So sánh 5 bản Hiến Pháp của Việt Nam từ trước đến nay

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Quốc gia thể hiện chủ quyền của Nhân dân do chủ thể đặc biệt là Nhân dân trực tiếp thông qua bằng trưng cầu ý dân, hoặc cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhân dân thông qua theo một trình tự, thủ tục đặc biệt.

Là văn bản pháp luật duy nhất quy định tổ chức và thực hiện toàn bộ quyền lực Nhà nước, bao gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp có tính chất khởi thủy cho các cơ quan Nhà nước then chốt ở trung ương và địa phương.

Xem thêm:

Từ năm 1945 đến nay, lịch sử Việt Nam ghi nhận năm bản Hiến pháp đã được ra đời, trong các năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi vào năm 2001) và 2013:

1. Về hoàn cảnh ra đời

Hiến pháp 1946: Gắn với sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Được thông qua ngày 9/11/1946 tại kì họp thứ hai Quốc hội khóa I.

Hiến pháp 1959: Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Tại kì họp thứ 11 Quốc hội khóa I, ngày 31/12/1959, Hiến pháp sửa đổi được công bố ngày 1/1/1960.

Hiến pháp 1980: Cùng với thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975. Ngày 18/12/1890, tại kì họp thứ 7, Quốc hội khóa VI đã thông qua bản Hiến pháp mới.

Hiến pháp 1992: Trước sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu và khủng hoảng kinh tế – xã hội trong nước. Ngày 15/4/1992 tại kì họp thứ 11, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp 1992 bắt đầu thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiến pháp 2013: Để đảm bảo đổi mới đồng bộ cả về kinh tế, chính trị, xã hội, đảm bảo tốt hơn quyền con người… Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, đánh dấu bước phát triển mói trong lịch sử lập hiến Việt Nam. Ngày 28/11/2013 tại kì họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã thông qua bản Hiến pháp mới.

2. Về bố cục

Hiến pháp 1946: Lời nói đầu, 7 chương, 70 điều.

Hiến pháp 1959: Lời nói đầu, 10 chương, 112 điều. Phạm vi điều chỉnh rộng hơn Hiến pháp 1946.

Hiến pháp 1980: Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều. Phạm vi điều chỉnh rộng hơn Hiến pháp 1980, bao trùm nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hiến pháp có nhiều điểm chưa hợp lý, không tưởng nhưng xuất phát từ mong muốn sớm hoàn thành mô hình nhà nước tiến bộ, mẫu mực.

Hiến pháp 1992: Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều. Phạm vi điều chỉnh rộng hơn, phù hợp hơn trên cơ sở sửa đổi căn bản, toàn diện Hiến pháp năm 1980.

Hiến pháp 2013: Lời nói đầu, 11 chương, 120 điều. So với Hiến pháp 1992 thì lời nói đầu Hiến pháp 2013 khái quát, cô động, súc tích, ngắn gọn, chỉ bằng 1/3 lời nói đầu Hiến pháp 1992.

3. Về chế độ chính trị

Hiến pháp 1946: Hình thức chính thể Việt Nam: là 01 nước dân chủ cộng hòa. Nhấn mạnh sự thống nhất Bắc Trung Nam.

Hiến pháp 1959: Hình thức chính thể Việt Nam: là 01 nước dân chủ cộng hòa. Nhấn mạnh sự thống nhất 2 miền Nam Bắc. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua HĐND và Quốc hội.

Hiến pháp 1980: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ghi nhận các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị. Ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Công khai nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước, xã hội; Chế độ 1 đảng. Đất nước thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ bao gồm: đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảo. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Hiến pháp 1992: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp tục thừa nhận vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở đi theo chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thong qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, thực hiên trên sự phối hợp quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là “tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu…. Thực hiện trên cơ sở phân công phối hợp quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Hiến pháp 2013: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khẳng định tính tiên phong của Đảng Cộng sản Việt Nam còn bổ sung “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Ghi nhận đầy đủ các tổ chức chính trị – xã hội; xác định vai trò, trách nhiệm của các tổ chức này. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước qua hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

4. Về chế định quyền con người và Quyền công dân

Hiến pháp 1946: Vị trí chương 2. Quy định 18 quyền công dân 1 cách ngắn gọn, xúc tích.

Hiến pháp 1959: Vị trí chương 3. Quy định 21 quyền, Cụ thể hóa hơn những quy định về quyền con người, quyền công dân so với Hiến pháp 46.

Hiến pháp 1980: Vị trí chương 5. Quy định 29 quyền công dân 1 cách ngắn gọn, xúc tích.

Hiến pháp 1992: Vị trí chương 5. Quy định 34 quyền. Cụ thể hóa quyền tư hữu của Hiến pháp 46.

Hiến pháp 2013: Vị trí chương 2. Quy định 38 quyền. Có 5 quyền mới Quyền được sống, quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa…

5. Các chế định về Kinh tế – Văn hóa – Xã hội – An ninh quốc phòng

Hiến pháp 1946: Không quy định thành 01 chương riêng.

Hiến pháp 1959: Có chương riêng. Có 4 thành phần kinh tế không có tư nhân.

Hiến pháp 1980: Có chương riêng. Có 2 thành phần kinh tế Nhà nước và Hợp tác xã. Không thừa nhận nền kinh tế tư nhân.

Hiến pháp 1992: Có chương riêng. Có 6 thành phần kinh tế.

Hiến pháp 2013: Có chương riêng. Nhiều thành phần kinh tế.

6. Về cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước ở Trung ương

Hiến pháp 1946:

Nghị viện do nhân dân cả nước bầu ra có nhiệm kỳ 3 năm. Hiến pháp không quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của Nghị viện mà chỉ quy định 1 cách chung chung.

Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân thể hiện quyền lập hiến, lập pháp.

Vai trò của Chủ tịch nước: có nhiều quyền hạn, là 1 chế định hết sức độc đáo. Được đánh giá là mạnh mẽ nhất so với bản Hiến pháp sau này.

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của cả nước.

Hiến pháp 1959:

Quốc hội do toàn dân bầu ra. Nhiệm kỳ 4 năm. Nhiệm vụ quyền hạn của quốc hội được quy định cụ thể và chi tiết hơn so với Hiến pháp 46.

Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

Chủ tịch nước không còn nằm trong chính phủ, được tách ra thành 1 chế định riêng.

Chính phủ là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước.

Hiến pháp 1980:

Quốc hội do nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn của quốc hội được quy định nhiều thậm chí vượt ra bên ngoài Hiến pháp.

Hội đồng Nhà nước có chức năng vừa là Cơ quan thường trực Quốc hội và Chủ tịch tập thể.

Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

Chủ tịch nước tập thể.

Chính phủ là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất của Quốc hội.

Hiến pháp 1992:

Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn không có toàn quyền so với năm 80 nữa.

Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

Chủ tịch nước là cá nhân.

Chính phủ là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước

Hiến pháp 2013:

Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm, trong trường hợp kéo dài không quá 12 tháng. Nhiệm vụ quyền hạn gần giống Hiến pháp 1992.

Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

Chủ tịch nước là cá nhân. Nhiệm vụ và quyền hạn được tăng lên. Điều 90 , Điều 70 khoản 7 Hiến pháp 2013.

Chính phủ là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất, cơ quan hành pháp.

7. Về cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương

Hiến pháp 1946: Có sự phân biệt cấp chính quyền hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Phân biệt được địa bàn nông thôn và đô thị.

Hiến pháp 1959: Không phân biệt.

Hiến pháp 1980: Không phân biệt.

Hiến pháp 1992: Không phân biệt.

Hiến pháp 2013: Phân biệt giữa cấp cơ quan địa phương hoàn chỉnh và cấp chính quyền địa phương không hoàn chỉnh. Điều 110 và Điều 111 Hiến pháp 2013. Phân biệt được địa bàn nông thôn và đô thị.

8. Các chế định TAND và VKSND

Hiến pháp 1946: Tổ chức theo cấp xét xử. Hiến pháp 46 không có Viện kiểm sát chỉ có viện công tố của Tòa án. Chế độ thẩm phán. Thẩm phán do bổ nhiệm.

Hiến pháp 1959: Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ. Hiến pháp 59 lần đầu tiên lập ra Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát chung và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Thẩm phán bầu.

Hiến pháp 1980: Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ. Viện kiểm sát có thêm chức năng công tố. Thẩm phán bầu.

Hiến pháp 1992: Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ. Bỏ chức năng kiểm sát chung. Thẩm phán bổ nhiệm.

Hiến pháp 2013: Hướng tới tổ chức theo cấp xét xử. Bỏ chức năng kiểm sát chung. Thẩm phán bổ nhiệm.

9. Về nhiệm vụ

Hiến pháp 1946: Mang lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Xác lập những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền. Phục vụ việc chuẩn bị cho kháng chiến trường kì.

Hiến pháp 1959: Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân. Đảm bảo những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Phục vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam.

Hiến pháp 1980: Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân. Thống nhất tổ chức bộ máy nhà nước ở 2 miền Nam – Bắc, đảm bảo những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Phục vụ quá trình đi lên CNXH.

Hiến pháp 1992: Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân. Hoàn thiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Phục vụ việc đổi mới kinh tế trong tiến trình quá độ lên CNXH.

Hiến pháp 2013: Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người và quyền công dân. Hoàn thiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong quá trình quá độ lên CNXH.

10. Về tính chất

Hiến pháp 1946:

Mang tính chất dân chủ nhân dân.

Về chính trị: Hiến pháp trao quyền lực nhà nước vào tay nhân dân, quy định nhiều quyền quan trọng như quyền bầu cử, quyền tự do…

Về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Hiến pháp quy định việc tổ chức Nghị viện nhân dân do nhân dân bầu ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.

Hiến pháp 1959:

Mang tính chất XHCN.

Về chính trị: Duy trì nguyên tắc quyền lực nhà nước tập trung dân chủ, đảm bảo quyền tự do cho công dân, quy định thêm nhiều quyền và nghĩa vụ cho công dân.

Về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Hoàn thiện và phát triển theo mô hình Liên Xô và các nước XHCN, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và hệ thống chính trị.

Về kinh tế: Xác định kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân giữ vai trò lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và được ưu tiên phát triển.

Hiến pháp 1980:

Mang đậm tính chất XHCN.

Về chính trị: Xác định bản chất chuyên chính vô sản của nhà nước, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong lãnh đạo nhà nước, cũng như vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội quan trọng.

Về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Hiến pháp xác định quyền làm chủ tập thể, với tổ chức bộ máy nhà nước giống như Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

Về kinh tế: Tiến hành cách mạng cải cách quan hệ sản xuất, cải tạo các thành phần kinh tế phi XHCN, thực hiện nên kinh tế quốc dân 2 thành phần: kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu tư nhân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể.

Hiến pháp 1992:

Mang tính chất XHCN.

Về chính trị: Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trịc ho nhân dân.

Về tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước: Tiếp tục thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tập trung dân chủ.

Về kinh tế: Thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với nhiều thành phần kinh tế, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Hiến pháp 2013:

Mang tính chất XHCN.

Về chính trị: Củng cố quyền làm chủ của nhân dân.

Về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Hiến pháp tiếp thu những hạt nhân hợp lí của học thuyết phân chia quyền lực.

Về kinh tế: Tiếp tục phát triển nền kinh tế định hướng XHCN.

Nguồn: Tổng hợp

Mục lục bài viết