so sánh bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ 2021

II. BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ LÀ GÌ?

Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm xã hội là những loại bảo hiểm bảo đảm phúc lợi khá phổ biến tại Việt Nam và đều là những giải pháp bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên mỗi loại hình bảo hiểm lại mang một bản chất và phục vụ nhu cầu riêng nên có nhiều điểm khác nhau. Vậy theo quy định pháp luật, đâu là những điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại bảo hiểm này? Sau đây Luật Thành Đô xin tư vấn cụ thể như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13

– Luật kinh doanh bảo hiểm số 12/VBHN-VPQH

II. BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ LÀ GÌ?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (khoản 1 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Bảo hiểm nhân thọ là nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến tính mạng hoặc sức khỏe con người nhằm mục đích bảo vệ tài chính cho cá nhân và gia đình. Bảo hiểm nhân thọ gồm các nghiệp vụ chính sau:

+ Bảo hiểm trọn đời

+ Bảo hiểm sinh kỳ

+ Bảo hiểm tử kỳ

+ Bảo hiểm hỗn hợp

+ Bảo hiểm trả tiền định kỳ

+ Bảo hiểm liên kết đầu tư

+ Bảo hiểm hưu trí

Bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm nhân thọ đều do cơ quan/ đơn vị thu phí bảo hiểm chịu trách nhiệm trong việc chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi họ gặp phải sự kiện bảo hiểm. Bản chất của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ tương đối giống nhau nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt.

liên hệ luật sư tư vấn pháp luật

III. SO SÁNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Có thể so sánh bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ dựa vào các tiêu chí sau:

Tiêu chí
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm nhân thọ
Căn cứ pháp lí

Luật bảo hiểm xã hội 2014

Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010

Loại hình bảo hiểm

Bảo hiểm do nhà nước tổ chức thực hiện và là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận

Bảo hiểm thương mại do các công ty bảo hiểm nhân thọ triển khai, nhằm mục đích sinh lời; sinh lời theo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm

Hình thức

– Bắt buộc với các đối tượng thuộc điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014

– Tự nguyện với các đối tượng còn lại

Tự nguyện

Đối tượng tham gia

Bao gồm người lao động và người sử dụng lao động:

– Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động

– Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.

Bao gồm bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng:

– Bên mua bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.

– Người được bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.

– Người thụ hưởng: là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.

Phạm vi bảo hiểm

Quyền lợi mang lại chỉ giới hạn cho cá nhân người được bảo hiểm, không có sự gia tăng quyền lợi thêm cho người nào khác

Cùng bảo vệ và chăm sóc cho các thành viên trong gia đình chỉ trong một hợp đồng bảo hiểm

Quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm

– Được cấp sổ bảo hiểm xã hội, nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc, nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời.

– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp hằng tháng; đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động; yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội

– Người tham gia nhận được đầy đủ bổ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

– Nhận tiền đền bù trong trường hợp bị bệnh, tai nạn, nằm viện, tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn…

– Nhận tiền đáo hạn cho quỹ học vấn, hưu trí… (bằng tổng số tiền đã đóng và lãi suất)

– Người mua có quyền chủ động trong việc cung cấp thông tin và chọn lựa các sản phẩm bảo hiểm phù hợp

Quyền lợi mang lại cho người sử dụng

– Quyền lợi về quỹ hưu trí và tử tuất

– Quyền lợi khi ốm đau và thai sản

– Quyền lợi tai nạn

– Hỗ trợ chi trả viện phí

– Chi trả chi phí điều trị các bệnh hiểm nghèo và các bệnh lý nghiêm trọng khác

– Quyền lợi tử vong

– Quyền lợi hưu trí

Người mua bảo hiểm nhân thọ được linh hoạt lựa chọn quyền lợi mong muốn khi kí hợp đồng bảo hiểm. Dựa vào đó, phía đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ tính phí bảo hiểm dựa trên giới tính, tuổi tác, loại nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, tỉ lệ gặp rủi ro trong tương lai của người mua…

Thời gian đóng

Tối thiểu 20 năm mới được hưởng lương hưu

Mức thời gian đóng linh hoạt hơn, từ 10 – 20 năm, phụ thuộc vào mỗi sản phẩm và nhu cầu cũng như khả năng kinh tế của khách hàng mà lựa chọn thời hạn đóng phí phù hợp.

Mức phí

Số tiền đóng bắt buộc theo quy định của nhà nước

Chọn số tiền tham gia phù hợp với khả năng tài chính. Mức tối thiểu thường từ 4 triệu- 5 triệu đồng/ năm và mức tối đa không giới hạn

Tích lũy

Đóng 20 năm nhận 45% lương hưu mỗi tháng, mỗi năm sau đó tính thêm 2%

Hưởng lãi chia/lãi suất + các khoản thưởng

Cơ quan quản lí

– Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về bảo hiểm xã hội

– Bộ Lao động- Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về bảo hiểm xã hội

– Bộ, cơ quan ngang bộ quản lí trong phạm vi quyền hạn của mình

– UBND các cấp thực hiện quản lí trong phạm vi địa phương theo phân cấp của chính phủ

Bộ Tài chính quản lí về bảo hiểm nhân thọ

5 lý do nên sử dụng dịch vụ của luật thành đô

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về việc so sánh bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19001958 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.

 

Đánh giá bài viết này