đọc sách phù hợp với học sinh Tiểu học
	Trong điều kiện hiện nay đối với học sinh nông thôn, nhất là học sinh Ngư Lộc - một xã vùng bãi ngang ven biển thì nơi đọc sách tốt nhất của các em là Thư viện trường học vì thế nhà trường cần quan tâm đầu tư xây dựng Thư viện đầy đủ về cơ sở vật chất, nguồn vốn sách, báo. Bên cạnh không gian lý tưởng thì việc tổ chức sắp xếp thời gian hoạt động Thư viện hợp lý sẽ góp phần tạo hứng thú đọc sách cho các em. 
	-Về thời gian đọc: 
+Ngoài thời gian học ở lớp, Thư viện cần tổ chức cho các em có thể đọc bất cứ thời gian nào khi các em đến trường, cụ thể Thời gian mở cửa Thư viện: 
Buổi sáng từ: 7h30 – 10h
	Buổi chiều từ: 14h – 16h
+Căn cứ vào kế hoạch, Thời khóa biểu của nhà trường, học sinh các khối lớp chỉ học 8-9 buổi/ tuần. Vì vậy, cán bộ Thư viện tham mưu với BGH phân bố lịch đọc sách vào những buổi học sinh không có giờ học. Bố trí mỗi khối lớp một buổi đọc sách trong tuần tại Thư viện dưới sự hướng dẫn của cán bộ Thư viện kết hợp với sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm. Những buổi đọc sách ở Thư viện này được nhà trường quản lý, mục tiêu là xây dựng văn hóa đọc và tạo thói quen đọc sách cho các em.
Ví dụ: Lịch Đọc sách của học sinh
 Thứ
HS khối
2
3
4
5
6
1
x
2
x
3
x
4
x
5
x
+Ngoài ra trong những tiết sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,  giáo viên cũng có thể cho các em đến Thư viện đọc sách theo chủ đề. Những cuốn sách hay sẽ mang đến cho mỗi học sinh những bài học về đạo đức, về kỹ năng sống, về kiến thức môn học rất đa dạng và phong phú. Giúp các em nhận thức vai trò của sách trong cuộc sống và từ đó biết yêu quý và giữ gìn sách hơn. 
- Ngay từ đầu năm học cán bộ Thư viện phải xây dựng kế hoạch hoạt động Thư viện cụ thể dựa trên kế hoạch của nhà trường. Trong kế hoạch phải nêu lên được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với từng chủ điểm để giới thiệu tới các em học sinh.
	Ví dụ 1: Chủ đề tháng 11: Thi đua lập nhiều thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
	Cán bộ Thư viện giới thiệu cho các em tìm đọc những cuốn sách như:
 + Tục ngữ ca dao Việt Nam về Giáo dục Đạo đức/ Nguyễn Nghĩa Dân .- H: Giáo dục, 2005 .- 135tr; 11x18 cm.
+ Những gương mặt Giáo dục Việt Nam 2007/ .- H: Giáo dục, 2007 .- 455tr; 16x24 cm
	Ví dụ 2: Chủ đề tháng 5: Thi đua lập thành tích chào mừng n