So sánh chế độ nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây

Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau.

So sánh cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến phương Đông và nhà nước phong kiến phương Tây.

Sự hình thành chế độ phong kiến, nhà nước phong kiến là cả một quá trình và có hai con đường:

+ Một là, có những nước là chế độ chiếm hữu nô lệ và trong lòng nó ở thời kì cuối cùng đã có mầm mống quan hệ phong kiến, dần dần chuyển sang chế độ phong kiến, nhà nước chiếm hữu nô lệ chuyển sang nhà nước của giai cấp phong kiến nhưu ở để quốc ĐÔng La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ .

+ Hai là những nước từ chế độ công xã nguyên thủy đang tan rã, bỏ qua chế độ chiếm hữu nô lệ tiến thẳng lên chế độ phong kiến và thiết lập nhà nước phong kiến. Có sự khác nhau như vậy bởi giữa châu Á và châu Âu, sự hình thành chế độ phong kiến và nhà nước phong kiến có những đặc điểm khác nhau rõ rệt.

 

1. Khái quát về nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đười trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy. Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ.

Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là phương thức sản xuất phong kiến vưới nét đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và giai cấp địa chủ. Lực lượng sản xuất của vua chúa phong kiến là giai cấp nông dân.

Nhà nước phng kiến là kiểu nhà nước tương ứng với hình thái kinh tế- xã hội phong kiến, là nhà nước phát triển cao hơn nhà nước chiếm hữu nô lệ. Chế độ phong kiến có những đặc điểm khác nhau giữa phương ĐÔng và Phương  tây.

Để thấy rõ những đặc điểm tương đồng và khác biệt cũng như có những đánh giá đúng đắn hơn về nhà nước phong kiến phương Đông và nhà nước phong kiến phương Tây, có thể so sánh dựa trên các tiêu chí: Thời điểm ra đời, hình thức nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, bản chất và chức năng nhà nước.

 

2. Sự giống nhau:

Thời điểm ra đời (quá trình hình thành, phát triển và suy vong ): Sự hình thành chế độ phong kiến cũng như nhà nước phong kiến chính là quá trình phong kiến hóa, đó là cả một quá trình, diễn ra trong thời gian kéo dài và có hai con đường:

– Một là, hình thành từ nền tảng nhà nước chiếm hữu nô lệ

– Hai là, có những nước từ chế độ công xã nguyên thủy đang tan rã, bỏ qua chế độ chiếm hữu nô lệ tiến thẳng lên chế độ phong kiến và thiết lập nhà nước phong kiến. Sự suy vong của hai nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều cùng xuất phát từ mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân với quý tộc phong kiến.

Cơ sơ kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng: Về cơ sở kinh tế, nahf nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều có nên kinh tế nông nghiệp, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỉ, kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp. Quan hệ sản xuất chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất ( chủ yếu là ruộng đât) và sản phẩm lao động. Xã hội hình thành giai cấp cơ bản: nông dân ( ở phương Tây gọi là nông nô) và địa chủ phong kiến (ở phương Tây thường gọi là lãnh chúa, hoặc chúa đất). Bóc lột địa tô là phương thức bóc lột đặc trưng và phổ biến; đặc điểm tiêu biểu của nhà nước phong kiến là phân chia đẳng cấp. Về chính trị, tư tưởng: chế độ phong kiến phân quyền được hình thành và đi từ phân quyền đến tập quyền. Cả hai nhà nước phong kiến phương Đông và Phương Tây đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc là Khổng Giáo hay Nho Giáo, Ấn Độ là Hồi Giáo, Châu Âu là Thiên Chúa Giáo).

Về hình thức nhà nước: Hình thức chính thể phổ biến của nhà nước phong kiến là quân chủ, trảu qua hai giai đoạn – phân quyền cát cứ và trung ương tập quyền. Từ góc độ hình thức cấu trúc nhà nước thì hầu hết các nhà nước phong kiến đều là những nhà nước đơn nhất. Về chế độ chính trị, các nhà nước phong kiến, kể cả phương Đông và phương Tây đều sử dụng các phương pháp cai trị độc đoán, chuyên quyền để thực thi quyền lực của giai cấp địa chủ phong kiến, bắt nông dân và những lao động khác phải phục tùng tuyệt đối quyền lực đó.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước: So với bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến phát triển hơn về cách thức tổ chức, phương thức hoạt động, phân định chắc năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước đứng đầu là nhà vua, giúp vua là các quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân.

Về bản chất và chức năng nhà nước: Xét về mặt bản chất, nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của giai cấp đại chỉ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác nhằm duy trì, củng cố địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Về chức năng nhà nước, cả nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều thực hiện 2 chức năng chính là chức năng đối nội (bảo vệ, củng cố và phát triển chế độ sở hữu giai cấp đại chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất, duy trì chế độ bóc lột, đàn áp nông dân và các tầng lớp khác) và chức năng đối ngoại (phòng thủ chống xâm lược từ bên ngoài, gây chiến tranh xâm lược các nước khác, hoạt động đối ngoại hữu hào ơ từng thời điểm với các quốc gia…)

 

3. Sự khác nhau:

Thời điểm ra đời ( cá quá trình hình thành, phát triển, suy vong):

Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm; và hình thành sớm nhất ở Trung Quốc, từ thế kỷ III trước công nguyên. Tuy nhiên, quá trình phát triển lại rất chậm (Trung Quốc thế kỷ VII – XVI), các nước Đông Nam Á (Thể kỷ X – XIV). Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến. Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn (thế kỷ Y – X), nó được hình thành sớm nhất là thế kỉ V sau công nguyên (ở Tây Âu). Nó phát triển rất nhanh (thế kỷ XI – XIV) và thời gian suy vong ngắn (thế kỷ XV-XVI). Ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình. Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc khác là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

Về cơ sở kinh tế- chính trị – xã hội – tư tưởng: Về cơ sở kinh tế: nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều có nền kinh tế nông nghiệp, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ, kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp. Quan hệ sản xuất chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất ( chủ yếu là ruộng đất ) và sản phẩm lao động. Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản: Nông dân (ở phương Tây gọi là nông nô) và địa chủ phong kiến (ở phương Tây thường gọi là lãnh chúa hoặc chúa đất). Bóc lột địa tô là phương là phương thức bóc lột đặc trưng và phổ biến; đặc điểm tiêu biểu của nhà nước phong kiến là phân chia đẳng cấp. Về chính trị, tư tưởng: chế độ phong kiến phân quyền được hình thành và đi từ phân quyền đến tập quyền. Cả hai nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình. (Trung Quốc là lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc là Khổng giáo hay Nho Giáo, Ấn Độ là Hồi giáo, châu Âu là Thiên chúa giáo).

Về hình thức nhà nước: Hình thức chính thể phổ biến của nhà nước phong kiến là quân chủ, trải qua hai giai đoạn – phân quyền cát cứ và trung ương tập quyền. Từ góc độ hình thức cấu trúc nhà nước thì hầu hết các nhà nước phong kiến đều là những nhà nước đơn nhất. Về chế độ chính trị, các nhà nước phong kiến, kể cả phương Đông và phương Tây đều sử dụng các phương pháp cai trị độc đoán, chuyên quyền để thực thi quyền lực của giai cấp địa chủ phong kiến, bắt nông dân và những người lao động khác phải phục tùng tuyệt đối quyền lực đó.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước: So với bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến phát triển hơn về cách tổ chức, phương thức hoạt động, phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua làm quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân.

Về bản chất và chức năng nhà nước: Xét về mặt bản chất, nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của giai cấp đại chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác nhằm duy trì, củng cố địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Về chức năng nhà nước, cả nhà nước phong kiến phương ĐÔng và phương Tây đều thực hiện hai chức năng chính là chức năng đối nội (bảo vệ, củng cố và phát triển chế độ sở hữu của giai cấp đại chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất, duy trì chế độ bóc lột, đàn áp nông dân và các tầng lớp khác) và chức năng đối ngoại (phòng thủ chống xâm lược từ bên ngoài, gây chiến tranh xâm lược các nước khác, hoạt động đối ngoại hữu hào ở từng thời điểm với các quốc gia khác,…)

Sự khác nhau:

Thời điểm ra đười (cấc quá trình hình thành, phát triển, suy vong):

Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm; và hình thành sớm nhất ở Trung Quốc, từ thế kỷ III trước công nguyên. Tuy nhiên, quá trình phát triển lại rất chậm (Trung Quốc thế kỷ VII – XVI), các nước Đông Nam Á (thế kỷ X – XIV). Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến. Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn (thế kỷ V – X), nó được hình thành sớm nhất là thế kỷ V sau công nguyên (ở Tây Âu). Nó phát triển rất nhanh (thế kỷ XI -XIV) và thời gian suy vong (Thế kỷ XV – XVI). Ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình. Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giécmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

Về cơ sở kinh tế – -chính trị – xã hội – tư tưởng:

Cơ sở kinh tế: ở phương Tây( Tây Âu), chế độ tư hữ ruộng đất đã phát triển để từ thời cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nô lệ, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kèo dài. Ở trung kỳ (thời kì phát triển). thủ công, thương nghiệp phát triển, dẫn tới sự xuất hiện thành thị trung đại. Khác với phương Tây, kinh tế phương Đông lại bó hẹp ở công xã nông thôn. Kinh tế địa chủ với quan hệ đại chủ – tá điền chiếm ưu thế, ruông đất thuộc sở hữu của nhà nước, một phần ruộng đất được phân phong cho quý tộc, quan lại, một phần được cấp cho nông dân theo định kỳ để nhà nước thu thuế, như chế độ quân điền ở Trung Quốc, chế độ ban điền ở Nhật Bản,… (sở hữu tư nhân phát triển chậm). Về cơ sở xã hội: Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, còn ở phương Tây thế lực thống trị gồm lãnh chúa, quý tộc, tăng lữ. Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương Tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Về chính trị, tư tưởng: chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô_ka diễ ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỷ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị và chặt chẽ hơn phương Đông.

Vè hình thức nhà nước:

Ở phương Tây, một đặc trưng phổ biến và bao trùm của nhà nước là trạng thái phân quyền cát cứ. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kỳ cuối – thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha,… Còn ở một số nước như Italia, Đức, … trạng thái phân quyền cát cứ tồn tại suốt cả chế độ phong kiến. Tính chuyên chế ở chính thể quân chủ chuyên chế không cao như ở phương Đông. Ngoài ra, còn có hình thức chính quyền tự trị thành phố là chính quyền cục bộ, tôn tại trong những khoảng thời gian không lâu. Bên cạnh đó còn sự ra đời và tồn tại của các cơ quan đại diện đẳng cấp khác… Ở phương Đông, hình thức kết cấu của nhà nước phổ biến là trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tính chuyên chế cực đoan. Trong chính thể này, vua có uy quyền tuyệt đối, là đấng chí cao vô thượng và được thần thánh hóa là “thiên tử”, “thiên hoàng”… Dạng chính thể này tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước:

Bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao, Vua hay Hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần dân của vua. Hệ thống quán lại đưuọc tổ chức hai cấp, trung ương và địa phương  với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc. Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất manh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng. Ở chính quyền tự trị thành phố, thành thị sai khi được tự trị, một mặt có đầy đủ quyền hành như một lãnh chúa, mặt khác cộng hòa thành thị có đại vị và tính chất như một thần thuộc của lãnh chúa; do đó nó là cộng hòa phong kiến. Sang giai đoạn nhà nước trung ương tập quyền, thì nạn phân quyền cát cứ được khắc phục, quyền lực nhà nước đã được tập trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương, đứng đầu là vua (có quyền quyết định mọi công việc đối nội, đối ngoại, bổ nhiệm hoặc cách chức, ban bố hoặc hủy bỏ các đạo luật, trừng phạt, ân xá…)

Về bản chất và chức năng nhà nước:

Cũng như thời kì chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ chức công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về mặt bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một, tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấp của nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa – nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông) so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn nữa.

Kết luận

Như vậy, nhà nước phong kiến phương Đông và nhà nước phương Tây, tuy nhiên có nhiều điểm khác nhau và những đặc trưng riêng, nhưng đều là những nhà nước phong kiến – kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sự, nó củng cố bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị, góp phần quản lý đời sống xã hội. Nó là nhà nước kiểu điển hình cần được nghiên cứu, tìm hiểu, có những nhìn nhận, đánh giá chính xác và đầy đủ, sâu sắc hơn.

Trên đây là toàn bộ bài viết so sánh hai nhà nước phong kiến mà Luật Minh Khuê muốn cung cấp cho bạn đọc. Nếu cần tham khảo tư vấn them, xin hãy liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6162 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trong./.