So sánh bộ máy nhà nước Mỹ và Việt Nam [2023] – ACC GROUP
Để giải quyết công việc của cả một Quốc gia nên Nhà nước cũng cần những cơ quan hỗ trợ giải quyết. Hệ thống những cơ quan đó được gọi chung là bộ máy nhà nước, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo những nội dung đã được quy định trong pháp luật. Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương. Như vậy, việc tiềm hiểu và nắm bắt các thông tin liên quan đến bộ máy nhà nước là điều hết sức cần thiết. Thông qua bài viết dưới đây, ACC sẽ đem đến cho quý bạn đọc các thông tin bổ ích về chủ đề So sánh bộ máy nhà nước Mỹ và Việt Nam [2023].
Mục lục bài viết
1. Bộ máy Nhà nước là gì?
Nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của Nhà nước của xã hội.
Nhà nước tổ chức ra một bộ máy chính quyền nắm giữ mọi quyền lực của đất nước, thiết lập các chính sách chính trị – xã hội, ban hành pháp luật và điều tiết mọi hoạt động của đất nước.
2. So sánh bộ máy nhà nước Mỹ và Việt Nam [2023]
Tiêu chí so sánh
Việt Nam
Mỹ
Hình thức chính thể
– XHCN.
Bạn đang xem: So sánh bộ máy nhà nước mỹ và việt nam
– Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp: biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.
– Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Tổ chức phân công, phối hợp kiểm soát.
– Cộng hòa Tổng thống
– Thừa nhận hai đảng phái chính trị hoạt động chủ yếu là Đảng dân chủ và Đảng Cộng hòa
Quyền con
người
Quyền công
dân
– Vị trí chương 2.
– Quy định 38 quyền. Có 5 quyền mới:
+ Quyền được sống,
+ Quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa
-Vị trí tu chính án Hiến pháp
– Có tất cả 27 tu chính án trong đó 10 tu chính án đầu
tiên được gọi là Tuyên ngôn nhân quyền của Hoa kỳ
– Bảo vệ con người ở các phương diện quan trọng như tôn giáo, sử dụng vũ khí, dân sự và hình sự,…
Tổ chức bộ
máy nhà nước
– Nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước.
Gồm 3 cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
– Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
Ở địa phương có Hội đồng nhân dân
– Chính phủ là cơ quan chấp hành và là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCNVN, ở địa phương có các cấp ủy ban nhân dân
– Tòa án nhân dân và viện
kiểm sát nhân dân thực hiện xét xử và kiểm sát hoạt động tư pháp
– Nguyên tắc tam quyền phân lập
– Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện
– Hành pháp gồm tổng thống, là nguyên thủ quốc gia
– Đứng đầu lập pháp là Tối cao pháp viện Hoa Kỳ
– Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia
3. Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013
Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.
Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương.
* Quốc hội
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội hiện nay là Quốc hội Việt Nam khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) với 499 đại biểu.
Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ông Vương Đình Huệ
* Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là một thiết chế khá đặc thù. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Quyền Chủ tịch nước hiện nay là bà Võ Thị Ánh Xuân.
* Chính phủ
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành pháp. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ hiện nay là ông Phạm Minh Chính.
Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
* Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là ông Nguyễn Hòa Bình.
* Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay là ông Lê Minh Trí.
* Chính quyền địa phương
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam còn có chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các cấp đơn vị hành chính bao gồm: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Hiện nay, Việt Nam có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 58 tỉnh.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.
– Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
– Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Trên đây là nội dung So sánh bộ máy nhà nước Mỹ và Việt Nam [2023]. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
5/5 – (4800 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin