So sánh 4 dòng họ pháp luật trên thế giới – Kiến Thức Cho Người lao Động Việt Nam

Nội Dung Chính

  • Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới và quan điểm về cách phân nhóm đó
  • Mục lục
  • Dân luậtSửa đổi
  • So sánh hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới và quan điểm về cách phân nhóm đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 155.29 KB, 14 trang )Nội dung chính

  • Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới và quan điểm về cách phân nhóm đó
  • Mục lục
  • Dân luậtSửa đổi
  • So sánh hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law
  • Video liên quan

Bạn đang đọc: So sánh 4 dòng họ pháp luật trên thế giới

Bài tập lớn học kỳ

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

MỤC LỤC

A-

MỞ BÀI

Luật so sánh là môn học còn khá mới trong chương trình đào tạo luật ở Việt
Nam. Môn học này đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các luật gia, các nhà
nghiên cứu pháp luật ở Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang
tiến hành đổi mới và hội nhập ngày càng toàn diện với thế giới về nhiều lĩnh vực,
tìm hiểu, so sánh hệ thống pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới có
ý nghĩa quan trọng trong khoa học cũng như trong thực tiễn xây dựng và thực thi
pháp luật.
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế hiện nay có hơn 239 quốc gia và mỗi nước có
hệ thống pháp luật riêng điều chỉnh hoạt động của cư dân và các mối quan hệ với
bên ngoài. Vì vậy, chúng ta không thể và cũng không có thời gian để nghiên cứu
được hết tất cả các hệ thống pháp luật đó. Điều này dẫn đến việc phân nhóm các hệ
thống pháp luật trên thế giới thành những dòng họ pháp luật khác nhau.
Trong phạm vi bài tập cá nhân, em xin phép nghiên cứu đề tài “Cơ sở phân
nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới và quan điểm về cách phân nhóm đó” để
làm rõ hơn về vấn đề này.

NỘI DUNG
Khái quát về hệ thống pháp luật, dòng họ pháp luật
Khái niệm hệ thống pháp luật, dòng họ pháp luật
Hệ thống pháp luật
B-

I.
1.
a.

1

Bài tập lớn học kỳ

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

Hệ thống pháp luật (legal system) là khái niệm có nhiều nội hàm khác nhau
tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng thuật ngữ đó. Có hai ngữ cảnh thường được các
học giả sử dụng khi nói đến hệ thống pháp luật.
Thứ nhất, thuật ngữ hệ thống pháp luật được sử dụng khi nói đến pháp luật
của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó. Chẳng hạn thuật ngữ hệ thống pháp luật
được sử dụng để nói đến hệ thống pháp luật Mỹ với hàm ý là quốc gia nhưng cũng
có thể ám chỉ hệ thống pháp luật của từng bang trong nhà nước liên bang Mỹ.
Thứ hai, thuật ngữ hệ thống pháp luật được sử dụng để nói đến pháp luật của
một nhóm quốc gia hoặc vũng lãnh thổ mà hệ thống pháp luật của chúng có những
điểm chung nhất định. Ví dụ như nhiều học giả sử dụng thuật ngữ pháp luật để nói
đến hệ thống pháp luật Anh-Mỹ, hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa…
Điều đó cho thấy, thuật ngữ hệ thống pháp luật không có hàm ý rằng nội
dung của thuật ngữ này là hệ thống quy phạm, các chế định pháp luật và các thiết
chế pháp lý hoặc bao hàm cả mức độ, phạm vi điều chỉnh luật giống như hệ thống
pháp luật của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Khi sử dụng khái niệm hệ thống pháp
luật để nói đến pháp luật của nhóm quốc gia hoặc vũng lãnh thổ, nội hàm của nó
được mở rộng hơn. Theo đó, hệ thống pháp luật là “triết học pháp luật và kĩ thuật
pháp lí” chung của nhóm quốc gia, vùng lãnh thổ nào đó.

b.

Dòng họ pháp luật
Một số học giả thay vì sử dụng thuật ngữ hệ thống pháp luật đã sử dụng thuật
ngữ dòng họ pháp luật (legal family) để chỉ nhóm hệ thống pháp luật có những
điểm chung nhất định. Vì vậy trong luật so sánh, chúng ta gặp các thuật ngữ như
Dòng họ pháp luật La Mã- Giecsmanh, Dòng họ pháp luật Anh-Mỹ, dòng họ pháp
luật Châu Âu lục địa…

2

Bài tập lớn học kỳ

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

Dòng họ pháp luật phản ánh mối quan hệ mang tính chất lịch sử của các hệ
thống pháp luật khi chúng được xác định thuộc cùng dòng họ. Vì thế, trong dòng
họ pháp luật, có thể nói hệ thống pháp luật nào đó như là hệ thống pháp luật gốc, có
những hệ thống pháp luật khác được xác định là thuộc dòng họ nhưng không phải
hệ thống pháp luật gốc. Vì thế, các hệ thống khác nhau của một dòng họ có thể
được xem là những thế hệ khác nhau của dòng họ đó.
2.

Mục đích, ý nghĩa của việc phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới
Việc phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các nhóm khác
nhau chủ yếu nhằm mục đích sư phạm. Trên thế giới hiện nay có hơn hai trăm hệ
thống pháp luật khác nhau, mỗi hệ thống có những điểm riêng biệt. Khi được phân
chia vào các dòng họ pháp luật, các hệ thống pháp luật khác nhau được nhóm vào
các dòng họ pháp luật theo các thành tố và đặc điểm chung của chúng và những hệ

thống pháp luật không được nhóm vào cùng dòng họ pháp luật, có nghĩa là chúng
sẽ có những điểm khác biệt.
Việc phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới là một vấn đề rất khó
khăn và phức tạp, bởi vì mỗi quốc gia và mỗi vùng lãnh thổ đều có hệ thống pháp
luật riêng. Sự đa dạng này bắt nguồn từ sự đa dạng về kinh tế, chính trị, xã hội,
truyền thống, lịch sử, tôn giáo, ngôn ngữ, chủng tộc… của các quốc gia và cư dân
của các quốc gia đó. Những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đôí sự hình thành,
phát triển và nội dung các hệ thống pháp luật của quốc gia.
Việc phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới thành những dòng họ
pháp luật có những ý nghĩa nổi bật sau:
Thứ nhất, việc phân chia các hệ thống pháp luật thành các nhóm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giới thiệu tổng quát về các hệ thống pháp luật trên thế giới,
giúp cho các nhà luật học có được một bức tranh toàn cảnh về các hệ thống pháp
luật trên thế giới.
3

Bài tập lớn học kỳ

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

Thứ hai, thay vì việc nghiên cứu từng hệ thống pháp luật, việc phân nhóm sẽ
giúp chúng ta sắp xếp một cách có trật tự các hệ thống pháp luật trên thế giới, từ
đó, tiến hành những nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của các dòng họ pháp luật thông
qua việc nghiên cứu những hệ thống pháp luật điển hình của dòng họ pháp luật.
Thứ ba, việc phân nhóm này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc
nghiên cứu từng hệ thống pháp luật cụ thể mà chúng ta quan tâm. Với việc xác định
những đặc điểm của các nhóm pháp luật, khi cần phải nghiên cứu hệ thống pháp
luật cụ thể nào đó, chúng ta sẽ dễ dàng đi vào nội dung cụ thể của hệ thống pháp
luật này khi chúng ta có được những tri thức cơ bản về hệ thống pháp luật đó nếu

biết được hệ thống pháp luật này thuộc vào dòng họ pháp luật nào.
II.

Khái quát về cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều các hệ thống pháp luật khác nhau, bản thân mỗi hệ
thống pháp luật lại luôn thay đổi do các quy phạm pháp luật của nó luôn được bổ
sung, sửa đổi bởi các nhà làm luật hoặc bởi các phán quyết của thẩm phán. Điều
này khiến cho việc phân nhóm các hệ thống pháp luật gặp rất nhiều khó khăn và
phức tạp.
Mặc dù vậy, việc phân loại các hệ thống pháp luật vẫn có thể thực hiện được
do tính ổn định của các hệ thống pháp luật. Những thay đổi của mỗi hệ thống chỉ là
những thay đổi bên ngoài, ẩn chứa đằng sau sự thay đổi đó là sự ổn định của chính
hệ thống pháp luật đó mà nó thay đổi rất chậm, ngay cả khi có sự thay đổi lớn về
kinh tế, chính trị, xã hội. Nhân tố ổn định của mỗi hệ thống pháp luật là các nguyên
tắc quy định việc xây dựng pháp luật, giải thích pháp luật và áp dụng pháp luật
cũng như phương pháp chung trong việc đào tạo các luật gia.
Sự bền vững của hệ thống pháp luật quốc gia đã tạo ra khả năng cho việc sắp
xếp các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các nhóm khác nhau mà mỗi nhóm
đó được xem là một dòng họ pháp luật.
4

Bài tập lớn học kỳ

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

Hiện nay vẫn chưa trả lời được câu hỏi trên thế giới có bao nhiêu dòng họ
pháp luật. Do vậy xác định tiêu chí phân nhóm là yếu tố quyết định đối với việc xác
định số lượng các dòng họ pháp luật cũng như việc đưa một hệ thống pháp luật cụ
thể vào một dòng họ nào đó. Các học giả khác nhau đã và đang cố gắng tìm kiếm

các tiêu chí để phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các nhóm khác
nhau. Sự khác nhau này ở cả số lượng các tiêu chí và bản thân các tiêu chí được sử
dụng để phân nhóm.
Trước đây, nhiều tác giả luật học so sánh đã cố tìm ra một tiêu chí duy nhất
để phân nhóm các hệ thống pháp luật bởi họ cho rằng đó mới là biện pháp khoa học
nhất. Ví dụ: trong quá khứ các học giả đã căn cứ trên tiêu chí hệ thống kinh tế để
phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giói. Sự bất hợp lý là ở chỗ xét về tiêu
chí này thì Pháp và Anh có hệ thống kinh tế tương đối giống nhau nhưng hệ thống
pháp luật của chúng lại không hề tương đồng, nếu như Anh coi trọng án lệ hơn thì
Pháp lại coi trọng pháp luật thành văn hơn trong việc giải quyết các tranh chấp. Vì
vậy thực tế là xu hướng chọn duy nhất một tiêu chí đang dần bị thay thế mởi một
xu thế quan điểm tiến bộ hơn. Hiện nay phần lớn các tác giả đều đồng ý rằng để
việc phân chia có ý nghĩa thì cần dựa trên một vài tiêu chí khác nhau.
Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại như theo Konrad Zweigert và Hein
Kotz, ông dựa vào tiêu chí như các nguồn của pháp luật; nội dung bản chất của
pháp luật, nguồn gốc lịch sử của pháp luật, nền văn hóa và các hình thái pháp
luật…; Rene David phân loại dựa trên sự phối hợp hai tiêu chí: tiêu chí kĩ thuật
pháp lí và tiêu chí hệ tư tưởng; Constantinesco đề xuất một loạt các yếu tố quyết
định như những quyết định cơ bản của pháp luật đối với nền kinh tế, hệ tư tưởng
chính thức, vai trò của Nhà nước trong xã hội, quyền dân sự cơ bản, vai trò của
thẩm phán…; Sunberg tìm tòi cách phân lại dựa trên sự ảnh hưởng của từng hệ

5

Bài tập lớn học kỳ

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

thống, mức độ pháp điển hóa, vị trí của các nhân và lý luận định hướng sự phát

triển của pháp luật…
Mặc dù vậy, không thể khẳng định được rằng sử dụng bao nhiêu tiêu chí và
phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành bao nhiều dòng họ pháp luật là
chính xác. Việc phân loại dưa trên các tiêu chí nào cho phù hợp hoàn toàn phụ
thuộc mục đích của việc nghiên cứu.
Một số tiêu chí cụ thể để phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ

III.
1.

pháp luật
Tiêu chí kĩ thuật pháp lý
Tiêu chí này do René David- một học giả người Pháp đưa ra. Ông cho rằng
giữa các hệ thống pháp luật khác nhau có sự khác biệt như: cùng một thuật ngữ
pháp lý nhưng dẫn đến những cách hiểu khác nhau, hệ thống thứ bậc các nguồn luật
và các phương pháp của mỗi hệ thống pháp luật cũng khác nhau. Do đó theo ông,
luật gia được đào tạo trong hệ thống pháp luật này khi hành nghề trong một hệ
thống pháp luật khác gặp rất nhiều khó khăn. Theo đó thì một cách khái quát, dòng
họ pháp luật Anh Mỹ (dòng họ common law) và dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa
(dòng họ civil law) khác nhau cơ bản về kĩ thuật phân tích và áp dụng pháp luật.
Nếu các luật gia thuộc dòng họ civil law và tương tự với họ là các luật gia thuộc
dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN) chủ yếu là áp dụng pháp luật và giải
thích các quy định của luật thành văn để giải quyết các vụ việc thì các luật gia
thuộc dòng họ common law giải quyết các tranh chấp dựa vào việc lập luận theo án
lệ là chủ yếu. Như vậy tiêu chí này có thể cho phép chúng ta phân biệt các hệ thống
pháp luật thuộc dòng họ Civil law và các hệ thống pháp luật thuộc dòng học
Common law nhưng lại chưa đủ để phân biệt dòng họ Civil law với dòng họ pháp
luật Xã hội chủ nghĩa.

2.

Tiêu chí hệ tư tưởng
6

Bài tập lớn học kỳ

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

Đây cũng là tiêu chí được học giả René David đưa ra. Theo ông, hai hệ thống
pháp luật cho dù có những điểm tương đồng về mặt kĩ thuật pháp lý và thuật ngữ
nhưng không thể được xem là thuộc vào cùng một dòng họ nếu chúng được xây
dựng dựa vào nguyên tắc triết học, chính trị và kinh tế trái ngược nhau và nếu
chúng cố gắng tạo ra hai kiểu xã hội hoàn toàn khác nhau. Đây chính là tiêu chí về
hệ tư tưởng của ông được đề cập tong cuốn Major Legal System in the World
Today. Quan điểm của ông là: hai tiêu chí kĩ thuật lập pháp và tiêu chí hệ tư tưởng
trên nên được sử dụng kết hợp, không nên tách biệt để có thể xác định các dòng họ
pháp luật một cách rõ ràng.
Dựa vào hai tiêu chí này, René David phân chia các hệ thống pháp luật trên
thế giới thành dòng họ pháp luật La Mã- Giécmanh, dòng họ common law, dòng họ
pháp luật xã hội chủ nghĩa và một số hệ thống pháp luật nhỏ khác là Luật Hồi giáo,
luật Hindu, luật của một số nước vùng Đông Á và một nhóm pháp luật mới là pháp
luật của các nước châu Phi. Nếu dòng họ pháp luật Hồi giáo và dòng họ pháp luật
Hindu gắn liền với tư tưởng tôn giáo đạo Hồi và Đạo Hindu thì dòng họ pháp luật
XHCN lại được xây dựng trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Do đó,
có thể phân biệt được các dòng họ này một cách dề dàng. Tuy nhiên lại không thể
dựa vào tiêu chí này để xác định hệ thống pháp luật nào thuộc dòng họ common
3.

law và hệ thống pháp luật nào thuộc dòng họ civil law.

Tiêu chí nguồn luật
Hiện nay, hầu hết các nước đều sử dụng các loại nguồn tương tự như nhau do
xu hướng hội tụ pháp luật. Điều này có nghĩa là các nước thuộc dòng họ common
law và các nước thuộc dòng họ civil law đều có các nguồn luật tương tự như nhau
là luật thành văn, án lệ, tập quán, các học thuyết pháp lí, các nguyên tắc chung của
pháp luật… Tuy nhiên, tiêu chí này có thể được sử dụng để phân biệt nguồn của
dòng họ pháp luật Hồi giáo và dòng họ pháp luật pháp luật Hindu với các hệ thống

7

Bài tập lớn học kỳ

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

pháp luật thuộc dòng họ common law, dòng họ civil law và dòng họ pháp luật xã
hội chủ nghĩa.
Nếu phân tích cụ thể về cách thức sử dụng các nguồn luật cũng như tầm quan
trọng của các nguồn này, chúng ra sẽ thấy được sự khác biệt giữa các nước thuộc
dòng họ civil law và common law. Các nước thuộc dòng họ common law mặc dù
đã thừa nhận vai trò quan trọng của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của
mình, nhưng điều đó không làm mấ tđi truyền thống sử dụng án lệ trong các hệ
thống pháp luật này. Ở các nước như Anh, Mỹ, Australia, án lệ luôn dược xem là
nguồn cơ bản, thậm chí về mặt thực tế còn chiếm ưu thế hơn so với luật thành văn.
Ngược lại các nước thuộc dòng họ civil law, mặc dù các phán quyết của tòa án ở
các nước này đã được thừa nhận nhưng trong ý thức của các thẩm phán, họ thường
không thừa nhận vai trò tạo ra pháp luật của họ giống như các thẩm phán thuộc
dòng họ common law. Vì thế, luật thành văn trong hệ thống pháp luật thuộc dòng
họ civil law vẫn chiếm ưu thế.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng sẽ có những ngoại lệ khi sử dụng tiêu chí

nguồn luật để phân nhóm các hệ thống pháp luật. Bởi vì có những hệ thống pháp
luật thuộc dòng họ common law nhưng luật thành văn lại có vai trò trong đảm bảo
giá trị của các án lệ. Hiến pháp Mỹ là một điển hình của luật thành văn trong hệ
thống pháp luật thuộc dòng họ common law như vậy.
4.

Tiêu chí sự phát triển lịch sử của các hệ thống pháp luật
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật các nước thuộc lục địa
châu Âu như Pháp, Đức và một số nước sẽ cho chúng ta thấy rõ đươợc việc khó có
thể xếp pháp luật của Anh vào nhóm pháp luật này. Sự hình thành và phát triển của
pháp luật ở các nước châu Âu lục địa đặc biệt là các nước Tây Âu gắn với sự phát
triển của luật La Mã trong thời kì cổ đại, với việc phục hồi luật La Mã ở thời kì
Phục Hưng bằng việc nghiên cứu luật này tại các trường đại học ở các nước này,
8

Bài tập lớn học kỳ

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

nhờ đó nó được tiếp nhận ở những mức độ khác nhau ở các nước châu Âu, cùng
với kết quả là phong trào Pháp điển hóa mạnh mẽ ở các nước này vào thế kỉ XIX
nhờ sự đóng góp của trường phái pháp luật tự nhiên. Trong khi đó người Anh mặc
dù cũng nằm trong sự kiểm soát của đế chế La Mã hùng mạnh nhưng pháp luật Anh
lại dường như không bị ảnh hưởng pháp luật La Mã. Pháp luật Anh phát triển gắn
liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống tòa án chứ không phải từ việc
giảng dạy Luật La Mã từ các trường đại học tổng hợp như ở châu Âu lục địa.
Nếu phân tích sâu hơn về mặt lịch sử phát triển của các hệ thống pháp luật,
pháp luật của các nước châu Âu lục địa còn có thể được phân chia thành ba dòng
họ là dòng họ pháp luật La Mã, dòng họ pháp luật Giécmanh và dòng họ pháp luật

các nước Bắc Âu (theo cách phân chia của Zweigert và Kotz). Bên cạnh đó, sự hình
thành và phát triển của hệ thống XHCN ở nửa cuối thế kỉ XX bắt đầu từ Liên Xô và
các nước Đông Âu đã tạo điều kiện cho các học giả xác định dòng họ pháp luật
XHCN là dòng họ pháp luật bên cạnh các dòng họ pháp luật khác. Đồng thời những
biến động lịch sử ở những năm 90 của thế kỉ XX lại là căn cứ để một số học giả vẽ
lại bản đồ pháp luật thế giới.
5.

Một số tiêu chí phân nhóm khác
Ngoài các tiêu chí được xem là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc phân
nhóm các hệ thống pháp luật, một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc xếp hệ thống pháp luật cụ thể nào đó vào dòng họ pháp luật cụ thể. Đáng chú ý
là mức độ chi tiết của mục tiêu và thời điểm tiến hành phân nhóm các hệ thống
pháp luật.
Xét ở mức độ chi tiết của mục tiêu phân nhóm, sự phân nhóm các dòng họ có
thể có kết quả hoàn toàn khác nếu việc phân nhóm nhằm vào những mục tiêu chi
tiết hơn. Điều này có nghĩa là hệ thống pháp luật có thể được đưa vào các nhóm
khác nhau, nếu việc phân nhóm đó nhằm vào các lĩnh vực pháp luật cụ thể hoặc các
9

Bài tập lớn học kỳ

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

chế định pháp luật cụ thể. Chẳng hạn, hệ thống pháp luật Anh và hệ thống pháp luật
Mỹ sẽ không cùng nhóm nếu việc phân nhóm nhằm vào lĩnh vực luật hiến pháp. Vì
vậy, xét cấp độ chung, hai hệ thống pháp luật có thể cùng một nhóm nếu dựa vào
những tiêu chí chung nhưng nêu gắn với từng lĩnh vực pháp luật cụ thể, chúng có
thể thuộc các nhóm pháp luật khác nhau.

Thời điểm phân nhóm hệ thống pháp luật cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến
kết quả phân nhóm. Các hệ thống pháp luật luôn thay đổi bởi hoạt động lập pháp
hoặc những hoạt động pháp lí khác. Nhưng nhìn chung, những thay đổi cụ thể chi
tiết hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định của luật thành văn cũng như các hoạt động
pháp lí có tác động trực tiếp đến những thay đổi của pháp luật và đôi khi, những
thay đổi bất ngờ nào đó sẽ làm cho hệ thống pháp luật đang ở nhóm pháp luật này
có thể trở thành thành viên của hệ thống pháp luật khác.
Chẳng hạn như sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu vào
những năm 90 của thế kỉ XX đã làm thay đổi vị trí của các thành viên trong nhóm
này trong bản đồ pháp luật thế giới. Vì thế, mặc dù vẫn còn sự tồn tại của dòng họ
pháp luật XHCN nhưng Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu trước đây chắcha
ắn không được xếp vào dòng họ pháp luật XHCN như những năm 80 của thế kỉ XX
trở về trước.
IV.

Một số hệ thống pháp luật đặc biệt khó có thể xếp vào một dòng họ pháp luật
cụ thể
Ngoài những vấn đề về tiêu chí phân nhóm các hệ thống pháp luật thành
những dòng họ pháp luật khác nhau như đã phân tích ở trên, cũng cần phải lưu ý
rằng sẽ có những hệ thống pháp luật có thể xếp vào bất cứ dòng họ pháp luật nào
tùy thuộc vào các tiêu chí. Bên cạnh đó cũng sẽ có những hệ thống pháp luật mà ở
thời điểm nào đó khó có thể xếp vào dòng họ pháp luật nào cụ thể. Đó là những hệ
thống pháp luật có tính chất hỗn hợp và những hệ thống pháp luật đang trong giai
đoạn chuyển đổi.
10

Bài tập lớn học kỳ

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

Các hệ thống pháp luật hỗn hợp là những hệ thống pháp luật mà pháp luật
được áp dụng ở các nước đó có nguồn gốc từ hai hay nhiều dòng họ pháp luật khác
nhau. Các hệ thống pháp luật hỗn hợp của common law và civil law như Scotland,
Nam Phi, Philipines, Ai Cập, Srilanca… Ở các hệ thống pháp luật này, các quy
phạm pháp luật và các thiết chế chịu ảnh hưởng của nhiều truyền thống pháp luật
khác nhau như common law, civil law, Hồi giáo, Hindu. Các hệ thống pháp luật này
khác nhau về cấu trúc, thành phần pháp luật thành tố của các hệ thống pháp luật
này cũng không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, với những hệ thống pháp luật hỗn
hợp khó có thể xếp chúng vào một dòng họ pháp luật cụ thể.
Các hệ thống pháp luật đang trong giai đoạn chuyển đổi cũng là những hệ
thống pháp luật khó có thể xếp vào dòng họ pháp luật nào. Những hệ thống pháp
luật này đang trong giai đoạn chuyển đổi để định hình một hệ thống pháp luật của
mình. Các hệ thống pháp luật XHCN ở Đông Âu sau sự tan rã của hệ thống XHCN
và hệ thống pháp luật XHCN đang trong giai đoạn cải cách chính là những hệ
V.

thống pháp luật như vậy.
Đánh giá về sự phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp
luật trên thế giới
Đối với cách phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các dòng
họ pháp luật thông qua các tiêu chí về kĩ thuật pháp lí và tiêu chí hệ tư tưởng theo
cách phân nhóm của học giả René David, có thể khẳng định cách phân chia của ông
tỏ ra phù hợp với quan điểm sư phạm, mối quan tâm và nhu cầu của phần đông các
luật gia phương Tây. Bởi người ta chủ yếu quan tâm tới các hệ thống phápa luật ở
châu Âu và châu Mỹ, trong khi đó các hệ thống pháp luật có nhiều đặc tính khác
nhau như Luật Hồi giáo và luật châu Phi lại bị gộp chung vào một nhóm. Xét theo
quan điểm đó, cách phân chia của David hoàn toàn có thể chấp nhận về mặt
phương pháp sư phạm.
Đối với cách phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các dòng

họ pháp luật của hai học giả người Đức K. Zweigert và H. Kotz thông qua các tiêu
11

Bài tập lớn học kỳ

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

chí kiểu pháp luật ( bao gồm: cơ sở và sự phát triển lịch sử của hệ thống pháp luật;
phương thức tư duy pháp lí nổi trội và đặc trưng về vấn đề pháp lí; các chế định
pháp lí đặc thù; các nguồn luật mà hệ thống pháp luật này chấp nhận và cách thức
nó sử dụng các nguồn luật đó; hệ tư tưởng của hệ thống pháp luật), chúng ta có thể
thấy cách phân nhóm của hai ông khá hợp lý, cụ thể và dễ tiếp cận, song có lẽ việc
sắp xếp các dòng họ pháp luật của R. David thường được nhắc tới hơn. Tuy nhiên,
dù được sắp xếp không giống nhau với tiêu chí phân loại khác nhau nhưng trong
những tác phẩm nổi tiếng của mình các ông đều đề cập đầy đủ tới các yếu tố quan
trọng của hệ thống pháp luật.
Tóm lại, việc phân chia các hệ thống pháp luật và đưa hệ thống pháp luật vào
nhóm nào đó chỉ mang tính chất tương đối. Việc sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau
để sắp xếp các hệ thống đã trở nên phổ biến trong lí thuyết về phân nhóm các hệ
thống pháp luật. Việc phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới vào các dòng
họ khác nhau nếu dựa vào các tiêu chí khác nhau và với những mục tiêu khác nhau
cũng như thời điểm tiến hành phân nhóm khác nhau sẽ cho những kết quả không
hoàn toàn giống nhau. Mỗi cách phân loại và mỗi tiêu chí phân loại đều có những
ưu thế nhất định và nhằm vào những mục tiêu nhất định.
Như vậy, việc sử dụng những tiêu chí nào và phân chia thành bao nhiêu
dòng họ pháp luật là tùy thuộc vào quan điểm, mục đích của các học giả so sánh.
Do đó khó có thể khẳng định sự phân chia nào và việc dựa vào những tiêu chí nào
để phân nhóm các hệ thống pháp luật là chính xác. Các tiêu chí đã được các học giả
sử dụng để phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới có những giá trị nhất định

đối với việc phân nhóm các hệ thống pháp luật. Các tiêu chí khác nhau có tầm quan
trọng khác nhau. Điều này có nghĩa là một tiêu chí có thể là căn cứ để phân biệt các
hệ thống pháp luật thuộc một hoặc một số nhóm này nhưng lại không thể phân biệt
được các hệ thống pháp luật thuộc một hoặc một số nhóm khác. Vì vậy, mỗi học

12

Bài tập lớn học kỳ

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

giả có thể đưa ra cách phân nhóm của mình với những tiêu chí nhất định để đạt
được những mục tiêu nhất định.

KẾT LUẬN
Hiện nay vấn đề phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới thành những
C-

dòng họ pháp luật là thực sự cần thiết và vẫn đang được nhiều học giả quan tâm,
nghiên cứu. Các học giả trên thế giới đã và đang cố gắng xây dựng những tiêu chí
cho việc phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật khác nhau,
tuy nhiên kết quả của việc phân nhóm lại có những điểm khá tương đồng. Vì vậy,
điều khá thú vị là cho đến nay, mặc dù sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau, các dòng
họ pháp luật được xác định vẫn rất quen thuộc đối với các nhà luật học là dòng họ
pháp luật Common law, dòng họ pháp luật Civil law, dòng họ pháp luật XHCN và
một số nhóm pháp luật khác gắn với các tôn giáo khác nhau là luật Hồi giáo và luật
Hindu.
Trên đây là bài nghiên cứu của em về đề tài “Cơ sở phân nhóm các hệ thống
pháp luật trên thế giới và quan điểm về cách phân nhóm đó”. Do phạm vi kiến

thức còn hẹp lại chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài làm không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong thầy cô và các bạn góp ý để em có thể hoàn thiện hơn vốn
kiến thức của mình.
Em xin chân thành cám ơn!

D- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Luật So sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an

2.

nhân dân, Hà Nội, 2012.
Giáo trình Luật học so sánh, Trường Đại học Huế, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2002.
13

Bài tập lớn học kỳ
3.

Cơ sở phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

Website: http://123doc.org/document/1289817-tieu-chi-phan-nhom-cache-thong-phap-luat-tren-the-gioi.htm

14

Mục lục

  • 1

    Dân luật

    Xem thêm: Ở Nơi Nào Cũng Nhớ Về Quê Hương, Lời Bài Hát Tiễn Biệt (Tô Thanh Tùng)

  • 2 Thông luật
  • 3 Luật tôn giáo
  • 4 Các mạng lưới hệ thống đa nguyên
    • 4.1 Hệ thống dân luật và thông luật
    • 4.2 Dân luật và luật tôn giáo
    • 4.3 Thông luật và luật tôn giáo
  • 5 Liên kết ngoài
  • 6 Chú thích
  • 7 Tham khảo

Dân luậtSửa đổi

Bài chi tiết cụ thể : Dân luật
Dân luật là mạng lưới hệ thống pháp luật phổ cập nhất trên thế giới. Nó còn được biết với cái tên ” luật châu Âu lục địa ” ( châu Âu ) ( trừ nước Anh theo mạng lưới hệ thống thông luật ) .

So sánh hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law

Mục lục :

  1. Hệ thống pháp luật lục địa (Continetal Law), hệ thống Luật dân sự (Civil Law), hay gọi đơn giản hơn là hệ thống pháp luật Pháp – Đức
  2. Hệ thống pháp luật Ănglô – xắcxông, hệ thống Thông luật (Common Law), hay gọi đơn giản hơn là hệ thống pháp luật Anh – Mỹ
  3. So sánh hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law
    • Về nguồn gốc của luật
    • Về tính chất pháp điển hóa
    • Về thủ tục tố tụng
    • Về vai trò của luật sư và thẩm phán, chứng cứ

Xem thêm: [Review sách] Nơi Nào Đông Ấm, Nơi Nào Hạ Mát – Cố Tây Tước – Hạnh phúc, đơn giản chính là như thế! – Sách hay nên đọc