SO SÁNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012 – 2019 VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH

Ngày 20/11/2019, tại Kỳ họp thứ 8 khóa XIV, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14. Theo đó, Bộ luật này quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Đối tượng áp dụng là người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; người sử dụng lao động; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và thay thế Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhằm giúp bạn đọc và những người làm công tác pháp luật về lao động thuận tiện trong việc nghiên cứu và áp dụng Bộ luật Lao động, TRUNG TÂM SÁCH PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH liên kết với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách

 “SO SÁNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012 – 2019 VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH

do TS. Trần Văn Hà – Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao đã tập hợp, chọn lọc các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến việc áp dụng Bộ luật Lao động năm 2019.

Cuốn sách sẽ giúp bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu, áp dụng Bộ luật Lao

động khi so sánh 220 Điều của Bộ luật Lao động năm 2019 với 242 Điều của Bộ luật Lao động năm 2012.

Ngoài ra cuốn sách còn in các văn bản pháp luật về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội để bạn đọc thuận tiện hơn trong việc tham khảo và áp dụng.

Nội dung cuốn sách gồm các phần như sau:

Phần I: SO SÁNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012 – 2019.

Phần II: CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG – BẢO HIỂM XÃ HỘI

Mục I: VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG

Mục II: VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG

Mục III: VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI – BẢO HIỂM Y TẾ

Mục IV: NGHỊ QUYẾT VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG ĐỐI

VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, LỰC LƯỢNG VŨ

TRANG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

 Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.