So sánh điểm khác của BLLĐ 2012 và BLLĐ 2019 [Mới 2023]

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

17. Định nghĩa hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc (Theo khoản 9 Điều 3)

16. Định nghĩa về hành vi phân biệt đối xử trong lao động (Theo quy định tại khoản 8, Điều 3)

14. Hợp đồng lao động giữa các bên có nhiều thay đổi (Theo khoản 1 Điều 13)

13. Doanh nghiệp phải thông báo bảng kê trả lương khi trả lương cho NLĐ (khoản 3 Điều 95, Điều 96)

10. Giới hạn thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động (Khoán 1, 2 Điều 61)

7. Thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động không được tính vào giờ làm việc (Điều 109)

5. Thêm nhiều trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương

3. Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước

Tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 có tăng đáng kể cho với Bộ luật Lao động hiện hành. Việc tăng độ tuổi nghỉ hưu sẽ theo lộ trình, mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

2. Quốc Khánh (2/9) được nghỉ hai ngày

Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm 01 ngày nghỉ trong năm vào ngày liền kề với ngày Quốc khánh, có thể là 01/9 hoặc 03/9 Dương lịch tùy theo từng năm. Cụ thể, tại điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

“Quốc khánh 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);”

3. Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước

Theo quy định hiện hành thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn khi rơi vào những trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do mà chỉ cần báo trước 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn và 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.

Đồng thời, tại khoản 2 của Điều này quy định, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong một số trường hợp sau đây:

  • Không được bố trí theo đ

    ú

    ng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

  • Không được 

    tr

    ả đủ lương hoặc 

    tr

    ả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

  • Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

4. Không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ

Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 đã bỏ nội dung về hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng, thay vào đó chỉ còn 02 loại hợp đồng lao động là: hợp đồng lao động không xác định thời hạn (là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng) và hợp đồng lao động xác định thời hạn (là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng).

5. Thêm nhiều trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương

Cụ thể, tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong những trường hợp sau đây:

– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm 02 trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương, cụ thể là trường hợp bố nuôi chết và mẹ nuôi chết.

6. Người sử dụng lao động không được ký hợp đồng lao động để trừ nợ

Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động: “Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động”

Theo đó, người sử dụng lao động sẽ không được yêu cầu người lao động ký kết hợp đồng lao động với mình để trả số tiền người lao động đang nợ.

7. Thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động không được tính vào giờ làm việc (Điều 109)

Hiện nay, theo Bộ luật Lao động 2012 thì thời gian nghỉ giữa giờ đối với người làm việc theo giờ bình thường vẫn được tính vào thời giờ làm việc. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 thì thời gian nghỉ giữa giờ chỉ được tính vào giờ làm việc đối với những người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên, còn đối với những người làm việc theo giờ bình thường thì sẽ không được tính.

8. Thêm nhiều hình thức đối thoại tại nơi làm việc

Thay vì tổ chức định kỳ 03 tháng/lần như hiện nay thì khoản 1 Điều 63 Bộ luật Lao động sửa đổi đã nâng thời gian tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc lên 1 năm/lần;

Cụ thể, theo Bộ luật Lao động 2019, việc đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể được tổ chức theo các hình thức sau:

– Định kỳ ít nhất một năm một lần;

– Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

– Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36; các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.

9. Thêm nhiều trường hợp hợp đồng lao động bị chấm dứt

Bên cạnh các trường hợp hợp đồng lao động bị chấm dứt được quy định trước đó tại Bộ luật Lao động 2012 thì theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động còn chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;

– Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

– Trường hợp thỏa thuận thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà việc làm thử không đạt yêu cầu hoặc mỗi bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

10. Giới hạn thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động (Khoán 1, 2 Điều 61)

So với quy định hiện nay tại Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung quy định về thời hạn học nghề, tập nghề của người lao động, theo đó, thời gian tập nghề của người lao động không quá 03 tháng còn thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

11. Sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục

Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm các phương án giải quyết cụ thể nhằm xử lý những cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục. Cụ thể, tại Điều 211 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được thông báo về cuộc đình công không tuân theo quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về lao động phối hợp với công đoàn cùng cấp, cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và đại diện ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để nghe ý kiến, hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường.

Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản, tiến hành xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

Đối với các nội dung tranh chấp lao động thì tùy từng loại tranh chấp, hướng dẫn, hỗ trợ các bên tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này.